Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế nhập khẩu thịt gà xuống còn 18%
Nếu giảm thuế nhập khẩu thịt gà xuống còn 18% thì dự kiến Việt Nam sẽ giảm thu khoảng 3 triệu USD, tương đương 69 tỷ đồng/năm. …
Bộ Tài chính dự kiến giảm mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh từ 20% xuống 18%. Mức thuế suất 18% tương ứng với mức cắt giảm năm thứ 1 trong Hiệp định CPTPP.
Ngày 6/12, Bộ Tài chính vừa có công văn 14813 gửi xin ý kiến các Bộ, ngành lần thứ 4 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định số 125 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122 ngày 1/9/2016 về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Đáng chú ý, trong biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi có một số mặt hàng nông sản điển hình nhưthịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà.
Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, tại công văn ngày 8/11/2019, Đại sứ quán Mỹ kiến nghị giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này từ 20% xuống 14,5% trong năm 2020 và 0% vào năm 2028.
Qua số liệu thống kê so với năm 2018, lượng nhập khẩu thịt gà của Việt Nam tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2019 nhưng đã giảm dần từ tháng 6 đến nay.
Mặt khác, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì việc tăng lượng nhập khẩu xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân dịch tả lợn nên người dân chuyển sang tiêu dùng thịt gà.
“Trong các nhóm hàng nông nghiệp, nhóm mặt hàng thịt gà là nhóm Việt Nam thực hiện bảo hộ cao, trong các Hiệp định thuế quan hoặc trong quá trình đàm phán, nhóm hàng này luôn trong nhóm nhạy cảm cao, không cam kết cắt giảm hoặc nếu buộc phải cắt giảm sẽ vào giai đoạn cuối cùng khi thực hiện cam kết”, Bộ Tài chính nhận định.
Do vậy, Bộ Tài chính cho biết các Biểu thuế hiện hành cũng cơ bản giữ mức trần cam kết khi chưa đến thời gian cắt giảm cuối cùng do thịt gà là nhóm hàng thực phẩm thiết yếu, kể cả theo thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam, đồng thời là mặt hàng của người nông dân, các gia đình, hộ dân đều có thể tăng gia sản xuất tại nhà nên qua đó đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Với mức thuế nhập khẩu 20% như hiện nay, giá gà nhập khẩu vẫn thấp hơn so với giá thành người dân sản xuất.
Video đang HOT
Căn cứ thông tin phân tích nêu trên, Bộ Tài chính dự kiến giảm mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh từ 20% xuống 18% (Mỹ đề nghị 14,5%).
Mức thuế suất 18% tương ứng với mức cắt giảm năm thứ 1 trong Hiệp định CPTPP.
Đánh giá tác động của phương án, Bộ Tài chính cho biết, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc giảm thuế do giá sản phẩm giảm.
Trong trường hợp giảm thuế từ 20% xuống 18%, lấy theo kim ngạch nhập khẩu chịu thuế MFN năm 2018 thì dự kiến sẽ giảm thu khoảng 3 triệu USD, tương đương 69 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó với việc giảm thuế MFN thì không chỉ Mỹ được hưởng mà thị trường Braxin, Ba Lan cũng được hưởng ưu đãi theo và qua đó thì cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của hàng nhập khẩu không chỉ từ Mỹ, Braxin, Ba Lan mà còn có các thị trường khác chưa xuất khẩu vào Việt Nam.
Mặt khác, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2019, cả nước nhập khẩu 215,7 nghìn tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn 186 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam nhập khẩu thịt gà các loại từ các nước tiên tiến, có chất lượng cao như Mỹ, bình quân chiếm 61,8% tổng lượng nhập khẩu; tiếp theo là Brazil chiếm 13,1% và Hàn Quốc chiếm 12,3%.
Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà, trong đó, đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).
Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này là 861 USD/tấn, tương đương khoảng 19.800 đồng/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh…) và có xu hướng tăng khá mạnh từ tháng 6/2019 đến nay.
Theo Duyên Duyên/Vneconomy
Khốn khổ gà rẻ như rau, lại thêm điềm báo phá sản nguy hiểm
Thịt gà nhập khẩu đang ồ ạt về Việt Nam, giá gà nội hiện rẻ như rau khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng do thừa cung. Tuy nhiên, kế hoạch của Bộ NN-PTNT là vẫn tiếp tục tăng đàn.
Nhập khẩu tăng mạnh, gà nội giá "chạm đáy"
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt gà các loại đạt 195.000 tấn, trị giá 166,6 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 48,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà; trong đó, đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).
Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm là 850 USD/tấn, tương đương 19.500-20.000 đồng/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh,...) và có xu hướng tăng khá mạnh từ tháng 6 năm 2019 đến nay.
Giá gà lông màu ở khu vực miền Nam đang giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ năng
Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ - cho biết, giá gà công nghiệp lông trắng sau một thời gian dài "chạm đáy" xuống mức 12.000-13.000 đồng/kg nay đã quay đầu tăng lên mức 21.000-22.000 đồng/kg. Song, với mức giá này người chăn nuôi vẫn chịu lỗ 3.000-4.000 đồng/kg.Trong khi đó, giá gà công nghiệp các loại ở Việt Nam lại "chạm đáy" khoảng nửa năm nay.
Còn cách đây khoảng một tuần, người chăn nuôi lỗ khoảng 10.000 đồng/kg gà lông trắng. Thời điểm ấy ở khu vực Đông Nam Bộ mỗi tỉnh xuất bán khoảng 3 triệu con gà, lỗ trên 70 tỷ đồng.
Tương tự, sau khi giá gà giảm ở mức hòa vốn một thời gian khá dài thì khoảng 1 tháng nay, gà lông màu lại có xu hướng giảm mạnh hơn. Hiện giá gà lông màu ở mức 26.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất là 35.000 đồng/kg, tức người nuôi lỗ 9.000 đồng/kg.
Thực tế, theo số liệu từ Bộ NN-PTNT, 9 tháng năm 2019, sản lượng thịt gia cầm ở nước ta đạt 931 ngàn tấn, tăng 13,5%; trứng đạt 9,2 tỷ quả, tăng 10,0%.
Dư cung vẫn tiếp tục tăng đàn?
Theo ông Ngọc, giá thịt gà giảm mạnh, có thời điểm giá rẻ hơn rau là vì chúng ta ồ ạt nhập khẩu thịt gà đông lạnh về, lượng nhập tăng mạnh. Bên cạnh đó, giá gà giảm một phần cũng bởi người dân chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Dịch tả lợn châu Phi hoành hành, nhiều trang trại chuyển từ nuôi lợn sang nuôi gà khiến nguồn cung tăng mạnh. Hậu quả, người dân chịu nỗi buồn thua lỗ vì cung tăng, giá giảm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết, tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tăng mạnh do thời gian qua người nuôi lợn bỏ nghề chuyển sang nuôi gà rất nhiều. Cùng với đó, lượng thịt gà nhập khẩu tương đối lớn khiến giá rớt thê thảm.
Theo kế hoạch, Bộ NN-PTNT sẽ đẩy nhanh quy mô sản xuất và tăng chăn nuôi gia cầm
Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), thừa nhận, gà nhập khẩu đã làm sức tiêu thụ gia cầm trong nước bị ảnh hưởng. Song, chúng ta không thể sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu. Bộ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra chất lượng, thời hạn sử dụng,... thịt gà nhập khẩu, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có chất lượng.
Trong khi đó, kế hoạch của Bộ NN-PTNT từ nay đến cuối năm ngành chăn nuôi vẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh tả lợn châu Phi. Đáng chú ý, ngoài hướng dẫn tái đàn lợn bằng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thì tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh quy mô sản xuất và tăng trưởng chăn nuôi gia cầm và gia súc ăn cỏ nhằm bù đắp vào phần thiếu hụt thịt lợn.
Điều này khiến các chuyên gia trong ngành lo ngại rằng nguồn cung gà đang có chiều hướng dư thừa, nếu tiếp tục đẩy mạnh quy mô đàn gà giá có thể giảm sâu hơn, người chăn nuôi lại lỗ nặng và có nguy cơ phá sản cả loạt.
Trên thực tế, do diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, lo ngại thiếu hụt nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm, không ít lần, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu phải tập trung phát triển những nhóm thực phẩm khác để bù đắp như nuôi gia cầm, đại gia súc, thuỷ sản trên nguyên tắc phát triển theo chuỗi, đảm bảo an toàn sinh học.
Song, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, việc phát triển các nhóm thực phẩm thay thế là cần thiết, nhưng cần chú ý đến thị trường, tránh tình trạng hàng sản xuất ra không bán được, giá lại rẻ.
Tâm An
Theo Vietnamnet
Giá vàng châu Á giảm sau khi Trung Quốc nới lỏng áp thuế hàng hóa Mỹ Vào lúc 15 giờ 2 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.473,16 USD/ounce; giá vàng Mỹ giao kỳ hạn giảm 0,3% xuống 1.478 USD/ounce. Vàng được bày bán tại cửa hàng kim hoàn. (Ảnh: THX/TTXVN) Trong phiên giao dịch chiều 6/12, giá vàng châu Á giảm do Trung Quốc thông báo dỡ bỏ thuế đối với một phần...