Bộ Tài chính sẽ nhận hơn 500 tỷ đồng cổ tức từ Tập đoàn Bảo Việt
Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH) vừa công bố sẽ chi trả cổ tức năm tài chính 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương đương hơn 700 tỷ đồng. Qua đó nâng tổng số tiền chi trả cổ tức cho cổ đông BVH từ khi cổ phần hóa (năm 2007) đến nay lên tới hơn 8.000 tỷ đồng bằng tiền mặt.
Tại thời điểm hiện tại, cổ đông nhà nước (Bộ Tài chính) nắm giữ 72% cổ phần tại tập đoàn Bảo Việt, tương đương 504.664.200 cổ phiếu BVH. Như vậy, cổ đông nhà nước sẽ nhận về hơn 504 tỷ đồng cổ tức năm 2018 từ Bảo Việt.
Tính chung từ khi cổ phần hóa đến nay, tổng số tiền thuế và cổ tức Bảo Việt đã nộp vào ngân sách Nhà nước lên đến gần 20.000 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, mặc dù thị trường có nhiều biến động từ đầu năm 2019 nhưng giá cổ phiếu BVH vẫn ghi nhận ở mức ổn định, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/6/2019 với mức 80.800 đồng/cổ phiếu, ghi nhận giá trị vốn hóa đạt hơn 56.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, năm 2019, Tập đoàn Bảo Việt dự kiến tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu mới bằng hình thức chào bán riêng lẻ với đối tượng là các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước, có năng lực tài chính, có thể bao gồm một hoặc một số cổ đông hiện hữu của Bảo Việt. Số cổ phiếu dự kiến phát hành là: 41.436.330 cổ phiếu (tương đương 5,91% số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành). Như vậy, sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt sẽ tăng thêm hơn 400 tỷ đồng, lên 7.423 tỷ đồng.
Năm 2019, Tập đoàn Bảo Việt đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhấtdự kiến đạt 43.608 tỷ đồng, tăng trưởng 4,2% so với thực hiện năm 2018. Tổng doanh thu của Công ty Mẹ năm 2019 dự kiến đạt 1.544 tỷ đồng, tăng trưởng 2,4% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 1.080 tỷ đồng.
Video đang HOT
Năm 2018,Bảo Việt đã phát hành thành công 20.415.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) chào bán cho cán bộ nhân viên thu về 733 tỷ đồng. Sau phát hành, Tập đoàn Bảo Việt tăng vốn điều lệ từ hơn 6.805 tỷ đồng lên hơn 7.008 tỷ đồng.
Nguyễn Tuân
Theo infonet.vn
Áp lực bán mạnh, VN-Index giảm 13 điểm, thủng mốc 950 điểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tháng 6 tràn ngập sắc đỏ, đã có lúc VN-Index giảm 19 điểm, thủng mốc 950 điểm.
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước (31/5), thị trường chứng khoán Việt Nam đã có đà giảm mạnh. Cụ thể, VN-Index mất 9,46 điểm (0,98%), kết thúc ngày tại 959,88 điểm. HNX-Index giảm 0,97 điểm (0,92%), đóng cửa tại 104,35 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức dưới trung bình. Số cổ phiếu giảm điểm hoàn toàn áp đảo số cổ phiếu tăng điểm.
Tiếp diễn đà giảm từ tuần trước, chốt phiên giao dịch ngày 3/6, VN-Index tiếp tục giảm sâu 13,41 điểm (1,40%), xuống 946,47 điểm. Toàn sàn có 72 mã tăng giá, 41 mã đứng giá và 238 mã giảm giá. Tương tự, HNX giảm 1,03% xuống 103,28 điểm và Upcom-Index giảm 0,71% xuống 54,73 điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tháng 6 tràn ngập sắc đỏ, đã có lúc VN-Index giảm 19 điểm, thủng mốc 950 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng so với các phiên trước nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình, tổng khối lượng giao dịch trên hai sàn niêm yết đạt 222,6 triệu cổ phiếu, trị giá gần 5.000 tỷ đồng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu dầu khí như GAS, PVS, PVD, PVB, PVT... giảm rất mạnh. Cụ thể, cổ phiếu GAS (Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) giảm 2.900 đồng/CP xuống còn 101.400 đồng/CP; cổ phiếu PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) giảm 1.200 đồng/CP xuống còn 21.400 đồng/CP; cổ phiếu PVB giảm 500 đồng/CP cuống 18.300 đồng/CP;...
Không chỉ nhóm dàu khí, các Bluechips và nhóm ngành ngân hàng cũng đồng loạt đi xuống khiến thị trường không còn lực đỡ. Điều này khiến chỉ số VN-Index30 12,31 điểm xuống còn 864,08 điểm.
Các Bluechips như VHM giảm 1.400 đồng/CP xuống còn 80.600 đồng/CP; VJC giảm 2.500 đồng/CP xuống còn 122.000 đồng/CP; FPT giảm 600 đồng/CP xuống còn 43.500 đồng/CP; HVN giảm 2.350 đồng/CP xuống còn 41.100 đồng/CP;...
Về nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, VCB giảm 700 đồng/CP (1%); CTG giảm 400 đồng/CP (2%); BID giảm 900 đồng/CP (2.9%); VPB giảm 200 đồng/CP (1,1%);...
Điếm sáng duy nhất trong phiên giao dịch hôm nay là cổ phiếu BVH tăng 500 đồng/CP (0,7%), DPM tăng 150 đồng/CP (0,8%), EIB tăng 900 đồng/CP (5,1%), SAB tăng 3.000 đồng/CP (1,1%) và BHN tăng 1.000 đồng/CP (1%). Tuy nhiên, sức bật không đủ mạnh để cứu thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.
Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, VCBS (Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) cho rằng lực cung chốt lời tiếp tục áp đảo lực cầu đã khiến cho VN-Index lao dốc trong tuần vừa qua và việc chỉ số đóng cửa quanh ngưỡng hỗ trợ 960 điểm cũng như đường MA20 ngày đang gây áp lực tâm lý kém lạc quan cho tuần giao dịch tiếp theo.
Bên cạnh đó, việc các tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng giảm có thể kéo dài đi kèm với động thái bán ròng của khối ngoại liên tiếp trong một số phiên trở lại đây cũng tạo áp lực lớn lên chỉ số trong tuần tới. Hơn nữa, VCBS cũng không kỳ vọng sẽ xuất hiện thông tin hỗ trợ mới nào trên thị trường trong tuần sau.
Trong bối cảnh như vậy, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư cần bám sát diễn biến thị trường, đặc biệt là quá trình kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 960 điểm của VN Index, để kịp thời chủ động giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục nếu chỉ số phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này với thanh khoản tăng mạnh trong tuần sau.
Đại diện VASB cho rằng: "Nếu Nghị định 20 được áp dụng máy móc như thời gian vừa qua thì vô tình đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ".
VIỆT VŨ
Theo vtc.vn
Lợi nhuận công ty bảo hiểm tăng mạnh nhờ giảm tiền bồi thường Tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý I-2019 tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó phí bảo hiểm nhân thọ tăng 23% và bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%. Ghi nhận bởi Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý I-2019 tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm...