Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Thông tư quy định một số nội dung về hóa đơn điện tử gồm ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử; ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn điện tử; chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác.
Đồng thời, thông tư cũng quy định hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan.
Video đang HOT
Theo Thông tư nội dung về hóa đơn giấy gồm tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn do Cục Thuế đặt in; việc sử dụng biên lai thu thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế đối với cá nhân; và hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.
Để triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố cần tập trung rà soát, phân loại người nộp thuế gồm doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hoá đơn điện tử theo quy định. Cục Thuế các tỉnh, thành phố thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh về kế hoạch triển khai áp dụng hoá đơn điện tử. Các đơn vị cũng sẵn sàng chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ thông tin để thực hiện lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Cục Thuế các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn cho người nộp thuế và cán bộ thuế các quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC và tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử có kết quả.
Thông tư số 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên thông tư nêu rõ khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.
Hóa đơn điện tử cũng được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2022. Riêng trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử.
Sửa tỷ lệ điều chỉnh mức thuế khoán từ 50% xuống 20%
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, để đảm bảo phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, đối với nội dung về hộ khoán do Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 giao Bộ Tài chính hướng dẫn, tại dự thảo Thông tư có điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC như sau:
Về việc điều chỉnh mức thuế khoán (tại tiết c điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 dự thảo Thông tư): Việc xác định doanh thu tính thuế của hộ khoán có điểm mới so với hiện hành đó là trường hợp hộ khoán có thay đổi doanh thu thì cơ quan thuế sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm theo thực tế nếu doanh thu có thay đổi từ 20% trở lên.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP thì chỉ trường hợp thay đổi doanh thu từ 50% trở lên thì cơ quan thuế mới thực hiện điều chỉnh. Điều này đã gây khó khăn cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc điều chỉnh mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, đặc biệt là trong thời gian COVID-19, những hộ bị ảnh hưởng thay đổi doanh thu dưới 50% sẽ không được điều chỉnh giảm thuế khoán.
Ngoài ra, mức giao tăng dự toán hàng năm đối với khu vực ngoài quốc doanh trong đó bao gồm hộ kinh doanh thường ở mức từ 10% đến 20% (theo số liệu báo cáo thực tế trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay) nhưng cơ quan thuế chỉ có thể điều chỉnh tăng mức thuế khoán nếu doanh thu tăng trên 50% - điều này gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách. Do đó, để có thể điều chỉnh tăng/giảm mức thuế khoán trong năm phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đáp ứng việc hoàn thành dự toán thì cần phải quy định một tỷ lệ phù hợp là 20%.
Đối với một số đối tượng như: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai; cá nhân cho thuê tài sản; cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, bảo hiểm, đa cấp, mặc dù các nội dung về nguyên tắc khai thuế, hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, địa điểm nộp hồ sơ đã được quy định chung tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Để thực hiện thống nhất và dễ tra cứu, đặc biệt là đối tượng cá nhân phát sinh nhiều hình thức đặc thù cần phải có hướng dẫn cụ thể, do đó, tại dự thảo Thông tư có hướng dẫn cụ thể riêng cho từng đối tượng này để thuận tiện cho người nộp thuế tra cứu hồ sơ thủ tục và thực hiện đúng quy định.
Bộ Tài chính đánh giá các sửa đổi này không phát sinh thủ tục hành chính. Việc sửa đổi tỷ lệ điều chỉnh mức thuế khoán từ 50% xuống 20% để đảm bảo để phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Máy tính tiền sẽ kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Dự thảo Thông tư yêu cầu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối...