Bộ Tài chính lại không đồng tình với Bộ Công thương
Sau khi đổ lỗi cho nhau về giá xăng, nay Bộ Tài chính và Công thương tiếp tục không thống nhất trong chi ngân sách làm thương hiệu gạo quốc gia.
Bộ Tài chính vừa có văn bản phản hồi không nhất trí với việc tiếp tục cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ xúc tiến thương hiệu gạo quốc gia bởi đã có nguồn ngân sách của Nhà nước chi trả cho các cơ quan thuộc Bộ Công thương và Sở Công thương các tỉnh rồi. Bộ Tài chính kiến nghị loại bỏ đề xuất trên.
Bộ Tài chính kiến nghị bỏ hỗ trợ kinh phí làm thương hiệu gạo quốc gia
Văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ: Trong dự thảo Quyết định trên, Bộ Công thương đưa quan điểm Ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên cho các hoạt động hỗ trợ các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến phát triển các thương hiệu gạo quốc gia tới thị trường quốc tế. Quan điểm của Bộ Tài chính cần bỏ nội dung này.
Ngoài đề nghị loại bỏ hỗ trợ kinh phí cho xây dựng thương hiệu gạo, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương bỏ nội dung hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp bị tổn thất khi mua gạo nhưng chịu ảnh hưởng biến động giá.
Theo ý kiến của Bộ Công thương tại dự thảo trên, Bộ này đề xuất xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tổn thất khi mua thóc, gạo của nông dân tham gia vào mô hình liên kết sản xuất gạo hàng hóa xuất khẩu với giá trị cao hơn giá thị trường. Xây dựng cơ chế hỗ trợ chi phí sản xuất phục vụ xuất khẩu bền vững các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao, gạo đặc sản địa phương…
Tuy nhiên, phía Bộ Tài chính khẳng định: “Bỏ nội dung này vì đây là chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, không phù hợp với cơ chế thị trường và các cam kết hội nhập và cạnh tranh mà Việt Nam tham gia ký kết. Đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu các giải pháp gián tiếp thông qua các cơ chế thông thoáng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi doanh nghiệp”, văn bản Bộ Tài chính cho hay.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu Bộ Công thương và Bộ Tài chính không đồng tình quan điểm của nhau. Hồi tháng 3 năm nay, dư luận được một phen xôn xao khi chứng kiến hai bộ thể hiện sự bất bình với nhau trong cách tính thuế xăng dầu, thậm chí còn đổ lỗi cho nhau.
Theo đó, sau phát biểu của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính trên truyền hình về trách nhiệm trong việc chậm ban hành đưa ra mức thuế xuất nhập khẩu mới, rằng “Bộ Công thương vẫn là Bộ được giao chủ trì quyết định”, lập tức Bộ Tài chính đã có công văn phản ứng gay gắt. Theo Bộ Công thương, chính Bộ Tài chính mới phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ ban hành mức thuế xuất nhập khẩu mới, làm căn cứ tính giá cơ sở để điều hành xăng dầu. Còn về phía Bộ Công thương, bộ này chỉ nhận trách nhiệm của bộ mình là “chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán các mặt hàng xăng dầu”.
Trước đó, xung quanh việc doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn từ chênh lệch thuế, hai bộ nói trên cũng nhiều lần “đá bóng” trách nhiệm cho nhau. Đáng lưu ý, trong lúc hai bộ không bên nào nhận trách nhiệm chính về việc để lỗ hổng chênh lệch thuế kéo dài hơn 1 năm thì số tiền 3.500 tỷ đồng từ chênh lệch thuế này đã chảy vào túi doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn là người chịu thiệt thòi nhất.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tìm kiếm thêm các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đây là nội dung được trao đổi tại hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn trong nước và nước ngoài" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 29/7.
Ảnh: VCCI
TS. Nguyên Tiên Đông, Vu trương Vu Tin dung cac nganh kinh tê (NHNN) cho biết từ năm 2014 đến nay, dư nợ tín dụng của DN không ngưng tăng trương va hiện đang duy tri ơ mưc khoang 60% tông dư nơ tín dụng của nên kinh tê.
Tính đên thơi điêm 31/5/2016, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đôi vơi DN tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực DN tư nhân chiếm tỉ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất (75%) và tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh nhất (18%).
Đến hết quý II/2016 đã có trên 540 hội nghị đối thoại giữa các ngân hàng với các DN được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố của cả nước nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho trên 50.000 doanh nghiệp và hơn 160.000 đối tượng khác (hợp tác xã, tiểu thương, hộ gia đình..) trong việc vay vốn, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất khoản vay cũ, cho vay mới...
Tổng số tiền được hỗ trợ theo chương trình từ khi triển khai đến 6/2016 đạt 880.000 tỷ đồng. Lãi suất cho vay của chương trình phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn; 9-11%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn, giảm khoảng 1% so với trước đây. Gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, nâng hạn mức tín dụng, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ với dư nợ khoảng 80.000 tỷ đồng.
NHNN đa phôi hơp vơi UBND cac tỉnh, thành phố triên khai, nhân rông chương trinh binh ôn thi trương trên toan quôc. Theo đó, các TCTD sẽ tạo điều kiện về vốn, lãi suất ưu đãi cho vay đối với các DN được UBND tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, thực tế việc tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn có lãi suất ưu đãi của DN vẫn đang là vấn đề nan giải, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 600.000 DN nhưng có tới 30% DN nhỏ và vừa vẫn "không thể tiếp cận" với nguồn vốn của ngân hàng và 30% DN khác cho biết "rất khó tiếp cận" nguồn vốn do không có tài sản thế chấp. Điều này cho thấy việc tiếp cận vốn vẫn là "bài toán khó" với DN nhỏ và vừa.
Tại hội thảo, các diễn giả đã trực tiếp chia sẻ nhiều câu hỏi của DN về một số trường hợp cụ thể trong việc tiếp cận được vốn từ Quỹ Phát triển DN nhỏ và giải đáp băn khoăn của DN bất động sản nghỉ dưỡng.
Đại diện Vietinbank cho biết khi cho vay, ngân hàng phải xem xét, cân nhắc về "lịch sử của doanh nghiệp", do đó ngân hàng rất khó cho vay với những trường hợp có nợ xấu. Hơn nữa, trong các trường hợp cụ thể là xây dựng cơ sở nghỉ dưỡng thì chưa được triển khai tín dụng nhiều, do đó, ngân hàng rất phải cẩn trọng đánh giá lại tính khả thi của dự án.
Ông Đặng Quyết Tiến (Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính)thừa nhận, tình trạng DN nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn là có thật. Nguyên nhân là do sức khỏe nội tại của DN có nhiều vấn đề như không có tài sản đảm bảo, tinh minh bach kém, hê thông bao cao tai chinh chưa đươc thưc sư quan tâm nên sô liêu phan anh chưa chinh xac, chưa đươc kiêm toan, thiêu tin cây...
Điều này khiến TCTD thiếu thông tin khi phân tích, đánh giá và thẩm định nhu câu vay vôn, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các DN; kho khăn trong viêc xư ly tai san thê châp, thu hôi nơ vay do thơi gian thưc hiên cac thu tuc phap ly keo dai, cach thưc xư ly châm trê cua cac cơ quan co thâm quyên...
Ông Hoàng Quang Phòng (Phó Chủ tịch VCCI) nhận định Chính phủ hiện rất quan tâm tới sự phát triển của cộng đồng DN. Trong đó, vấn đề trọng tâm là tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra mắt Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (SMEDF) với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi dành cho DN nhỏ và vừa; World Bank (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tham gia hỗ trợ vốn cho DN Việt Nam thông qua các dự án.
Theo đó, điều kiện để được vay vốn từ Quỹ là DN phải hoạt động trong lĩnh vực: Nông lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải... Mức vay tối đa 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Thời hạn vay tối đa 10 năm với lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay vốn và luôn thấp hơn 90% lãi suất cho vay thương mại. Lãi suất cho vay vốn ngắn hạn với thời hạn vay vốn dưới 01 năm là 5,5%, còn lãi suất cho vay vốn trung và dài hạn là 7%/năm.
Tuy nhiên, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết thêm hiện Nhà nước đã có Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa, nhưng nguồn lực của Quỹ còn hạn chế, các chính sách cho vay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để thông thoáng, phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp hơn.
Vì thế, thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp cận các quỹ quốc tế hoặc các tổ chức cho vay của nước ngoài có chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN dân doanh để đa dạng các nguồn vốn tiếp cận cho doanh nghiệp.
Huy Thắng
Theo_Báo Chính Phủ
'Cú đẩy' bất ngờ làm tăng gánh nặng nợ công Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cảnh báo nguy cơ nợ công vượt trần nếu tăng trưởng GDP suy giảm. Trong khi đó, các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc Anh rời EU có thể là "cú đẩy" khiến nợ công của Việt Nam gia tăng thời gian tới. Nhận định về ảnh hưởng của việc Anh rời EU (Brexit) tới...