Bộ Tài chính thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước
Giải ngân chi đầu tư phát triển tiếp tục chuyển biến tích cực, số vốn giải ngân 9 tháng đầu năm đạt gần 269,2 nghìn tỉ đồng, bằng 57,2% dự toán, nhưng so với yêu cầu vẫn ở mức thấp, còn một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn thấp.
Đây là số liệu được Bộ Tài chính thông tin trong báo cáo về tình hình thu chi ngân sách nhà nước tháng 9 và 9 tháng năm 2020.
Theo đó, về tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ( NSNN) thực hiện tháng 9 ước đạt 96,6 nghìn tỉ đồng. Luỹ kế thực hiện 9 tháng đạt 975,3 nghìn tỉ đồng, bằng 64,5% dự toán. Số thu này, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 11,5%. Trong đó, thu nội địa 9 tháng ước đạt 812,4 nghìn tỉ đồng, bằng 64,3% dự toán, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, đây là mức thâp nhât so với cùng kỳ một sô năm gân đây.
Bộ Tài chính cho biết, so với cùng kỳ năm 2019, thu NSNN giảm 11,5%.
Về tổng chi NSNN, Bộ Tài chính thông tin, tháng 9 ước đạt 125 nghìn tỉ đồng, đáp ứng các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn và xử lý kịp thời các nhiệm vụ đột xuât phát sinh vê phòng chông dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tính chung, 9 tháng năm 2020, chi NSNN đạt 1.113,7 nghìn tỉ đồng, bằng 63,7% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Chi trả nợ lãi đạt gân 80,7 nghìn tỉ đồng, bằng 68,3% dự toán, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019; chi thường xuyên đạt 756,9 nghìn tỉ đồng, bằng 71,6% dự toán, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng lưu ý, trong 9 tháng, giải ngân chi đầu tư phát triển tiêp tục chuyên biên tích cực, sô vôn giải ngân đạt gân 269,2 nghìn tỉ đồng, bằng 57,2% dự toán, nhưng so với yêu cầu vẫn ở mức thấp, còn một sô bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vôn thâp.
Ngoài ra, đến ngày 24/9/2020, NSNN đã chi khoảng 17,49 nghìn tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Cụ thể, hơn 4,9 nghìn tỉ đông đê thực hiện các chê độ đặc thù trong phòng chông dịch COVID-19 theo Nghị quyêt sô 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ và Quyêt định sô 437/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và hơn 12,5 nghìn tỉ đông hô trợ cho 12,65 triệu đôi tượng bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyêt định sô 15/2020/QĐ-TTg.
Cân đôi ngân sách trung ương và ngân sách các câp địa phương khó khăn trong điêu kiện giảm thu NSNN. Tính đên ngày 25/9/2020, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành 223,34 nghìn tỉ đồng trái phiếu Chính phủ theo kê hoạch năm 2020 để chi trả nợ trái phiếu đến hạn và đê nhận nợ với BHXH Việt Nam theo Nghị quyêt của Quôc hội (9.090 tỉ đồng), với kỳ hạn bình quân 13,21 năm, lãi suât bình quân 2,94%/năm (bình quân năm 2019 là 4,51%/năm).
Hạn chế cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài
Muốn vay vốn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước phải tự vay, tự trả nợ theo đúng các điều kiện đã cam kết trong thỏa thuận vay, bình đẳng như doanh nghiệp khác, Chính phủ hạn chế bảo lãnh.
Bộ Tài chính sẽ báo cáo Quốc hội việc quản lý, giám sát việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, và bảo lãnh chính phủ (BLCP) đối với doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Tài chính khẳng định, trong giai đoạn 2011-2015, việc cấp BLCP đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ của các công trình trọng điểm cấp bách của Nhà nước do việc thu xếp vốn vay nước ngoài và trong nước của các doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều nhờ có BLCP.
Video đang HOT
Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình, dự án, với tổng số vốn cam kết tương đương 15,6 tỷ USD. Trong đó, bảo lãnh vay vốn nước ngoài là 14 tỷ USD, với thời hạn trả nợ trung bình 12 năm. Tổng số tiền Chính phủ cam kết cấp bảo lãnh trong giai đoạn này đã gấp gần 3 lần giai đoạn 2007-2010 (tổng trị giá tương đương 5,75 tỷ USD).
Tuy nhiên, do gia tăng vay nợ, đặc biệt là vay nợ nước ngoài nên nghĩa vụ nợ dự phòng từ BLCP là một trong những áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong các năm tiếp theo. Chính vì vậy, để đảm bảo kiểm soát an toàn nợ công trong giai đoạn 2016-2020, từ cuối năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội phương án giảm mức rút vốn ròng hàng năm của các dự án vay nước ngoài ở mức 1,5 tỷ USD và trong nước là 5.000 tỷ đồng nhằm giảm dần tác động của vốn vay được BLCP lên nợ công, đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 dư nợ vay được Chính phủ bảo lãnh có thể ở mức 15,6% tổng dư nợ công và trong khoảng 10% GDP theo kịch bản đã trình Quốc hội (với giả định GDP dự kiến tăng 6,5-7%/năm và lạm phát khoảng 5%/năm).
Chính vì vậy, từ năm 2016, việc cấp BLCP cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp được kiểm soát theo hướng bám sát chủ trương Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 9/11/2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể, năm 2016, Bộ Tài chính chỉ cấp BLCP cho một dự án vay nước ngoài với trị giá bảo lãnh là 170 triệu USD. Năm 2017, Bộ Tài chính không thực hiện cấp BLCP cho bất cứ khoản vay mới nào kể cả một số dự án đăng ký từ năm 2016 đã dự kiến chuyển sang năm 2017 với tổng trị giá khoảng 2,8 tỷ USD. Năm 2018, Bộ Tài chính đã thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp bảo lãnh cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng của EVN và Sông Hậu 1 của PVN vay nước ngoài với trị giá là 1.614 triệu USD.
Nhờ được sử dụng nguồn vốn bảo lãnh chính phủ nên Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng sớm đi vào hoạt động
Năm 2019 và năm 2020, thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg (ngày Ngày 08/11/2018) về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương kiểm soát chặt chẽ các khoản vay; hạn chế tối đa việc cấp BLCP cho các khoản vay mới, Bộ Tài chính "đóng cửa" với hoạt động BLCP cho doanh nghiệp nhà nước vay vốn nước ngoài.
Bộ Tài chính khẳng định, việc hạn chế cấp BLCP cho các dự án mới đã dẫn đến tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng giảm dần.
Bảo lãnh chính phủ giảm dần cả số tuyệt đối lẫn tương đối
2015
2016
2017
2018
2019
Lũy kế BLCP (triệu USD)
25.986,84
26.156,84
26.156,84
27.770,84
27.770,84
Dư nợ BLCP (triệu USD)
13.009,38
13.039,48
12.549,98
11.911,53
11.027,20
Dư nợ BLCP/dư nợ công (%)
17,60
16,10
14,80
13,50
12,20
Dư nợ BLCP/ GDP (%)
11,10
10,30
9,10
7,90
6,70
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 64,5% dự toán Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019 (ngân sách trung ương ước đạt 60,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 69,8% dự toán). Bộ Tài chính cho biết đã chỉ đạo tổ chức điều hành các giải pháp thu...