Bộ Tài Chính sắp trình dự thảo giúp các doanh nghiệp sớm cổ phần hóa và lên sàn chứng khoán
Bộ Tài chính đã rà soát xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2007 hướng dẫn cổ phần hóa doanh nghiệp. Dự thảo này sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành trong quý I năm 2020, tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp cổ phần hóa và các cơ quan liên quan triển khai trong thời gian tới.
Theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công thì toàn bộ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trong đó gồm cả doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa và doanh nghiệp không thuộc diện cổ phần hóa) đều phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (Nghị định 167/2017/NĐ-CP đã quy định cụ thể về đối tượng, hồ sơ, trình tự, phương án xử lý, thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất).
Đối với các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, Nghị định 126/2017/NĐ-CP đã quy định doanh nghiệp thực hiện rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa nhưng chưa quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.
Trong quá trình triển khai cổ phần hóa, trên thực tế còn có sự “lúng túng” trong triển khai xây dựng trình duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và việc triển khai xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa. Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hóa đều đang thực hiện xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định 167/2017/NĐ-CP. Quá trình sắp xếp này đòi hỏi các địa phương phải thực hiện rà soát, kiểm tra chặt chẽ.
Để tách bạch rõ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công với phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa của doanh nghiệp cổ phần hóa, theo phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã rà soát xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2007 hướng dẫn cổ phần hóa doanh nghiệp. Dự thảo này sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành trong quý I năm 2020, tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp cổ phần hóa và các cơ quan liên quan triển khai trong thời gian tới.
Theo ông Phạm Văn Đức – Phó Cục trưởng cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài Chính), một trong những nội dung sửa đổi là hướng dẫn cụ thể thêm trình tự, thủ tục, nội dung, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công (doanh nghiệp cổ phần hóa phải được phê duyệt tại phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước).
Video đang HOT
Đồng thời quy định bổ sung để giúp cho doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan đại diện chủ sở hữu và địa phương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) có ý kiến kịp thời, đầy đủ, chính xác và đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật quản lý tài sản công đối với diện tích đất của doanh nghiệp sử dụng khi cổ phần hóa.
Theo đó, căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp theo phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có), các địa phương có ý kiến về các diện tích đất trên địa bàn mà doanh nghiệp tiếp tục sử dụng khi cổ phần hóa sau đó chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phê duyệt phương án này. Các địa phương sẽ có ý kiến thống nhất phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đối với các diện tích đất không có thay đổi so với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có), hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất đối với các diện tích đất có thay đổi so với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt và các diện tích đất doanh nghiệp được giao, nhận chuyển nhượng và thuê đất hợp pháp theo quy định của pháp luật phát sinh từ sau thời điểm phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (nếu có).
Trường hợp đề xuất phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có) hoặc khác với mục đích sử dụng đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại phương án sử dụng đất đối các diện tích đất này cho phù hợp.
Trường hợp doanh nghiệp không điều chỉnh lại phương án sử dụng đất đối các diện tích đất này thì phải trả lại cho nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai để sử dụng vào mục đích khác. Giá trị còn lại của tài sản trên diện tích đất phải trả lại cho Nhà nước (nếu có) doanh nghiệp cổ phần hóa bàn giao cho địa phương tiếp nhận, quản lý; đồng thời hạch toán giảm tài sản, giảm vốn nhà nước theo giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) chịu trách nhiệm chỉ đạo, khẩn trương có ý kiến về diện tích đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng khi cổ phần hóa và giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai để làm cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định; đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm có ý kiến chính thức về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa dẫn tới phải tổ chức xác định lại giá trị doanh nghiệp.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 đang dần hoàn thiện
Ngay từ đầu năm 2020, Kho bạc Nhà nước sẽ thực hiện tổng hợp, lập báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ.
KBNN thành lập Phòng Tổng hợp báo cáo tài chính nhà nước để thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước tại Trung ương. Ảnh TL.
Năm 2019 là năm đầu tiên Kho bạc Nhà nước (KBNN) triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước năm 2018. Để thực hiện công việc này hiệu quả, thời gian qua, Bộ Tài chính và KBNN đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, cụ thể: Công văn số 2728/BTC-KBNN của Bộ Tài chính ngày 11/3/2019 và Công văn số 5772/BTC-KBNN ngày 21/5/2019 sửa đổi, bổ sung Công văn số 2728/BTC-KBNN hướng dẫn gửi báo cáo cung cấp thông tin tài chính để triển khai lập BCTCNN năm 2018; Công văn số 1800/KBNN-KTNN ngày 17/4/2019 của KBNN hướng dẫn triển khai lập BCTCNN năm 2018; Công văn số 2636/KBNN-KTNN ngày 4/6/2019 của KBNN về công tác chuẩn bị, triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước.
Đến nay, khung pháp lý cơ bản cho công tác lập báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 đã được ban hành. Hệ thống thông tin tổng kế toán nhà nước được xây dựng phù hợp, đảm bảo tổng hợp nhanh chóng, chính xác các thông tin tài chính nhà nước một cách hiệu quả, kịp thời, đầy đủ.
Bên cạnh đó, KBNN đang tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin tổng kế toán nhà nước để các đơn vị bên ngoài có thể gửi thông tin tài chính cho KBNN theo hình thức điện tử; đồng thời, hỗ trợ KBNN tiếp nhận hoặc nhập thủ công thông tin tài chính nhà nước do các đơn vị gửi, tổng hợp, lập báo cáo tài chính nhà nước và báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện.
KBNN cũng đã đưa vào vận hành chính thức Cổng tiếp nhận thông tin từ các đơn vị bên ngoài; các hạng mục khác dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ giữa tháng 7/2019.
Đặc biệt, KBNN đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu tổ chức tại KBNN Trung ương. Theo đó, chuyển đổi Vụ Kế toán nhà nước thành Cục Kế toán nhà nước theo Quyết định số 1960/QĐ-BTC ngày 28/9/2015; thành lập Phòng Tổng hợp báo cáo tài chính nhà nước để thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước tại Trung ương.
KBNN đã bổ sung nhiệm vụ thực hiện tổng kế toán nhà nước cho bộ phận kế toán tại KBNN tỉnh, thành phố và KBNN quận, huyện. Theo đó, đến nay, KBNN đã cơ bản hoàn thiện công tác kiện toàn bộ máy kế toán để sẵn sàng cho việc thực hiện Tổng kế toán nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Để hoàn thành việc lập báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 phù hợp với các quy định hiện hành, trong thời gian tới, KBNN nghiên cứu hoàn thiện, trình Bộ Tài chính phê duyệt nội dung kỹ thuật nghiệp vụ gồm: Phương án tổng hợp, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2018; nội dung, biểu mẫu cung cấp thông tin tài chính năm 2018 của các cơ quan quản lý (Tổng cục Thuế, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam...) để làm cơ sở cho các đơn vị triển khai thực hiện.
Dự kiến, tháng 1/2020 này, KBNN thực hiện tổng hợp, lập báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội cùng báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (tháng 3/2020); báo cáo Quốc hội (tháng 5/2020).
KBNN yêu cầu KB các địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính địa phương trong việc đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị cung cấp thông tin tài chính năm 2018 cho KBNN đồng cấp.
Trong quá trình triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước, KBNN địa phương phản ánh kịp thời các khó khăn, vướng mắc về KBNN Trung ương để có các giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Theo đánh giá của KBNN, việc lập thành công báo cáo tài chính nhà nước sẽ góp phần vào công cuộc cải cách quản lý tài chính công tại Việt Nam để hướng tới một nền tài chính ngày càng công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thùy Linh
Theo haiquanonline.com.vn
Nợ 11 ngàn tỷ, Bộ Tài chính cảnh báo Tổng công ty Sông Đà Tổng công ty Sông Đà chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 6/4/2018. Tuy nhiên, đến nay tình hình tài chính vẫn không mấy sáng sủa. Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2018 của Tổng công ty Sông Đà. Theo đó, tổng doanh thu năm 2018 của...