Bộ Tài chính: Vẫn còn dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm

Theo dõi VGT trên

Tại báo cáo một số nội dung liên quan đến vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV gửi đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết với diễn biến CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25%, hiện vẫn còn dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm theo mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4%.

Bộ Tài chính: Vẫn còn dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm - Hình 1
Người dân mua sắm tại hệ thống bán lẻ Saigon Co.op. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trước những diễn biến giá năng lượng và vật tư chiến lược trên thị trường thế giới tiếp tục gia tăng gây sức ép đến mặt bằng giá trong nước cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình thị trường, trong đó có giá dịch vụ giáo dục, sẽ tác động rất lớn đến mục tiêu kiểm soát cả năm 2022.

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính chủ động tính toán, dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, đồng thời, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá. Trên cơ sở đó, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương để định hướng trong điều hành giá năm 2022.

Trong những tháng đầu năm 2022, trước những biến động tăng giá các mặt hàng chiến lược, nhất là các mặt hàng năng lượng trên thị trường thế giới gây áp lực đối với lạm phát trong nước, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ quản lý ngành, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá các biện pháp điều hành, bình ổn giá để kiểm soát lạm phát mục tiêu cũng như các biện pháp quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu.

Bộ Tài chính cho biết, ngay trong tháng 6/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 5079/BTC-QLG ngày 2/6/2022 gửi các bộ, ngành, địa phương đôn đốc đẩy mạnh triển khai quản lý, điều hành giá kiểm soát lạm phát.

Bên canh đó, thực hiện các giải pháp tài khóa ngay từ những tháng đầu năm 2022 như giảm thuế VAT từ 10% xuống 2% một số hàng hóa, dịch vụ; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022 trực tiếp phần nào làm giảm áp lực lên mặt bằng giá cả, kiểm soát lạm phát trong 5 tháng và cả năm 2022.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong điều hành giá những tháng cuối năm, Bộ Tài chính cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo đó, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Cùng với đó là theo dõi sát tình hình kinh tế và lạm phát thế giới, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó đối với từng mặt hàng trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, bình ổn giá phù hợp.

Đặc biệt, Bộ Tài chính nhấn mạnh, đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định giá, Việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá.

Linh hoạt điều hành giá các mặt hàng thiết yếu giữ ổn định thị trường

Trước bối cảnh, giá cả thị trường trong nước leo thang mỗi ngày. Cùng với đó, yếu tố giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng mạnh và đứng ở mức cao, đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch và bất ổn địa chính trị cũng đẩy giá leo thang, làm chậm thời gian giao và nhận hàng cũng là yếu tố gây áp lực lạm phát rất mạnh trong giai đoạn này.

Video đang HOT

Để xử lý các yếu tố bất lợi làm gia tăng lạm phát, theo TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống, chúng ta cần đa dạng hoá nguồn cung nhằm đảm bảo đủ nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng...

Để xử lý các yếu tố bất lợi làm gia tăng lạm phát trong năm 2022, phóng viên TTXVN đã cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm xung quanh nội dung này.

Linh hoạt điều hành giá các mặt hàng thiết yếu giữ ổn định thị trường - Hình 1
Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Với tình hình giá cả trong nước và quốc tế hiện nay, ông đánh giá thế nào về các biện pháp điều hành giá của Chính phủ?

Chính phủ đã chủ động, khẩn trương nắm bắt diễn biến tình hình giá hàng hoá, đặc biệt là giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào trên thị trường thế giới và trong nước để chỉ đạo và điều tiết kịp thời phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.

Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo điều hành giá và các cơ quan chức năng liên quan đã theo dõi sát tình hình, đưa ra những chỉ đạo kịp thời, trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp điều hành hướng tới mục tiêu bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội đã phê duyệt.

Chẳng hạn, biến động giá xăng dầu đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, ngày 22/2/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 160/CĐ-TTg về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Công điện nêu rõ: "Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô, do đó phải được quản lý, điều hành một cách khoa học, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật".

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động, quyết liệt trong điều hành cân đối cung, cầu thị trường xăng dầu theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương khẩn trương triển khai nhiều giải pháp như: tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh COIVD-19 và căng thẳng Nga-Ukraine. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa chỉ đạo sửa đổi các nghị định liên quan đến kinh doanh xăng dầu để nâng cao hiệu quả quản lý, giải quyết một số bất cập xảy ra thời gian vừa qua.

Cùng với đó, Bộ Tài chính khẩn trương soạn thảo trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mức thuế môi trường đối với xăng dầu.

Ngày 14/3/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp với bộ, ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu. Thực tế cho thấy các biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ luôn kịp thời, bám sát diễn biến thị trường để bình ổn giá hàng hoá và dịch vụ, giữ ổn định vĩ mô.

Thưa ông, ông vừa đề cập tới chỉ đạo của Chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, ông có thể nêu rõ các giải pháp điều hành một số mặt hàng này trong thời gian vừa qua như thế nào?

Các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, nguyên, nhiên vật liệu, sắt thép, phân bón, nông sản, dịch vụ vật tư y tế... có vai trò quan trọng trong ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung, kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường.

Chẳng hạn đối với mặt hàng xăng dầu hiện đang chịu áp lực rất lớn về biến động tăng, giảm bất thường của giá dầu thế giới và nguy cơ thiếu hụt nguồn cung đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã điều hành nhằm ổn định nguồn cung, tổ chức nắm bắt thông tin về dự báo giá xăng dầu thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp.

Cùng với đó, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý nhằm hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong các kỳ có biến động lớn. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng diễn biến giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Các ngành chức năng cũng đã phối hợp với địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng diễn biến giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; tăng cường chống buôn lậu xăng dầu.

Bên cạnh năng lượng, giá các mặt hàng nguyên liệu, đặc biệt giá kim loại công nghiệp thế giới tăng cao trong thời gian qua. Giá thép xây dựng trong nước đã tăng và có thể tiếp tục tăng khi các công trình trọng điểm được đẩy nhanh triển khai. Từ đầu năm đến nay, giá thép cây đã tăng 6 lần, đắt hơn 2 triệu đồng/tấn; thép cuộn đã tăng 7 lần, đắt hơn 2,45 triệu đồng/tấn so với thời điểm cuối năm 2021.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương có giải pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất; đồng thời, ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước; Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành tăng cường theo dõi, cập nhật biến động giá vật liệu xây dựng, kịp thời đề xuất biện pháp bình ổn thị trường.

Phóng viên: Thưa ông, hiện nay những yếu tố bất lợi nào có thể gia tăng lạm phát cho nền kinh tế và giải pháp ứng phó như thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Kinh tế nước ta có độ mở lớn, 37% nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất phải nhập từ bên ngoài trong bối cảnh giá nguyên, nhiên vật liệu, kim loại công nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá lương thực thế giới tăng cao, vượt dự báo của nhiều tổ chức tài chính và kinh doanh hàng hoá quốc tế. Bên cạnh xăng dầu, giá các loại kim loại công nghiệp tăng cao, lập kỷ lục mới như: giá nikel tăng gấp đôi, đạt mức 33.820 USD/tấn; chỉ số giá lương thực của FAO đạt mức 140,7 điểm, cao nhất trong 6 thập kỷ qua, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh yếu tố giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng mạnh và đứng ở mức cao, đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch và bất ổn địa chính trị cũng đẩy giá leo thang, làm chậm thời gian giao và nhận hàng cũng là yếu tố gây áp lực lạm phát rất mạnh trong giai đoạn này.

Để xử lý các yếu tố bất lợi làm gia tăng lạm phát, chúng ta cần đa dạng hoá nguồn cung nhằm đảm bảo đủ nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng. Ngành ngân hàng cung cấp đủ tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất. Bên cạnh đó, cần điều tiết thuế, phí và các chính sách khác có liên quan để giảm tốc độ tăng giá; đồng thời cộng đồng doanh nghiệp sắp xếp, tiết giảm các chi phí liên quan tới sản xuất, lưu thông sản phẩm để cắt giảm chi phí sản xuất.

Phóng viên: Chính phủ đang khẩn trương chỉ đạo thực hiện gói hỗ trợ kinh tế trị giá 350 nghìn tỷ đồng. Theo các chuyên gia kinh tế, khi đó lượng tiền đưa vào lưu thông rất lớn, gây lạm phát, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Jean Bodin, nhà kinh tế học, cha đẻ lý thuyết định lượng tiền tệ đưa ra luận điểm: lạm phát trong mọi lúc, mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất.

Điều này đã được kiểm chứng với kinh tế Mỹ, đặc biệt trong năm 2021 và hai tháng gần đây khi lạm phát tháng 2 năm 2022 của Mỹ tăng 7,9%, mức cao nhất trong 40 năm qua. Nguyên nhân lạm phát tại Mỹ tăng cao là do Cục dự trữ Liên bang (Fed) thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, giữ lãi suất cơ bản gần bằng không, Fed bơm 120 tỷ USD/tháng vào nền kinh tế qua việc mua trái phiếu.

Hiện nay, có nhiều ý kiến lo ngại việc Chính phủ triển khai thực hiện gói hỗ trợ kinh tế với quy mô 350 nghìn tỷ sẽ tạo ra cung tiền rất lớn trên thị trường, gây lạm phát cao cho nền kinh tế. Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huân, trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh kiến nghị trong ngắn hạn, Chính phủ có thể hạn chế cung tiền cũng như giảm quy mô các gói kích cầu hiện tại để hạn chế phần nào lạm phát trong giai đoạn này.

Theo tôi, xét về cung tiền thì sức ép từ gói hỗ trợ này không lớn. Cụ thể, gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng thực hiện trong 2 năm với cơ cấu: chính sách tài khoá chiếm 83%, tương đương với 291 nghìn tỷ; chính sách tiền tệ chiếm 14%, tương đương với 52,5 nghìn tỷ, trong số 52,5 nghìn tỷ có gói cấp bù lãi suất 40 nghìn tỷ đồng thực chất không trực tiếp chuyển tiền cho doanh nghiệp để đưa vào lưu thông và hỗ trợ khác chiếm 3%.

Nguyên nhân gây lên lạm phát năm nay do thiếu hụt nguồn cung và giá tăng cao của nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, đặc biệt nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu đáp ứng cho tổng cầu tăng đột biến do đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng mạnh. Bên cạnh đó, thực hiện gói 350 nghìn tỷ tác động đến lạm phát còn do đứt gẫy chuỗi cung ứng thế giới và trong nước khiến cho giá nguyên, nhiên vật liệu tăng và đứng ở mức cao nhất là giá xăng dầu, chất đốt, thép xây dựng, lương thực, thức ăn chăn nuôi, phân bón.... Thêm nữa thiếu hụt lao động cũng là yếu tố gây lạm phát. Cơ cấu gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ được "thiết kế tinh tế", phản ánh năng lực xây dựng chính sách tốt của một số bộ, ngành, có nhiều gói không gây nên lạm phát do cung tiền.

Thêm nữa Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp và kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả nên nhiều năm qua, lạm phát của Việt Nam không do yếu tố tiền tệ. Nhìn vào cơ cấu gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ cho thấy Chính phủ đã nghiên cứu kỹ, đưa ra các giải pháp kịp thời, phù hợp với bối cảnh và tình hình kinh tế của đất nước nhằm giữ ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.

Năm 2022, Việt Nam đặt mục tiêu CPI tăng khoảng 4%. Đây là quyết tâm cao của Chính phủ, theo ông cần có những giải pháp gì để đạt mục tiêu này?

Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, linh hoạt với diễn biến thị trường góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Điều hành chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khoá và các chính sách khác.

Bộ Tài chính rà soát, tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí, nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, đảm bảo thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, giảm áp lực lạm phát từ xăng dầu, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Bộ Công Thương xây dựng và thực thi các phương án đảm bảo đủ nguồn cung các mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, buôn lậu gây rối loạn thị trường; nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn.

Cùng với đó, các địa phương xử lý nghiêm việc đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý. Chủ động kiểm tra các yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường.

Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng nhà nước quản lý. Quyết định chính xác thời điểm, mức độ điều chỉnh giá điện, dịch vụ do nhà nước quản lý tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng.

Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông cần thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra.

Xin cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vongCháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong
09:43:21 20/12/2024
Xác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chếtXác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chết
07:46:53 21/12/2024
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệcHà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc
12:44:17 21/12/2024
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lươngVụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương
08:49:23 20/12/2024
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn TràTìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà
23:02:41 19/12/2024
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí MinhKhẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh
14:51:19 20/12/2024
Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầuCháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu
22:11:58 20/12/2024
Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"
06:41:10 20/12/2024

Tin đang nóng

CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Nghiện game, hai thiếu niên 13 tuổi sát hại cụ bà cướp tiềnNghiện game, hai thiếu niên 13 tuổi sát hại cụ bà cướp tiền
12:45:57 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone RingsNụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings
13:13:07 21/12/2024
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằngMỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng
13:18:47 21/12/2024
Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"
13:20:01 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024

Tin mới nhất

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

12:26:35 21/12/2024
Áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông, kết hợp với không khí lạnh nên từ 23-26/12, ở Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có đợt mưa lớn.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

21:47:56 20/12/2024
Tùy mức độ vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh, người đứng đầu và tập thể đơn vị, giáo viên sẽ bị nhắc nhở, phê bình, hạ xếp loại hoặc nặng hơn là không xét thi đua.
Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

21:17:05 20/12/2024
Đến trưa 20/12, các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM vẫn đang phối hợp cùng Công an quận Tân Bình tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm nhiều người thương vong.
Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

19:35:47 20/12/2024
Cậu học trò lớp 6 tại Đắk Lắk tỏ ra hối hận khi nằm trên giường bệnh với bàn tay không còn lành lặn, cơ thể chi chít các vết thương từ vụ nổ do tự chế tạo pháo.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

09:23:17 20/12/2024
Người dân phát hiện đám cháy nhanh chóng nhờ mùi khét nồng nặc, tuy nhiên lại khó dập tắt bước đầu do lửa bùng lên nhanh và mạnh, nếu tiếp cận không có đồ bảo hộ sẽ nguy hiểm.
Khởi tố người Hàn Quốc gây tai nạn ở Hòa Bình khiến người đi cùng tử vong

Khởi tố người Hàn Quốc gây tai nạn ở Hòa Bình khiến người đi cùng tử vong

08:41:22 20/12/2024
Điều khiển xe mô tô đi trên đường ở Hòa Bình, ông Hong Soek Joo (quốc tịch Hàn Quốc) không quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến gây tai nạn khiến người đi cùng tử vong.
50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

22:12:41 19/12/2024
Tối 18/12, tin từ UBND xã An Bình (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết, địa bàn xã vừa xảy ra vụ sạt lở đê bao sông Cổ Chiên. Sự cố làm ảnh hưởng 50 hộ dân và 55ha vườn cây ăn trái.
Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

11:52:10 19/12/2024
Theo Công an thị xã Hoài Nhơn, thời gian gần đây, mưa liên tục dẫn đến Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hoài Nhơn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang

Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang

11:45:26 19/12/2024
Thông tin ban đầu cho biết, sáng 19/12, người dân ấp Kinh 2B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước (Tiền Giang) hốt hoảng khi phát hiện một thanh niên đã tử vong trong tư thế treo cổ phía dưới sàn cầu Mã Đá và trình báo công an địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Netizen

18:17:30 21/12/2024
Xuất hiện trên bài đăng của một chàng trai người Mỹ 18 tuổi, búp bê Giáng sinh Cookie nhanh chóng gây sốt mạng nhờ vào thiết kế kỳ lạ, thậm chí có phần xấu xí .
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Sao châu á

18:02:04 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin mới đây 1 blogger giải trí đã đào lại hình ảnh mộc mạc của Dương Tử năm 18 tuổi, khi cô đang tất bật tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường nghệ thuật.
Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sao việt

17:59:07 21/12/2024
Sự hưởng ứng mạnh mẽ của khán giả trước những xu hướng mà Sơn Tùng M-TP khởi xướng đã chứng minh sức hút của nam ca sĩ vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Phá két sắt lấy tiền, vàng, mua ô tô đưa bạn gái đi chơi

Phá két sắt lấy tiền, vàng, mua ô tô đưa bạn gái đi chơi

Pháp luật

17:39:09 21/12/2024
Ngày 21/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên thông tin về vụ án bắt đối tượng đột nhập nhà dân trộm tiền, vàng trong két sắt trị giá hơn 1 tỷ đồng.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.
Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Nhạc quốc tế

15:01:51 21/12/2024
Mới đây, trên các diễn đàn Kpop tại Hàn Quốc lan truyền trở lại một đoạn chụp email yêu cầu quyết toán thuế và tin nhắn được cho là liên quan đến cáo buộc gian lận nhạc số của BTS năm 2017.
Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Sáng tạo

14:55:17 21/12/2024
Nội thất cơ bản là cụm từ quen thuộc với những khách hàng chuẩn bị nhận bàn giao căn hộ chung cư, vậy nội thất cơ bản ở chung cư bao gồm những gì?
Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?

Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?

Nhạc việt

14:54:26 21/12/2024
Danh tiếng đi kèm thị phi, ồn ào đời tư trong khoảng thời gian hoạt động năng nổ đã ít nhiều ảnh hưởng đến tên tuổi của anh chàng.
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Tv show

14:13:31 21/12/2024
Trải qua 3 công diễn, Mỹ Linh đang chiếm ưu thế khi chiến thắng cả 3 công diễn và giành được 4 bông hoa đạp gió (tên gọi của vị trí ra mắt nhóm nhạc năm nay).