Bộ Tài chính dự kiến giảm phí lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm
Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, trong đó đề xuất giảm 50% một số mức thu trong lĩnh vực này.
Trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp về việc miễn, giảm phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, căn cứ Luật Phí và lệ phí, Bộ Tài chính đã xây dựng và lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.
Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn sẽ giảm mức nộp phí cho tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Video đang HOT
Dự kiến, các đối tượng nộp phí như trên khi đăng ký bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển; đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký; xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; được cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển: thực hiện nộp phí bằng 50% mức thu phí quy định tại điểm a, điểm b, điểm d mục 1 và mục 2 Điều 4 Thông tư số 202/2016/TT-BTC. Cụ thể, phí đăng ký giao dịch bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển được giảm từ 80.000 đồng/hồ sơ xuống còn 40.000 đồng/hồ sơ; đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký, mức phí từ 60.000 đồng/hồ sơ giảm còn 30.000 đồng/hồ sơ…
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
LP
Bộ Tài chính miễn phí hoàn toàn 6 dịch vụ chứng khoán
Theo Bộ Tài chính, từ 19/3 - 31/8, 6 loại dịch vụ: Đăng ký niêm yết, đăng ký chứng khoán, kết nối trực tuyến lần đầu, vay và cho vay chứng khoán qua hệ thống kết nối trực tuyến VSD, đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, đăng ký thành viên bù trừ sẽ được miễn phí.
Sắc đỏ bao trùm tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ đã tác động mạnh tới chứng khoán Việt Nam. Ảnh tư liệu: THX/TTXV.
Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.
Vì vậy, ngoài miễn phí 6 dịch vụ trên, Bộ Tài chính giảm giá từ 10 - 50% đối với 9 dịch vụ, trong đó: Giảm 10% đối với 3 dịch vụ: Giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh, lưu ký chứng khoán; giảm từ 15 - 20% đối với 2 dịch vụ: Quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh; giảm từ 30 - 50% đối với 4 dịch vụ: Quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm, thực hiện quyền, chuyển khoản chứng khoán, đấu giá và chào bán cạnh tranh.
Trên cơ sở mức giảm giá dịch vụ quy định tại Thông tư này, Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán quy định tại Điều 2 Thông tư số 128/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 thực hiện ngay việc giảm giá dịch vụ do đơn vị mình cung cấp tương ứng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ, quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.
Thời gian áp dụng mức giảm giá và miễn thu tiền sử dụng dịch vụ quy định tại Thông tư ít nhất trong vòng hơn 5 tháng (từ ngày 19/3 - 31/8). Trường hợp tình hình dịch COVID -19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng Thông tư này trong trường hợp cần thiết.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho hay: Trước đó, theo phản ánh của thành viên thị trường, một số quy định giá dịch vụ áp dụng cho thị trường chứng khoán phái sinh đang ở mức cao. Do vậy, việc giảm giá dịch vụ trong bối cảnh hiện nay hợp lý và cần thiết để hỗ trợ thị trường, góp phần ổn định tâm lý của nhà đầu tư, phù hợp với tinh thần Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Đối với TTCK Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, ông Trần Văn Dũng cho biết: UBCKNN sẽ tiếp tục điều hành TTCK theo quan điểm: "Tôn trọng sự tự điều chỉnh theo quan hệ cung - cầu của thị trường, hạn chế tối đa các tác động, can thiệp về hành chính và kỹ thuật vào thị trường khi chưa thật sự cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay, UBCKNN mong các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư tiếp tục vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của TTCK Việt Nam, nhằm góp phần hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tránh những phiên bán tháo không cần thiết".
Theo Minh Phương/Báo Tin tức
Cần giải pháp mạnh hơn tiếp sức cho thị trường chứng khoán Trong bối cảnh thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) cho rằng, cơ quan quản lý cần triển khai các giải pháp hỗ trợ thị trường và nhà đầu tư mạnh mẽ hơn. Sau khi kiến...