Bộ Tài chính tăng cường phòng, chống dịch Covid – 19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã ban hành 2 công văn, trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng vụ, cục có chức năng để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch tại cơ quan Bộ.
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được Bộ Tài chính triển khai nghiêm túc. Ảnh: Đức Minh.
Tại Công văn số 1071/BTC-KHTC, lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác quán triệt và phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CBCC) thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm điện của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19; Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời, các đơn vị thuộc Bộ phải chủ động xây dựng phương án, bố trí CBCC và kế hoạch tổ chức làm việc, các cuộc họp, hội nghị của đơn vị phù hợp với điều kiện thực tế về tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương; trường hợp phải tổ chức họp, làm việc để đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện thì phải triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, nắm bắt thông tin kịp thời các trường hợp CBCC thuộc phạm vi quản lý có biểu hiện nghi nhiễm, hoặc có tiếp xúc với người bị nghi nhiễm Covid-19, hoặc di chuyển về từ vùng có dịch, hoặc phải thực hiện việc cách ly, theo dõi sức khỏe (nếu có) theo quy định.
Video đang HOT
Đồng thời, tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, như: Quản lý việc ra, vào cơ quan, thực hiện kiểm tra thân nhiệt đối với CBCC, khách đến giao dịch, liên hệ công tác khi vào trụ sở làm việc.
Tại công văn số 75/KHTC-QT, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đơn vị trong công tác phòng chống dịch. Trong đó, Lãnh đạo Bộ giao Cục Kế hoạch – Tài chính chịu trách nhiệm kích hoạt và khởi động lại các trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại trụ sở cơ quan Bộ; kiểm tra đảm bảo các máy đo thân nhiệt cầm tay hoạt động tốt, chính xác.
Định kỳ 2 tuần/lần phun khử khuẩn toàn bộ trụ sở cơ quan Bộ. Bố trí cán bộ, nhân viên phối hợp với Văn phòng Bộ và Đoàn Thanh niên Cơ quan Bộ Tài chính thực hiện đo, kiểm soát thân nhiệt CBCC và khách đến giao dịch khi vào trụ sở cơ quan Bộ.
Văn phòng Bộ phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại trụ sở cơ quan Bộ với bộ phận Thường trực, Cục Kế hoạch – Tài chính và các đơn vị liên quan…
An Giang: Tăng 40% giá vé xe Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các nhà xe ở An Giang tăng giá vé cao nhất 40%.
Các bến xe, phải thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về các loại giá, phí dịch vụ tại bến. (Ảnh Cổng TTSGTVT)
Ngày 27/1, Sở GTVT tỉnh An Giang cho biết, các đơn vị vận tải hành khách đã thực hiện kê khai đồng thời trình phương án được tăng thêm 40% giá vé trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Theo đại diện Sở GTVT, ngành chức năng cũng đã thống nhất phương án cho các nhà xe được tăng giá vé, tuy nhiên mức giá tăng không được vượt quá 40%.
"Việc tăng giá sẽ được áp dụng theo 1 chiều. Cụ thể, từ ngày 27 Tết (Âm lịch) đến ngày Mùng 2 Tết (Âm lịch ) tăng chiều từ các tỉnh thành về An Giang. Từ Mùng 4 đến Mùng 9 tăng chiều từ An Giang đi các tỉnh thành", đại diện Sở GTVT tỉnh An Giang thông tin.
Về công tác phục vụ vận tải hành khách, Sở GTVT cho biết, đơn vị cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch, đảm bảo trật tự ATGT, hạn chế ùn tắc giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Cụ thể, đối với các bến phà, khách ngang sông, tiến hành gia cố đường dẫn lên xuống phà, cầu dẫn, đèn chiếu sáng ban đêm và chuẩn bị đầy đủ số lượng phương tiện đảm bảo điều kiện vượt sông.
Tại các bến phà, bến khách ngang sông tại các chợ trung tâm đầu mối, bố trí phương tiện dự phòng để giải tỏa kịp thời hành khách vào những giờ cao điểm, đảm bảo hoạt động thông suốt 24/24h.
Riêng đối với Công ty TNHH MTV Phà An Giang, xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng, chỉ đạo các bến phà trực thuộc xây dựng phương án bố trí phương tiện, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, không để xảy ra tình trạng ùn tắc phương tiện và hành khách cục bộ trên hai bờ bến phà.
Đồng thời thực hiện xây dựng phương án bố trí phương tiện thủy, phà đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tốc độ vận hành đảm bảo giải tỏa hành khách tại các bến phà, không để xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ trên hai đầu bờ.
Ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về giá vé hai đầu bến, cương quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn,...
Về đường bộ, nhằm hạn chế tối đa hiện tượng chèn ép giá vé, lợi dụng tăng giá, "xe dù, bến cóc" tự phát... và không để hành khách chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận chuyển, các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bố trí khoảng 1.881 xe (các loại) tham gia vận chuyển hành khác.
Đồng thời, Sở GTVT cũng yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án tổ chức chuẩn bị đủ phương tiện phục vụ trên các tuyến vận tải hành khách cố định của đơn vị và phải có phương tiện dự phòng để tăng cường giải tỏa hành khách vào những ngày cao điểm; huy động tối đa khả năng phương tiện của các doanh nghiệp, kể cả phương tiện đăng ký chạy tuyến, phương tiện đăng ký chạy hợp đồng và xe buýt,..
"Bên cạnh công tác đảm bảo trật tự ATGT theo quy định, Sở GTVT cũng yêu cầu các bến xe, phải thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về các loại giá,phí dịch vụ tại bến xe. Làm việc với các doanh nghiệp vận tải đang khai thác trên tuyến để kê khai, sử dụng vé hành khách theo quy định tại Thông tư liên tịch số 152/2015/TTLT-BTCBGTVT của Bộ Tài chính và Bộ GTVT; Kiểm tra chặt chẽ việc niêm yết giá cước, bán vé đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp vận tải", Sở GTVT tỉnh An Giang thông tin thêm.
Giảm trên 3.000 tỷ đồng tiền điện cho gần 27 triệu hộ gia đình, cơ sở lưu trú Ngày 18/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, cùng với việc giảm tiếp trên 3.000 tỷ đồng tiền điện để hỗ trợ 26,6 triệu hộ gia đình bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong đợt 2 này, tổng tiền điện được giảm cho người dân qua hai đợt hỗ trợ lên tới 12.300 tỷ đồng với tổng thời gian giảm...