Bộ Tài chính mở cửa cho dòng vốn và doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn quốc tế
Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 345/QĐ-BTC về xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS) thay cho chuẩn mực báo cáo tài chính cũ.
Lộ trình áp dụng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021)
Xây dựng và ban hành đề án áp dụng chuẩn mực. Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định trước 15/11/2021.
Giai đoạn 1 áp dụng tự nguyện từ 2022 đến 2025
Đối với báo cáo hợp nhất: Các doanh nghiệp sau có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế.
Công ty mẹ là công ty niêm yết.
Video đang HOT
Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết.
Các công ty mẹ khác.
Giai đoạn 2, áp dụng bắt buộc sau năm 2025
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tinh thần thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp thuộc các đối tượng cụ thể sau:
Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Công ty mẹ là công ty niêm yết.
Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết.
Công ty mẹ quy mô lớn khác.
Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Như vậy, nếu doanh nghiệp chuẩn bị từ thời điểm hiện tại thì sớm nhất năm 2022 có thể áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Trước đây, giới đầu tư nước ngoài khi xem xét đầu tư tại Việt Nam luôn có những trở ngại khi doanh nghiệp Việt Nam khi báo cáo tài chính không theo chuẩn quốc tế vì vậy việc so sánh, đánh giá gặp khó khăn. Đối với doanh nghiệp muốn niêm yết ở sàn chứng khoán nước ngoài hoặc huy động vốn khi đưa báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn Việt Nam không được thế giới chấp nhận, chính vì vậy doanh nghiệp gặp thế khó.
Như vậy, Bộ Tài chính đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng huy động vốn trong tương lại gần.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Bộ Tài chính "điểm tên" các Bộ, ngành thực hiện việc thoái vốn chậm
Bộ Tài chính cho biết, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn là: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, TP Hà Nội.
Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2019 có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tuy nhiên trong đó chỉ có 3 doanh nghiệp thuộc danh mục các doanh nghiệp cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 phê duyệt Danh mục doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Lũy kế giai đoạn 2016 - 2019, đã có 168 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.056 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.694 tỷ đồng.
Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chậm không đạt kế hoạch đề ra, trong đó Bộ Xây dựng còn phải thoái vốn tại 8/11 Tổng công ty cổ phần...
Tuy nhiên trong 168 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/168 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục 128 doanh nghiệp cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch), số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp.
Như vậy, theo Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm, không đạt được kế hoạch đề ra.
Về tình hình thoái vốn, theo quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Trong năm 2019, có 13 doanh nghiệp thuộc danh mục ban hành theo quyết định số 1232 thực hiện thoái vốn với giá trị 896 tỷ đồng, thu về 1.839 tỷ đồng.
Lũy kế từ năm 2017 - 2019, thoái vốn nhà nước tại 92 đơn vị, với giá trị 4.704 tỷ đồng, thu về 8.964 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cũng đánh giá, việc triển khai thoái vốn nhà nước theo quyết định số 1232/QĐ-TTg còn chậm, chỉ đạt 7,8% kế hoạch, không đạt kế hoạch đề ra.
Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn là: Bộ Công Thương (thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), Bộ Giao thông vận tải (thoái 30,4% vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - Công ty CP và 35,16% vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Công ty CP), Bộ Xây dựng (còn phải thoái vốn tại 8/11 Tổng công ty cổ phần); TP Hà Nội (còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp).
Theo Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu lại chậm, không đạt được theo kế hoạch đã đề ra. Chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần. Chậm bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC, chưa đảm bảo kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.
Bộ Tài chính cho rằng, nguyên nhân là do một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.
Nhất là vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước....
Theo Infonet.vn
Bổ sung quy định về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 126/2017/NĐ-CP của Bộ Tài chính bổ sung các quy định về chi phí cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp hay việc bán cổ phần cho người lao động,... Ảnh minh họa. Bộ Tài chính vừa đưa ra Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số...