Cục Thuế Hà Tĩnh triển khai “kịch bản” thu ngân sách năm 2021
Tiếp đà thắng lợi năm 2020, Cục Thuế Hà Tĩnh đang đồng loạt ra quân, thực hiện đồng bộ các giải pháp, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021.
Doanh nghiệp làm thủ tục kê khai thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh
Kết thúc năm 2020, Cục Thuế Hà Tĩnh “chốt sổ” với số thu 8.018 tỷ đồng, đạt 135% dự toán Trung ương giao, đạt 111% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, thu tiền sử dụng đất 2.390 tỷ đồng, thu thuế phí 5.628 tỷ đồng. Đây là số thu đạt cao nhất từ trước đến nay của ngành Thuế Hà Tĩnh. Tiếp đà thắng lợi đó, Cục Thuế Hà Tĩnh đang đồng loạt ra quân, thực hiện quyết liệt các giải pháp thu, nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Ông Trương Quang Long – Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Tĩnh cho biết: “Năm 2021, đơn vị được Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách 5.184 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 7.000 tỷ đồng. Trong đó, thu thuế và phí là 5.400 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất là 1.600 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu này, Cục Thuế Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo các phòng, chi cục thuế thực hiện ký kết giao ước và phát động phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay từ đầu năm”.
Công ty CP May xuất khẩu MTV sôi động sản xuất đầu năm, ghóp phần tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh
Trên cơ sở kết quả thực hiện thu năm 2020 và dự toán thu năm 2021, Cục Thuế Hà Tĩnh đã tổ chức phân tích, đánh giá lại các nguồn thu, dự báo khả năng khai thác tăng thu. Theo đó, năm 2021, nguồn thu của Cục Thuế Hà Tĩnh sẽ tiếp tục “trông chờ” vào các doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh, Công ty CP Xăng dầu dầu khí Vũng Áng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I…
Từ việc đánh giá lại các nguồn thu, Cục Thuế Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch chi tiết để tạo điều kiện nuôi dưỡng nguồn thu. Mặt khác, ngành tiếp tục chủ động rà soát, đánh giá để tham mưu, đề xuất, cải cách thủ tục hành chính, nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn để doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh và đóng góp ngân sách cho địa phương.
Năm 2021, nguồn thu của Cục Thuế Hà Tĩnh sẽ tiếp tục “trông chờ” vào các doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH Gang théo Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I…
Những ngày đầu năm 2021, Hà Tĩnh tiến hành khởi công xây dựng 3 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện: Đức Thọ, Can Lộc, TX Hồng Lĩnh. Đây được kỳ vọng sẽ mang lại “làn sóng” thu hút đầu tư, tạo thêm nhiều nguồn thu ngân sách mới cho Hà Tĩnh trong năm nay. Ngoài ra, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn) được Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 cũng mang đến nhiều “kỳ vọng” về công tác thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế và tạo dựng nguồn thu ngân sách cho Hà Tĩnh.
Song song với xây dựng “kịch bản” tạo thuận lợi nuôi dưỡng nguồn thu, Cục thuế Hà Tĩnh cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2021; tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý; tiếp tục xử lý khoanh nợ, xóa nợ thuế theo đúng quy định.
Cục thuế Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021
Ông Lê Hồng Liêm – Trưởng phòng Nghiệp vụ – Dự toán – Pháp chế, Cục thuế Hà Tĩnh cho biết: “Thời điểm này, tất cả các đơn vị đều đã được Cục Thuế Hà Tĩnh giao dự toán và thực hiện xây dựng chi tiết kế hoạch thu ngân sách theo từng tháng, từng quý và theo năm. Các đơn vị sẽ bám sát kế hoạch để triển khai công tác thu ngân sách năm 2021 theo kịch bản đã xây dựng”.
“Kịch bản” thu ngân sách năm 2021 đang được Cục Thuế Hà Tĩnh triển khai đồng bộ trên tất cả các mặt công tác nhằm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Quảng Ngãi làm gì để 'vá' lỗ thủng hụt thu ngân sách gần 6.500 tỷ đồng?
Trước khó khăn về tình trạng hụt thu ngân sách, với số tiền gần 6.500 tỷ đồng, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện nhiều biện pháp; xây dựng kế hoạch và tính toán việc thu và chi trong thời gian tới.
Theo đó, vào tháng 9/2020, cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành cắt giảm 1.000 tỷ đồng đầu tư công (từ 5.900 tỷ đồng, xuống còn 4.900 tỷ); tiếp tục cắt giảm 30% chi thường xuyên ngoài lương 3 tháng cuối năm đối với hoạt động không cần thiết (38 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, rà soát lại toàn bộ các nguồn ngân sách dự phòng (gần 177 tỷ đồng) để bù hụt thu, gồm: Quỹ dự trữ tài chính khoảng 23 tỷ đồng, nguồn kết dư ngân sách 7 tỷ đồng, tiền sử dụng đất năm 2019 còn lại 44 tỷ đồng...
Tỉnh Quảng Ngãi có văn bản xin Trung ương cấp bù hụt thu 1.838 tỷ đồng để chi an sinh xã hội, trong đó đáng chú ý là hoạt động y tế, giáo dục, chính sách người có công...
Ông Huỳnh Chánh, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi cho biết, dự báo năm 2021, dự toán sẽ thu thấp hơn (nằm ở mức khoảng 11.005 tỷ đồng), so với giai đoạn 2017 - 2020, nhưng trước quá nhiều khó khăn và bất lợi, nên nhiều khả năng tỉnh Quảng Ngãi sẽ tiếp tục bị hụt thu ngân sách.
Theo tính toán của Sở Tài chính, khoản ngân sách mà tỉnh Quảng Ngãi sẽ tiếp tục xin Trung ương cấp bù hụt thu trong năm 2021, vào khoảng 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu ngay từ bây giờ tỉnh không kịp thời có quyết sách đúng, thực hiện các giải pháp chi ngân sách phù hợp, thì dù Trung ương có cấp bù 1.300 tỷ đồng, khả năng thâm hụt của tỉnh vẫn sẽ tái diễn.
Công ty CP Đường Quảng Ngãi, một trong những đơn vị đóng góp nguồn thu lớn cho tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua.
Vì vậy, theo kịch bản mà Sở Tài chính Quảng Ngãi tham mưu cho tỉnh trong điều hành ngân sách năm 2021, gồm các nội dung: Cắt giảm chi tương ứng với giảm thu, đặc biệt là chi đầu tư công; tiếp tục tạm giữ khoản cắt giảm 30% chi thường xuyên đối với khoản ngoài lương; cắt giảm tối đa chi phí hội họp, hội nghị... Tăng thêm dự toán thu 400 tỷ đồng từ nguồn thu ngoài quốc doanh, quyết liệt thu hồi các khoản tạm ứng ngân sách, đặc biệt là 325 tỷ đồng nợ tạm ứng kéo dài nhiều năm nay.
Cũng theo ông Chánh, nếu năm 2021 Quảng Ngãi tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu ngân sách, Sở sẽ tham mưu cho các cấp thẩm quyền tỉnh kiến nghị Trung ương, đưa Quảng Ngãi ra khỏi danh sách thực hiện cơ chế điều tiết ngân sách, sang địa phương được Trung ương hỗ trợ ngân sách.
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ngãi, nguyên nhân dẫn đến hụt thu ngân sách của tỉnh trong năm 2019 là do ảnh hưởng của giá dầu, giá dầu giảm mạnh nên nguồn thu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất nộp bị giảm, các nguồn thu khác ngoài quốc doanh bị biến động cũng giảm...dẫn đến hụt thu ngân sách của tỉnh trong năm 2019 vào khoảng 2.680 tỷ đồng.
Còn năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi hụt thu ngân sách 5.110 tỷ đồng so dự toán HĐND tỉnh giao và 3.610 tỷ đồng so dự toán trung ương giao. Vì là tỉnh thực hiện theo cơ chế "điều tiết ngân sách" nên khi hụt thu, tỉnh này đã hụt số ngân sách được hưởng theo quy định là 3.203 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm này qua 2 năm liên tiếp (2019- 2020), ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi bị hụt thu lên đến gần 6.500 tỷ đồng. Mặc dù, địa phương đã sử dụng tất cả các nguồn lực hợp pháp theo quy định; cắt, giảm một số nhiệm vụ chi của địa phương nhưng do hụt thu ngân sách của 2 năm liên tiếp quá lớn, dẫn tới không còn khả năng cân đối thu chi.
Quảng Ngãi mất khả năng cân đối ngân sách năm 2020 Mất khả năng cân đối thu chi năm 2020, Quảng Ngãi đề nghị Bộ Tài chính tạm cấp 2.667 tỷ đồng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tạm cấp kinh phí để đảm bảo các nhiệm vụ chi của địa phương năm 2020. Năm 2019, ngân sách tỉnh này hụt...