Bộ Tài chính dự toán thu ngân sách nhà nước 2021 tăng 1,5% so với ước thực hiện năm 2020
Thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trên cơ sở các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, Bộ Tài chính biên soạn và phát hành “Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 Chính phủ trình Quốc hội” nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin chủ yếu liên quan đến đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2020 và dự kiến dự toán thu chi NSNN năm 2021 trình Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 xem xét, quyết định.
Dự toán thu nội địa 1.133,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 84,4% tổng thu. Ảnh: Thuỳ Linh.
Bản báo cáo gồm 4 phần: Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020; Dự kiến dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2021-2023; Phụ lục số liệu liên quan.
Theo báo cáo này, Bộ Tài chính dự toán thu cân đối NSNN năm 2021 là 1.343,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với ước thực hiện năm 2020, giảm 11,1% so với dự toán năm 2020. Tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,5%GDP điều chỉnh, trong đó từ thuế, phí khoảng 13%GDP.
Cụ thể: dự toán thu nội địa 1.133,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 84,4% tổng thu cân đối NSNN, đáp ứng yêu cầu tỷ trọng thu nội địa ngày càng cao trong cơ cấu thu ngân sách (dự toán năm 2020 là 83,6%; ước thực hiện là 84,3%).
Video đang HOT
Dự toán thu từ dầu thô 23,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,7% tổng thu cân đối NSNN trên cơ sở sản lượng khai thác khoảng 8 triệu tấn, giá dự toán 45 USD/thùng. Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 178,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,3% tổng thu cân đối NSNN. Dự toán thu viện trợ là 8,13 nghìn tỷ đồng.
Dự toán chi NSNN năm 2021 được xây dựng trên cơ sở tiếp tục áp dụng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2017-2020; đồng thời, tiếp tục quán triệt các Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công.
Nguyên tắc, định hướng bố trí dự toán chi NSNN năm 2021 phù hợp với khả năng thu NSNN.
Cụ thể: ưu tiên bố trí tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, tiếp tục yêu cầu bố trí tập trung, tránh phân tán; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên gắn với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao tự chủ đơn vị sự nghiệp, cắt giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và các khoản chi chưa thật cần thiết. Thực hiện đúng nguyên tắc bội chi NSNN chỉ dùng cho chi đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, bố trí chi trả lãi đầy đủ, đúng hạn; quản lý chặt chẽ các khoản vay; bố trí bảo đảm nhiệm vụ chi của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đối với những nhiệm vụ trọng yếu theo khả năng triển khai thực hiện năm 2021; cơ bản chuyển các nhiệm vụ chi của 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 thành nhiệm vụ chi của các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật NSNN; bố trí chi dự phòng, dự trữ quốc gia theo quy định để đảm bảo xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp bách phát sinh trong năm.
Với nguyên tắc, định hướng như trên, dự kiến dự toán chi cân đối NSNN năm 2021 là 1.687 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 60,1 nghìn tỷ đồng (-3,4%) so với dự toán năm 2020.
Dự kiến bố trí dự toán chi đầu tư phát triển 477,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,3% tổng chi NSNN, tăng 6,7 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2020; chi trả nợ lãi 110,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,5% tổng chi NSNN, giảm 8,1 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2020. Chi thường xuyên 1.036,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 61,4% tổng chi NSNN, giảm khoảng 20 nghìn tỷ đồng (-1,9%) so với dự toán năm 2020.
Với dự toán như trên, trong bối cảnh thu NSNN chưa thể phục hồi, để có nguồn lực bố trí chi đầu tư phát triển, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ bội chi NSNN năm 2021 dự kiến khoảng 4% GDP điều chỉnh.
Đến hết năm 2021, dự kiến dư nợ công khoảng 46,1%GDP điều chỉnh, dư nợ Chính phủ khoảng 41,9%GDP điều chỉnh.
Hiện “Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 Chính phủ trình Quốc hội” đang được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính nhằm lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đưa công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước ngày càng minh bạch, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và hướng tới các mục tiêu phục vụ xã hội, cộng đồng một cách tốt nhất.
Hết quý 3, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm gần 34 nghìn tỷ đồng
Thống kê cho thấy, đến thời điểm hết tháng 9, việc chi trả quyền lợi bảo hiểm đã tăng mạnh tới 20,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện nay quy mô của thị trường bảo hiểm cũng đang không ngừng tăng lên.
Theo Bộ Tài chính, trong 9 tháng đầu năm, thị trường bảo hiểm duy trì đà tăng trưởng khá với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 131,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16,7% so cùng kỳ năm 2019.
Hiện nay, quy mô của thị trường bảo hiểm đang không ngừng tăng lên. Năm 2016, thị trường bảo hiểm có 62 doanh nghiệp (trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Đến tháng 9/2020, thị trường bảo hiểm có 69 doanh nghiệp và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trong đó, tăng 7 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ so với năm 2016.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, thị trường bảo hiểm tăng trưởng ổn định cả về quy mô thị trường và khối lượng đầu tư trở lại nền kinh tế. Cụ thể, tổng tài sản ước đạt 531.524 tỷ đồng (tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2019). Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 428.823 tỷ đồng (tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2019).
Thống kê cho thấy, hết tháng 9/2020, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 344.582 tỷ đồng (tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2019). Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 110.742 tỷ đồng (tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2019). Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 131.570 tỷ đồng (tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2019).
Đáng chú ý, cũng đến thời điểm hết tháng 9, chi trả quyền lợi bảo hiểm đã ước đạt 33.917 tỷ đồng (tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2019).
Hạn chế cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài Muốn vay vốn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước phải tự vay, tự trả nợ theo đúng các điều kiện đã cam kết trong thỏa thuận vay, bình đẳng như doanh nghiệp khác, Chính phủ hạn chế bảo lãnh. Bộ Tài chính sẽ báo cáo Quốc hội việc quản lý, giám sát việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước,...