Bộ Tài chính: Sẽ cân nhắc nâng biên độ dao động sàn HOSE khi thực sự cần thiết
Bộ Tài chính cho biết, điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu là một trong các biện pháp mà cơ quan quản lý sử dụng để kích thích tăng quy mô và thanh khoản cho thị trường nhằm cân đối cung cầu chứng khoán, tăng tính hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xem xét, cân nhắc việc điều chỉnh biên độ dao động giá khi diễn biến thị trường thực sự cần thiết.
Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. Ảnh: Hứa Chung/TTXVN
Theo Bộ Tài chính, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) vừa có báo cáo đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023.
Trong báo cáo này, VFCA đề xuất nâng biên độ dao động sàn HOSE từ 7% lên thành 10% ngay trong năm nay để đáp ứng sự phát triển mới của thị trường chứng khoán.
Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn có xu hướng đi ngang, thanh khoản cũng giảm. Tình hình thị trường chứng khoán thế giới đan xen các phiên tăng giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, về cơ sở pháp lý, theo Thông tư số 120/2020/TT-BTC quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định biên độ dao động giá và cơ chế ngắt mạch thị trường sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Căn cứ điều kiện thực tiễn của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường hoặc cơ chế ngắt mạch thị trường kết hợp với biên độ dao động giá.
Bộ Tài chính cho biết, HOSE đã thực hiện 9 lần thay đổi biên độ dao động giá tính từ năm 2000 đến nay; trong đó có 7 lần điều chỉnh tăng và 2 lần điều chỉnh giảm.
Việc tăng hoặc giảm biên độ dao động giá phụ thuộc vào tình hình và biến động của thị trường. Khi thị trường diễn biến xấu thì điều chỉnh giảm biên độ dao động giá là biện pháp cần thiết nhằm hạn chế đà giảm, ngăn không để thị trường giảm sốc.
Khi các yếu tố cơ bản được kiểm soát, thị trường có dấu hiệu ổn định trở lại và nhằm tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán, biên độ dao động sàn HOSE bắt đầu có sự điều chỉnh tăng nhẹ dần từ mức 2%, rồi 3% sau cùng là tăng lên mức 7% và áp dụng cho đến hiện nay.
Chính vì vậy, đề xuất nâng biên độ từ 7% lên 10%, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xem xét, cân nhắc việc điều chỉnh biên độ dao động giá khi diễn biến thị trường thực sự cần thiết.
Xem xét giao dịch lại lô tối thiểu 10 cổ phiếu
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi UB Chứng khoán Nhà nước về việc rà soát biện pháp chống nghẽn lệnh trước đó đã áp dụng trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Trong văn bản mới, Bộ Tài chính cho biết từ ngày 5/7, hệ thống giao dịch chứng khoán mới trên HoSE đã đi vào vận hành và nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Theo đó, hiện tượng nghẽn lệnh giao dịch cơ bản đã được khắc phục, qua đó góp phần ổn định tâm lý, nâng cao uy tín thị trường.
Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban Chứng khoán xem xét việc áp dụng giao dịch lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước đây để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư. (Ảnh: Việt Linh)
Để tiếp tục tăng cường vai trò quản lý, điều hành thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã yêu cầu Ủy ban Chứng khoán chỉ đạo các công ty chứng khoán thành viên, đặc biệt là nhóm có thị phần môi giới lớn báo cáo về hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị, đảm bảo việc kết nối ổn định, thông suốt với hệ thông giao dịch mới của HoSE.
Bên cạnh đó, các công ty này cần rà soát, khắc phụ những tồn tại, đảm bảo vận hành đầy đủ tính năng giao dịch theo quy định.
Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan quản lý chứng khoán rà soát đảm bảo khả năng vận hành của hệ thống giao dịch mới, trong thời gian sớm nhất có thông báo chính thức cho phép HoSE tiếp nhận trở lại các hồ sơ đăng ký niêm yết mới. Đồng thời tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển niêm yết từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang HoSE, đặc biệt là các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong thời gian nghẽn lệnh trên HoSE.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã yêu cầu Ủy ban Chứng khoán xem xét, báo cáo việc áp dụng giao dịch lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước đây để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Trước đó, khi tình trạng nghẽn lệnh diễn ra thường xuyên từ cuối năm 2020 đến đầu năm nay, HoSE đã điều chỉnh nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 lên 100 cổ phiếu từ ngày 4/1, như một trong những biện pháp nhằm giảm tải cho hệ thống của Sở này.
Ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc HoSE cho biết Sở đã áp dụng lô 100 theo thông lệ quốc tế từ những ngày đầu triển khai hệ thống. Tuy nhiên, để tăng tính hấp dẫn cho thị trường trong điều kiện thanh khoản chưa phát triển, Sở đã thay đổi, áp dụng lô giao dịch chẵn là 10 đơn vị.
Tuy nhiên, khi thanh khoản thị trường bùng nổ từ năm 2020 đến nay, việc sử dụng lô 10 lại mang nhiều bất cập, trong đó nổi lên vấn đề chiếm nhiều năng lực hệ thống, nhất là trường hợp một số nhà đầu tư sử dụng các chương trình chia lệnh lớn thành các lệnh nhỏ, khiến hiệu quả hệ thống bị giảm thiểu.
Vì vậy, để giảm tải cho hệ thống HoSE đã áp dụng nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 lên 100 đơn vị.
Lãnh đạo Bộ Tài chính khi đó cũng khẳng định giải pháp này chỉ mang tính tạm thời để giải quyết sự cố, giảm thiểu tình trạng nghẽn lệnh và hạn chế thiệt hại cho đại đa số nhà đầu tư trên thị trường.
Ngày mai - 5/7, HOSE chính thức vận hành giải pháp kỹ thuật xử lý tình trạng quá tải hệ thống giao dịch Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HoSE chính thức tiếp nhận, đưa giải pháp kỹ thuật xử lý tình trạng quá tải hệ thống giao dịch vào vận hành từ ngày 5/7/2021. Từ tháng 3 đến tháng 6/2021, HOSE...