Bộ Tài chính không tán thành đề xuất giảm thuế, ưu đãi tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ
Tại Dự thảo Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương nêu một số đề xuất về giảm thuế nhập khẩu với động cơ, hộp số, ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Nhưng theo Bộ Tài chính, những đề xuất đó là chưa phù hợp và tăng rủi ro phụ thuộc thị trường.
Theo Bộ Tài chính, các quy định về thuế đã khuyến khích sản xuất, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô. Ảnh: Internet
Một trong những nội dung đáng chú ý là phản hồi của Bộ Tài chính đối với đề xuất sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) giai đoạn 2018 – 2022 theo hướng giảm thuế với động cơ, hộp số về 0% đến năm 2025, mức tương đương cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA).
Bộ Tài chính cho biết, thuế suất ưu đãi đặc biệt của các dòng hàng động cơ và hộp số ô tô tại ATIGA là 0%, trong Hiệp định AKFTA không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), mức thuế suất ưu đãi lần lượt là 0%; 4,2%; 13,3%; 18%; 20% tại năm 2019. Các mức ưu đãi hiện nay bằng hoặc thấp hơn so với thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) năm 2018.
Video đang HOT
Do đó, nếu điều chỉnh thuế suất trong AKFTA và VKFTA đang ở mức bằng hoặc thấp hơn MFN về mức tương đương với cam kết ATIGA (0%) sẽ đẩy nhanh cam kết trong 2 hiệp định nói trên, đồng thời có thể gây ra chuyển hướng thương mại tới các nước được hưởng thuế suất ưu đãi của hiệp định.
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu động cơ, hộp số ô tô chủ yếu đến từ Hàn Quốc (33,7%), Trung Quốc (gần 20%), ASEAN và Nhật Bản (trên 18%). Nếu doanh nghiệp muốn được hưởng thuế suất thấp có thể lựa chọn nhập khẩu từ các nước ASEAN, Nhật Bản…
Trong bối cảnh nhập khẩu động cơ, hộp số từ Hàn Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn, Bộ Tài chính cho rằng, nếu đẩy nhanh cam kết trong AKFTA, VKFTA có thể khiến tỷ trọng này tăng lên, tăng rủi ro khi phụ thuộc vào một thị trường cũng như không đa dạng hoá nguồn cung khác nhau cho doanh nghiệp và giảm thu từ thuế nhập khẩu.
Mặt khác, ngành sản xuất lắp ráp ô tô thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, được miễn thuế nhập khẩu 5 năm từ ngày dự án bắt đầu sản xuất với nguyên, vật liệu, linh kiện trong nước chưa sản xuất được. Theo Bộ Tài chính, các quy định về thuế đã khuyến khích sản xuất, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, vì thế, đề nghị Bộ Công Thương bỏ quy định này ra khỏi Dự thảo Nghị quyết.
Một điểm đáng chú ý khác tại Dự thảo Nghị quyết, Bộ Công Thương đưa ra những đề xuất khá cụ thể, trình cấp thẩm quyền sửa đổi các luật thuế nhằm hoàn thiện và đơn giản hóa các chính sách, thủ tục về thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp cũng như công nghiệp hỗ trợ.
Thực tế, thời gian qua, Bộ Chính trị, Quốc hội đều đã có nghị quyết, trong đó chỉ đạo mở rộng cơ sở thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế. Triển khai các chỉ đạo này, Bộ Tài chính cũng đã có phương án. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương không nêu cụ thể việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập cá nhân trong dự thảo này mà chỉ nêu nguyên tắc chung là nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các luật thuế nhằm khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Bộ Tài chính cũng muốn bỏ quy định về ưu đãi tín dụng riêng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khỏi Dự thảo Nghị quyết. Thay vào đó sửa thành “việc vay vốn đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành”.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng không ủng hộ có giải pháp ưu tiên các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ, tạo nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Cũng theo Dự thảo Nghị quyết, Bộ Công Thương muốn bổ sung quy định Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp được dùng ngân sách từ nhiệm vụ không thường xuyên trong 5 năm. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đề nghị bỏ nội dung này với lý do “không phù hợp”.
Bộ Tài chính đề nghị bổ sung đối tượng được gia hạn nộp thuế
Các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, sản phẩm cơ khí trọng điểm cũng được đưa vào gói hỗ trợ này.
Ảnh minh họa. (Minh Đức/TTXVN)
Ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trình công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, trong đó bổ sung thêm 4 nhóm đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với số tiền lên đến 180.000 tỷ đồng.
So với dự thảo Nghị định đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ ngày 26/3, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung các ngành, lĩnh vực sau vào đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất, bao gồm ngành sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; xây dựng.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị bổ sung một số hoạt động kinh doanh vào đối tượng được gia hạn, cụ thể là hoạt động kinh doanh bất động sản, dịch vụ lao động và việc làm, thư viện, lưu trữ, bảo tàng, vui chơi giải trí và các hoạt động văn hóa khác.
Thêm vào đó, các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, sản phẩm cơ khí trọng điểm cũng được đưa vào gói hỗ trợ này.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hỗ trợ khách hàng./.
Hạnh Nguyễn
70% phí sở hữu công nghiệp sẽ nộp về ngân sách Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là tổ chức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,...