Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách
Đó là yêu cầu tại Nghị quyết Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019. Nghị quyết đồng thời nêu rõ, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 và Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 1/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế; cải cách hành chính, tiếp tục cắt, giảm thực chất điều kiện kinh doanh không cần thiết.
Chính phủ chỉ đạo tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và thị trường tiền tệ quốc tế.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước. Tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thị trường chứng khoán, theo dõi, đánh giá các dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán; đồng thời tăng cường kiểm soát chặt chẽ rủi ro chuyển vốn, rút vốn ra nước ngoài.
Cùng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tập trung xử lý vướng mắc liên quan đến việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản trên đất trong phương án cổ phần hóa, quản lý chặt tài sản nhà nước, tránh thất thoát, lãng phí.
Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và thị trường tiền tệ quốc tế, đánh giá, dự báo tác động để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, quyết liệt triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là những ngân hàng thương mại yếu kém, giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về phương án tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu mối phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương đôn đốc triển khai Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 29/10/2019 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019. Khẩn trương trình Chính phủ Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị và Chiến lược thu hút FDI theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2020, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 11 năm 2019.
Chính phủ thống nhất đánh giá:
Tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực; các tổ chức quốc tế đánh giá, nhận định lạc quan về phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng thấp. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân 10 tháng tăng 2,48%, thấp nhất trong 3 năm gần đây. Thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản được đảm bảo; cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực, tín dụng cho một số ngành động lực tăng trưởng kinh tế tăng khá.
D.Bùi (T/h)
Theo tapchitaichinh.vn
Thị trường tài chính tiếp tục tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2019, thị trường tài chính và dịch vụ tài chính có sự tăng trưởng về cả quy mô và chất lượng.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Cụ thể, đối với thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã chỉ đạo đẩy mạnh hoàn thiện các văn bản pháp luật về chứng khoán, thực hiện các giải pháp tái cấu trúc thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã thực hiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Từ đó phát triển các sản phẩm phái sinh mới, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường.
Tính đến ngày 25/9/2019, quy mô thị trường chứng khoán đã đạt khoảng 81% GDP, tăng 13% so với cuối năm 2018, vươt muc tiêu 70% GDP vao năm 2020 đề ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Đối với thị trường bảo hiểm,trong 09 tháng đầu năm 2019 tiếp tục đà tăng trưởng khá. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm ươc đạt 112,7 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% so cùng kỳ năm 2018; tổng giá trị tài sản đạt 441,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2%; đầu tư trở lại nền kinh tế 370 nghìn tỷ đồng, tăng 26,1% so cùng kỳ năm 2018.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Bộ Tài chính đã tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tao điêu kiên cho thi trương phat triên lành mạnh, đáp ứng các cam kết hội
T.Anh
Theo tapchitaichinh.vn
Những bước tiến lớn để hình thành Kho bạc Nhà nước điện tử vào năm 2020 Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành Kho bạc điện tử, trong suốt thời gian qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã có sự chuyển động mạnh mẽ bằng việc thay đổi cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt chức năng,...