Bộ Tài chính phải ứng quỹ trả nợ vay làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Do dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chậm bàn giao cho Hà Nội, vừa qua Bộ Tài chính đã ứng quỹ tích lũy để trả nợ gốc khoản vay đầu tư dự án này theo cam kết của Chính phủ tại các hiệp định vay vốn.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa khai thác nhưng đã đến kỳ trả nợ theo hiệp định vay vốn – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Chính phủ cho biết như vậy trong báo cáo vừa gửi Quốc hội về tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM.
Với dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Chính phủ cho biết, do dự án chậm hoàn thành bàn giao cho Hà Nội, UBND TP chưa tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay lại theo cơ chế tài chính đã được phê duyệt.
Vừa qua, đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại của các hiệp định vay, Bộ Tài chính đã ứng từ quỹ tích lũy để trả nợ theo cam kết của Chính phủ tại các hiệp định vay đã ký.
Hiện nay, Thủ tướng đang chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thành thủ tục để bàn giao dự án cho UBND TP Hà Nội, làm cơ sở chuyển giao khoản nợ để TP Hà Nội thực hiện trả nợ theo cơ chế tài chính của dự án.
Video đang HOT
Đồng thời, theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng đề xuất báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung danh mục “Trả nợ gốc các hiệp định vay của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông” trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giao thông vận tải để trả nợ gốc khoản vay lại của dự án.
Chính phủ cho biết dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành toàn bộ phần xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử toàn hệ thống theo tiêu chuẩn dự án vào tháng 12-2020. Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành công tác nghiệm thu tổng thể công trình vào ngày 24-3-2021. Dự án đã được cấp chứng nhận an toàn hệ thống, đủ điều kiện để bàn giao đưa vào vận hành khai thác.
Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Bộ Giao thông vận tải sẽ bàn giao dự án cho UBND TP Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai thác theo quy định.
Báo cáo Quốc hội, Chính phủ cũng nhìn nhận việc chậm tiến độ hoàn thành dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông để bàn giao cho UBND TP Hà Nội đưa vào khai thác sử dụng gây ra những dư luận không tốt về dự án.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, thời gian qua Thủ tướng đã trao đổi, làm việc với lãnh đạo Chính phủ Trung Quốc, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng đã làm việc với đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, với tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc, đồng thời định kỳ hằng tuần làm việc với tổng thầu nhằm thúc đẩy tiến độ dự án.
Metro Bến Thành – Suối Tiên khó khai thác đầu năm 2022
Báo cáo của Chính phủ cũng điểm lại quá trình thực hiện 5 dự án đường sắt đô thị khác tại Hà Nội và TP.HCM do Bộ Giao thông vận tải và 2 thành phố làm chủ đầu tư.
Đặc điểm chung là dự án nào cũng chậm trễ, tăng tổng mức đầu tư. Không ít dự án đã thi công gặp tình huống làm phát sinh chi phí bổ sung, nhà thầu yêu cầu tăng chi phí do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan…
Thậm chí có dự án do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng khiến nhà thầu yêu cầu bồi thường như tại gói thầu CP03 dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, nhà thầu HGU gửi 3 khiếu nại bồi thường với tổng chi phí 114,7 triệu USD. Nếu không thanh toán nhà thầu sẽ khiếu nại lên trọng tài quốc tế…
Với dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên ở TP.HCM, ngoài những khó khăn do dịch COVID-19, vẫn còn vướng mắc về vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương… Qua đánh giá những vướng mắc, khó khăn, Chính phủ nhận định việc hoàn thành thi công dự án trong năm 2021, đưa vào khai thác đầu năm 2022 khó có thể khả thi.
Ưu tiên đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM giai đoạn 2021-2030
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP.HCM là dự án quan trọng quốc gia và ưu tiên đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP.HCM giai đoạn 2021-2030.
Hiện nay đường sắt Bắc - Nam vẫn khai thác tuyến đường khổ 1.000mm xây dựng từ thời Pháp thuộc - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Đó là nội dung đáng chú ý trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt ngày 19-10.
Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2030 khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt đạt 11,8 triệu tấn (chiếm thị phần khoảng 0,27%); khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách (chiếm thị phần khoảng 4,4%).
Về kết cấu hạ tầng sẽ nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM; ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP.HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Tầm nhìn đến năm 2050 là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Theo quy hoạch, mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 gồm: 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài khoảng 2.440km; quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362km, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm đường đôi, khổ 1.435mm, chiều dài khoảng 1.545km; tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu dài khoảng 84km, khổ 1.435mm; tuyến TP.HCM - Cần Thơ đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 174km; tuyến TP.HCM - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray tại cửa khẩu Hoa Lư khổ 1.435mm, dài khoảng 128km; tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến sân bay Long Thành chỉ phục vụ hành khách là đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 38km.
Mạng lưới đường sắt quốc gia quy hoạch đến năm 2050 gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354km gồm các tuyến đường sắt hiện có và hoàn thành các tuyến đường sắt mới trên các hành lang trọng yếu; từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn; khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch...
Quy hoạch xác định các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2030 gồm: 2 đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP.HCM; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có; triển khai các tuyến, đoạn tuyến đường sắt mới tăng cường kết nối (ưu tiên xây dựng các tuyến kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng, Cái Mép - Thị Vải, đường sắt đầu mối Hà Nội).
Vừa mở lại nhà máy, chủ nợ chặn cửa đòi trả tiền ngay Sau thời gian dài phải dừng hoạt động để phòng chống dịch, nhu cầu về vốn đầu tư, khôi phục sản xuất, kinh doanh của các DN tăng rất cao. Tuy nhiên, nhiều DN cho biết, họ không biết tìm đâu ra vốn. Khó lại thêm khó Bà Hoàng Thị Như Yến, Giám đốc Công ty CP Thương mại Xây dựng KPY (TP.HCM),...