Bộ Tài chính: Nhập khẩu xăng dầu lợi hơn 2 tỷ USD nhờ giá giảm
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định đã có kịch bản trong trường hợp giá dầu thô xuống 30 USD/thùng
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định đã có kịch bản trong trường hợp giá dầu thô xuống 30 USD/thùng, trong khi thu ngân sách hiện đã bớt phụ thuộc vào nguồn này hơn nhiều so với 5-10 năm trước.
Trước việc giá dầu thô tiếp tục sụt giảm, xuống mức 36 USD mỗi thùng, trả lời trên VTV tối 13/12, Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, đây là điều đã được dự liệu.
- Năm 2016 Quốc hội dự toán thu ngân sách với giá dầu 60 USD mỗi thùng, nhưng nay chỉ còn 36USD thì tác động tới thu ngân sách ra sao?
- Giá dầu đúng là đã xuống ngưỡng 36 USD mỗi thùng, nhưng đây là giá cho các tháng trong tương lai chứ không ảnh hưởng đến thu ngân sách của năm 2015. Bởi thu ngân sách từ dầu năm qua chúng ta đã đạt và vượt, khi đem về khoảng 65.000-66.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng ngân sách không còn quá lo việc thất thu trước các cú sốc giá dầu.
- Vậy Bộ Tài chính tính toán thế nào nếu giá dầu tiếp tục đi xuống?
- Chúng tôi đã xây dựng các phương án rất cụ thể, không chỉ là những kịch bản cho giá dầu ở mức 60, 50, 45 USD mỗi thùng mà trường hợp 40, 35 thậm chí 30 USD một thùng cũng đã được tính toán.
Tuy nhiên phải nói rằng, thu ngân sách 2015 từ dầu thô ở mức 66.000 tỷ đồng thì chỉ còn chiếm 6% trong tổng thu. Con số này thấp hơn cả phần nợ đọng thuế – 76.000 tỷ đồng. Thu dầu thô đã không còn là nguồn có tỷ trọng quyết định như 5-10 năm trước.
- Giá giảm như vậy sẽ tác động thế nào đến nhập khẩu xăng dầu thành phẩm?
- Dự kiến năm 2016, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 12,5-13 triệu tấn xăng dầu, và nếu mức giá dầu thô vẫn giữ nguyên 36 USD mỗi thùng như hiện nay thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 2-2,1 tỷ USD.
Đó là chưa kể, giá xăng dầu giảm thì sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ hạ. Tình hình kinh doanh, làm ăn của doanh nghiệp và người dân sẽ thuận lợi hơn. Khi đó, khoản thu thuế từ nội bộ nền kinh tế sẽ tăng lên, nên ngân sách càng hưởng lợi./.
Theo_VOV
Thị trường hàng hoá dịp Tết Bính Thân: Chi hàng nghìn tỉ đồng bình ổn giá
Tại cuộc họp giao ban tháng 11 do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức ngày 30.11, nhiều địa phương cho biết đã chuẩn bị xong phương án dự trữ hàng hoá phục vụ Tết Bính Thân, đảm bảo không để xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá.
Hàng nghìn tỉ đồng bình ổn giá
Ông Chu Xuân Kiên - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, tổng giá trị hàng hoá phục vụ tết của Hà Nội năm nay lên tới 15.000 tỉ đồng, riêng lượng hàng trong chương trình bình ổn giá đạt 2.556 tỉ đồng, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như bánh kẹo, bia, sữa, xăng dầu, thực phẩm, rau củ quả. Các doanh nghiệp Hà Nội sẽ đồng loạt bán hàng bình ổn giá tại 1.164 điểm bán hàng; tổ chức 12 phiên chợ Việt, 9 tuần hàng Việt, 210 chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân các huyện ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất...
Theo ông Lê Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, đến thời điểm này, thành phố đã cơ cấu đủ nguồn hàng, trong đó nguồn hàng dành cho chương trình bình ổn thị trường chiếm 30-40%, với số tiền lên đến 16.208 tỉ đồng, tăng 462 tỉ đồng so với năm trước. Các điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn TPHCM cũng vào cuộc để dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ dịp lễ tết. Đặc biệt, các quận ven, ngoại thành hiện có 917 điểm bán bình ổn thị trường, 21 siêu thị, 106 cửa hàng tiện ích, 83 điểm trong chợ truyền thống và 707 điểm bán trong khu dân cư với tổng số tiền khoảng 7.000 tỉ đồng. Riêng tháng cao điểm, tổng số tiền bình ổn huy động khoảng 9.000 tỉ đồng. "Nhóm hàng thiết yếu được bình ổn là một trong những nguồn hàng quan trọng góp phần giảm áp lực thị trường về giá hàng hóa ở thời điểm cận tết, vì tất cả các điểm bán hàng bình ổn đều có kế hoạch dự trữ, cam kết giá bán với Sở Công Thương và Sở Tài chính TPHCM" - ông Khoa nói.
Hiện nay Sở Công Thương TPHCM cũng đã làm việc với các doanh nghiệp, nhà phân phối về phối hợp tổ chức các chương trình khuyến mãi, kích cầu mua sắm. Trong tháng cận tết, các doanh nghiệp đăng ký thực hiện hơn 1.500 đợt khuyến mãi, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu với tổng giá trị khuyến mãi khoảng 800 tỉ đồng. Với hệ thống các siêu thị trên địa bàn, ông Nguyễn Thành Nhân - TGĐ Liên hiệp HTX thương mại TPHCM (Saigon Co.op) - cho biết: "Saigon Co.op sẽ tăng lượng hàng thiết yếu lên gấp 2 - 3 lần so với tháng kinh doanh bình thường. Tổng lượng hàng hóa dự kiến cung ứng cho 3 tháng trước, trong và sau tết được dự trữ hơn 95.000 tấn, tăng gần 10% so với năm ngoái".
Nhiều mặt hàng âm ỉ tăng giá
Báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm này có 7 tỉnh thành hoàn tất phương án thực hiện chương trình bình ổn giá. Nếu triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm sẽ có tác dụng kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng cho cả năm 2016.
Dự báo về sức mua của thị trường trong những tháng cuối năm, đặc biệt Tết Nguyên đán, theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội: "Nhu cầu mua sắm chắc chắn sẽ tăng lên nhưng không lên mạnh bởi tồn tại hai bức tranh sức mua tương ứng với thu nhập. Cụ thể, sức mua nhóm giàu (chiếm khoảng 20%) vẫn được duy trì, không thay đổi còn sức mua nhóm nghèo (chiếm 80%) chưa cải thiện được nhiều. Trong thời gian tới, hàng loạt siêu thị sẽ tung ra các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu và hướng vào nhóm đối tượng người có thu nhập trung bình khá trở lên".
Mặt khác, ông Phú cho rằng, dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 khá thấp, chỉ tăng có 0,07% so với tháng trước đồng thời tăng 0,34% so với cùng kỳ năm 2014 nhưng không phản ánh thực tế cuộc sống hằng ngày. Bởi lẽ còn hàng nghìn mặt hàng không có trong rổ tính hàng hóa, giá các mặt hàng vẫn đang tiếp tục tăng âm ỉ.
Theo Lao Động
Doanh nghiệp đồng loạt "tố" hải quan lên Thủ tướng Chính phủ Công ty Vinamilk vừa cùng nhiều doanh nghiệp khác gửi đơn kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, phản đối cách làm của lực lượng hải quan. Nhiều doanh nghiệp sữa Việt đồng loạt gửi đơn kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, phản đối cách làm của lực lượng hải...