Bộ Tài chính xin miễn thuế ôtô cho đại gia Xuân Trường
Bộ Tài chính vừa xin Thủ tướng miễn thuế nhập khẩu cho 20 ôtô cho đại gia Xuân Trường để phục vụ du khách trong khu sinh thái.
Bộ Tài chính vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý miễn thuế nhập khẩu cho 20 xe ôtô từ 30 đến 54 chỗ ngồi của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường – chủ đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình).
Theo Bộ Tài chính, mục đích sử dụng của các xe ô tô này là để phục vụ nhu cầu đi lại trong khu du lịch, không thu phí, không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nguồn vốn đầu tư của dự án là vôn tự có, vốn huy động và công đức của các tín đồ, nhân dân thập phương đóng góp.
Bộ Tài chính vừa xin Thủ tướng miễn thuế nhập khẩu cho 20 ôtô cho đại gia Xuân Trường để phục vụ du khách trong khu sinh thái.
Trong văn bản trình Thủ tướng, Bộ Tài chính cũng viện dẫn một số thông tin mang tính hỗ trợ cho đề xuất của Xuân Trường như: Dự án Khu du lịch sinh thái Tràng An – Chùa Bái Đính được thực hiện trên 03 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình, trong đó huyện Gia Viễn thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm Nghị định 218/2013/NĐ-CP; Địa danh này đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với lượng khách tham quan cao điểm lên tới 120 nghìn lượt khách/ngày; Khu di lịch đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương…
Video đang HOT
Trước đó, trong tháng 3 và tháng 5, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã gửi công văn lên Bộ Tài chính xin miễn thuế nhập khẩu 20 chiếc ôtô 30-50 chỗ ngồi chuyên dùng để tạo tài sản cố định.
Đầu tháng 6/2016, Bộ Tài chính đã chính thức xin ý kiến Thủ tướng về việc này nhằm “tạo điều kiện cho phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói và quảng bá hình ảnh của Việt Nam”.
Xuân Trường là chủ đầu tư khu sinh thái Tràng An – Bái Đính. Đến nay, lượng khách và Phật tử đến thăm quan tại đây không ngừng gia tăng, có khi cao điểm lên tới 120.000 lượt khách một ngày.
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cũng là chủ đầu tư dự án tâm linh 15.000 tỷ đồng xây khu du lịch Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên). Dự kiến khu du lịch bắt đầu tổ chức đón khách du lịch, phật tử và nhân dân lễ phật và chiêm bái cảnh quan du lịch trong năm 2019. Dự án kéo dài trong 20 năm.
Nguyễn Hòa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Bán đại trà xăng E5: Vướng ở chính sách giá?
Trái ngược với phản ánh của doanh nghiệp cho rằng, nguồn cung xăng E5 "phập phù", không ổn định, phía Bộ Công Thương cho biết nguồn cung xăng E5 đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xăng E5 thân thiện với môi trường, an toàn với động cơ
Theo ông Nguyễn Phú Cường- Vụ trưởng Vụ Khoa học- Công nghệ (Bộ Công Thương), nhà máy sản xuất ethanol tại Dung Quất (Quảng Ngãi) đã được khôi phục, sản xuất bình thường và bán xăng E5 cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Thế nên, tính cả nhà máy Tùng Lâm (Lâm Đồng), nguồn cung ethanol vào khoảng 240.000 tấn, đủ pha chế khoảng 5 triệu tấn xăng E5. "Vì vậy, nguồn cung xăng E5 đảm bảo cho nhu cầu thị trường"- đại diện Vụ Khoa học- Công nghệ cho hay.
Theo vị này, khó khăn lớn nhất trong triển khai bán đại trà xăng sinh học là cách tính giá loại xăng này chưa có quy định cụ thể. Lâu nay, giá xăng E5 vẫn được tính theo giá xăng khoáng, rong khi chi phí để sản xuất, phối trộn xăng E5 tốn kém hơn nhiều so với xăng khoáng. Do đó, duy trì mức giá bán lẻ xăng E5 thấp hơn 500 đồng/lít so với xăng khoáng như hiện nay là chưa hợp lý, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp triển khai.
"Nếu Bộ Tài chính không đưa được cách tính phù hợp bù chi phí cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp buộc phải thực hiện theo chủ trương, thì rất khó khăn cho doanh nghiệp. Vấn đề mấu chốt là phải đảm bảo tính đủ chi phí cho doanh nghiệp khi tham gia sản xuất lẫn cung ứng bán lẻ. Một số chuyên gia cho rằng, giá của xăng E5 phải rẻ hơn xăng khoáng 2.000-3.000 đồng/lít mới thu hút được người dân sử dụng, tôi không rõ cơ sở nào để tính toán như vậy, nhưng mức độ chênh lệch như vậy cũng là quá phi lý"- Ông Nguyễn Phú Cường nói.
Theo đại diện Vụ Khoa học- Công nghệ, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu đưa ra công thức tính giá riêng cho xăng E5. Công thức tính giá này phải đảm bảo được quyền lợi cho doanh nghiệp tham gia.
Được biết, PV Oil, PVN, Petrolimex... đang dần thay thế các cây xăng khoáng bằng xăng E5 tại các đại lý trong hệ thống sở hữu của mình trong khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác cần quá trình vận động, thời gian... Tính đến cuối tháng 4-2016, một số tỉnh đã thay thế 100% xăng RON 92 bằng xăng E5 như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ. Tỷ lệ này tại TP HCM là 60%; Hà Nội 27%; Hải Phòng 20% và Bà Rịa- Vùng Tàu được 23%... Con số thực hiện này vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu đặt ra trước đó là từ 1-6-2016, tại 8 tỉnh, thành phố lớn, phấn đấu thay thế 100% xăng khoáng bằng xăng E5. Các tỉnh khác phấn đấu thay thế được 50% và xăng A95 được giữ nguyên.
Đại diện Vụ Khoa học- Công nghệ cho rằng, nếu các địa phương quyêt tâm thực hiện thì việc bán đại trà xăng E5 sẽ dễ thành công hơn. Điển hình như trường hợp của tỉnh Cần Thơ.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, quyền hạn xây dựng giá xăng E5 thuộc Bộ Tài chính, nhưng Bộ Công Thương cũng có vai trò của mình. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải rà soát lại tiến độ thực hiện Quyết định của Chính phủ bằng thực tế, thay vì bằng con số báo cáo; Đánh giá tính khả thi sử dụng xăng E5, đề ra chính sách mới, cơ chế mới, có kế hoạch và biện pháp đưa E5 ra thị trường.
Theo_An ninh thủ đô
Lọc dầu Dung Quất có thể được tự quyết định giá Bộ Tài chính cho biết, khi phương án sửa đổi cơ chế được Thủ tướng phê duyệt thì Bình Sơn được tự quyết định giá bán sản phẩm xăng dầu để cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu. Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời kiến nghị của đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Ngãi về cơ chế cho Nhà...