Bộ Tài chính: ‘Vay nợ để trả nợ’ không làm cho nợ ngày càng tăng
‘ Biện pháp vay đảo nợ (vay mới, trả nợ cũ) chỉ là biện pháp nghiệp vụ thông thường nhằm cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng bền vững và hiệu quả hơn’.
Đây là khẳng định của Bộ Tài chính về vấn đề vay nợ để trả nợ trong cơ cấu nợ công hiện nay.
Thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp như huy động thêm trái phiếu Chính phủ và thực hiện các khoản vay mới để đảm bảo một phần nghĩa vụ nợ đến hạn. Nhiều ý kiến cho rằng, việc “vay nợ để trả nợ” sẽ làm cho dư nợ ngày càng tăng. Bộ Tài chính đã chính thức có văn bản trả lời: “Biện pháp vay đảo nợ (vay mới, trả nợ cũ) chỉ là biện pháp nghiệp vụ thông thường nhằm cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng bền vững và hiệu quả hơn. “Vay nợ để trả nợ” không làm cho nợ ngày càng tăng”.
Bộ Tài chính cho biết, để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, Chính phủ đã tính toán rất kỹ các phương án huy động vốn và tác động tới việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, khả năng trả nợ… với mục tiêu vừa thu hút nguồn vốn nước ngoài vừa đảm bảo nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép.
Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội thông qua kế hoạch vay, trả nợ hàng năm và nghiêm túc triển khai thực hiện. Thực tế, đến hết năm 2014, dư nợ công bằng 59,6% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 47,4% GDP. Dự kiến đến hết năm 2015 dư nợ công bằng 62,3% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 49,1% GDP, trong giới hạn Quốc hội cho phép.
Như vậy, việc vay và trả nợ vay là theo kế hoạch, dự toán được duyệt. Biện pháp vay đảo nợ (vay mới, trả nợ cũ) cũng chỉ là biện pháp nghiệp vụ thông thường nhằm cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng bền vững và hiệu quả hơn. Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp cơ cấu lại các khoản vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, vẫn cần tiếp tục bội chi ngân sách Nhà nước để tăng thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nhu cầu tối thiểu đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hiện còn rất yếu kém; đồng thời, cũng còn nhiều dự án lớn sử dụng vốn vay ODA đang trong quá trình triển khai, cần tiếp tục thực hiện và đẩy nhanh giải ngân để hoàn thành dự án.
Video đang HOT
Trước đó, trong một cuộc họp báo của Bộ Tài chính, ông Hoàng Hải – Cục phó Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho hay, quy mô nợ công so với GDP đang ở mức cao, gần với ngưỡng được Quốc hội cho phép trong khi nguồn lực còn hạn chế nên vẫn cần thiết phải huy động vốn vay để đầu tư.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2014 khối lượng vay nợ công cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội đạt khá, đã huy động được 627,8 nghìn tỷ đồng, trên 98% vốn vay đã được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng. Cũng theo Bộ Tài chính, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 là 15,2%, năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1% (theo quy định là không quá 25%).
Theo NTD
Chồng vay nợ mua nhà 5 tỷ chỉ để chứng minh một câu nói
Mới có một tháng kể từ ngày mua nhà mà Kiên đã sút cân thấy rõ. Loan hỏi thì chồng bảo anh đang có mấy dự án liền phải hoàn thành, thế nên phải cố gắng.
Cô không ngờ đằng sau căn nhà 5 tỷ của mình là một câu chuyện dài (Ảnh minh họa)
Ngày vợ chồng Loan dọn về nhà mới, ai cũng chúc mừng. Trong số bạn bè của cô, hầu như chỉ được 1 đến 2 người có nhà sang như thế này. Theo lời Kiên thì trị giá căn nhà lên đến 5 tỷ đồng. Dù nằm hơi xa trung tâm một tí nhưng với cô, như vậy là quá đủ.
Loan ngưỡng một chồng mình lắm. Mới 28 tuổi mà anh đã xoay sở, mua được nhà, mua xe và chăm sóc chu đáo cho vợ con không thiếu thứ gì. Cô đi làm lương chỉ được 5 triệu, còn chưa đủ tiền ăn một tháng cho gia đình, thế nhưng từ khi lấy Kiên, Loan chưa phải lo thiếu tiền. Kiên bảo vợ đừng suy nghĩ gì chuyện tiền bạc, cứ để anh lo tất.
Nhưng rồi kể từ ngày mua nhà, Loan chẳng thấy bóng dáng chồng đâu. Anh đi suốt cả đêm lẫn ngày, may lắm thì Kiên chỉ về nhà để ngủ. Căn nhà sang trọng, rộng mênh mông bắt đầu trở thành nỗi ám ảnh của Loan, cô chỉ biết ôm con ngồi chờ chồng mỗi tối, tiếng điện thoại "tút" liên hồi mỗi khi cô gọi cho chồng khiến Loan nhiều khi phát khóc.
Loan hãnh diện khi được sống trong căn nhà khang trang (Ảnh minh họa)
Kiên thường về nhà với dáng vẻ kiệt sức. Anh chỉ kịp bỏ cái cặp ở ghế sofa rồi leo lên giường ngủ như chết. Mới có một tháng kể từ ngày mua nhà mà Kiên đã sút cân thấy rõ. Loan hỏi thì chồng bảo anh đang có mấy dự án liền phải hoàn thành, thế nên phải cố gắng. Loan trộm nghĩ, nhà cửa, xe cộ cũng mua hết rồi, có nợ nần gì đâu mà chồng cô "cày" kinh thế? Cô cũng chỉ mong một cuộc sống vừa đủ, không cần quá giàu, miễn là chồng cô khỏe mạnh, có thời gian dành cho gia đình là được.
Đợt này Loan để ý thấy Kiên hay vò đầu bứt tóc, mặt mũi căng thẳng, bơ phờ. Nhiều khi Kiên cứ cầm điện thoại bấm bấm rồi ôm đầu vật vã. Loan hỏi chồng xem anh đang gặp chuyện gì khó xử nhưng Kiên cứ bảo "không có gì" rồi vào phòng làm việc đóng kín cửa.
Một hôm nọ, Loan đến ngân hàng để gửi tiền về cho mẹ thì thấy chồng đang đứng ở quầy với một cục tiền lớn. Thấy chồng đang trao đổi với cô nhân viên ngân hàng, Loan bèn đứng lại phía sau để nghe ngóng. Cô rất bất ngờ khi biết chồng chuyển tiền cho một người tên là Kim Chi. Ý nghĩ chồng ngoại tình mau chóng lướt qua trí nghĩ của Loan, cô chạy tới kéo Kiên ra ngoài trước sự sững sờ của chồng.
- Thì ra anh đi làm ngày làm đêm để mang tiền cho gái. Thế mà tôi cứ tưởng anh làm được mấy cuốn sổ tiết kiệm cho mẹ con tôi rồi chứ.
- Em đừng nghĩ linh tinh. Người nhận tiền này là bạn cùng làm ăn với anh, tụi anh đang chung vốn thôi.
- Anh nghĩ tôi tin anh ư? Anh đi sớm về muộn như thế mấy tháng nay cũng là vì bận hú hí bên ngoài với gái. Anh còn viện cớ đi làm, để mặc mẹ con tôi ở nhà vò võ.
"Bốp", một cái tát như trời giáng. Loan chao đảo, ngã xuống đất. Cô không tin là Kiên có thể làm thế với mình. Sau khi tát vợ, Kiên dường như thấy có lỗi nên cúi xuống đỡ Loan, nhưng Loan đã gạt tay ra, lấy xe rồi phóng đi.
Trên đường về nhà, do đang khóc và mải suy nghĩ nên Loan bị ngã xe. Nằm trong bệnh viện, Loan cứ rấm rứt khóc vì mãi mà chẳng thấy chồng vào thăm. Đến khi về nhà, Loan cũng chẳng thấy chồng đâu. Mãi đến tối, Kiên mới mò về trong tình trạng say xỉn. Thấy chồng như vậy, Loan chỉ còn biết khóc. Ai đời tát vợ xong, vợ bị tai nạn mà chồng vẫn mò đi nhậu được. Nhà cửa, xe cộ làm gì khi chồng bồ bịch bên ngoài, chẳng quan tâm gì đến vợ.
Đêm hôm đó, Loan bị nhức chân không ngủ được. Cô quay sang bên cạnh thì không thấy Kiên đâu. Loan đi cà nhắc ra phòng khách thì nghe tiếng Kiên thủ thỉ: "Chán quá mày ạ, tao tưởng vay 5 tỷ mua nhà xong thì sung sướng hả dạ lắm. Nào ngờ cô ta chẳng thèm nhìn tao lấy một cái. Đã thế hàng tháng còn phải còng lưng trả nợ. Hôm nay tao vừa đi chuyển tiền trả cái Chi xong".
Nghe ngóng thêm một lúc, Loan mới hiểu ra ngọn ngành câu chuyện đầy uẩn khúc sau căn nhà sang trọng của mình. Thì ra trước đây Kiên yêu say đắm một cô tiểu thư. Nhưng cô này chê anh nghèo. Trước khi đi lấy chồng, cô ta còn nhắn Kiên đến rồi nói rằng, khi nào anh mua được nhà 5 tỷ rồi hãy nói chuyện.
Thì ra chỉ vì muốn chứng minh cho cô tiểu thư kia biết khả năng của mình mà Kiên đã vay mượn khắp nơi để mua nhà. Loan nhớ lại hôm mời tân gia, bạn bè Kiên cứ hỏi: "Khanh không đến à?". Giờ thì cô đã hiểu, không phải Kiên muốn mẹ con cô được sống sung sướng mà anh chỉ muốn chứng minh với người mình yêu mà thôi.
Loan khóc nức nở. Cô không biết phải làm thế nào trong tình cảnh này. Chả nhẽ bỏ đi để mặc chồng tự xoay sở với món nợ khổng lồ? Tuy Loan giận Kiên vì anh còn tơ tưởng đến người khác, nhưng xét cho cùng, cô vẫn thấy chồng đáng thương. Loan nghĩ thầm, đợi ngày mai, mình sẽ ngồi nói chuyện tử tế với chồng rồi cả hai sẽ tìm hướng giải quyết. Cô tin rằng, cứ nắm tay nhau cùng đi, kiểu gì cũng tìm được lối ra.
Theo blogtamsu
TP.HCM: "Không có cái gọi là quỹ lớp, quỹ trường" Trước những phản ánh về tình trạng lạm thu đầu năm học mới, lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM khẳng định: Không có cái gọi là quỹ lớp, quỹ phụ huynh học sinh, quỹ trường. Trao đổi với phóng viên Infonet, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM cho biết, Sở GDĐT đã phối hợp cùng Sở Tài chính đưa ra...