Bộ Tài chính đề xuất gỡ tắc cho trái phiếu doanh nghiệp
Tiếp thu kiến nghị từ các thành viên thị trường, Bộ Tài chính vừa công bố phương án sửa đổi Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), để lấy ý kiến rộng rãi trước khi hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành, nhằm giải tỏa nhiều bất cập đang tồn tại.
Thời gian qua, chỉ những DN lớn, hoạt động hiệu quả mới huy động được vốn trái phiếu
Sẽ gỡ nhiều điểm nghẽn
Theo phản ánh của các DN, Nghị định 90 đặt ra các điều kiện khắt khe, khiến họ gặp nhiều khó khăn khi phát hành trái phiếu. Chẳng hạn, điều kiện DN phát hành trái phiếu trong nước phải có kết quả kinh doanh năm liền trước năm phát hành có lãi là không phù hợp đối với các DN mới thành lập và đang phát triển, bởi nhu cầu huy động vốn cho sản xuất – kinh doanh của các DN này khá lớn. Các DN có nhu cầu huy động vốn để tái cơ cấu hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng không đáp ứng được điều kiện này, do kết quả kinh doanh của các DN trong quá trình tái cơ cấu thường không có lãi.
Để khắc phục bất cập nêu trên, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định áp dụng riêng đối với các DN mới thành lập (chưa đủ 3 năm hoạt động) và DN trong quá trình tái cơ cấu, không cần đảm bảo điều kiện kết quả kinh doanh năm liền trước năm phát hành có lãi.
Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế cũng gặp khó khăn do khó đáp ứng quy định, DN phải đảm bảo hệ số tín nhiệm tối thiểu ngang bằng với hệ số tín nhiệm quốc gia. Mặt khác, tại thời điểm nộp hồ sơ, DN thỏa mãn điều kiện này, nhưng đến thời điểm phát hành, DN có thể bị tụt hạng. Hơn nữa, không phải DN nào cũng có xếp hạng tín nhiệm.
Với lý lẽ TPDN là khoản tự vay, tự trả của DN và các NĐT trên thị trường quốc tế tự đánh giá rủi ro của TPDN, Bộ Tài chính cho biết, để khắc phục “điểm nghẽn” trên, Nghị định 90 sửa đổi có thể sẽ bỏ quy định DN phải đảm bảo hệ số tín nhiệm tối thiểu ngang bằng với hệ số tín nhiệm quốc gia.
Về phản ánh của các DN, đối với trường hợp DN phát hành trái phiếu hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con, việc sử dụng báo cáo tài chính nào nào (báo cáo công ty mẹ, báo cáo hợp nhất, hay cả 2) trong hồ sơ phát hành hiện chưa quy định rõ, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định: DN phát hành hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con thì phải công bố cho các NĐT cả báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính tài chính hợp nhất.
Video đang HOT
Mở hướng cho lập Trung tâm thông tin TPDN
Theo quy định tại Nghị định 90 và Thông tư 211/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 90, DN phát hành trái phiếu trong nước có trách nhiệm công bố thông tin: trước khi tổ chức phát hành, DN gửi thông báo kế hoạch phát hành đến Bộ Tài chính (thông tin về DN phát hành, khối lượng phát hành dự kiến, kỳ hạn, lãi suất…).
Sau khi hoàn tất đợt phát hành trái phiếu, DN báo cáo Bộ Tài chính về kết quả phát hành: giá trị phát hành thực tế, kỳ hạn, lãi suất… Định kỳ 6 tháng và 12 tháng, DN báo cáo Bộ về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
Thực tế áp dụng các quy định này cho thấy, một số DN chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc thông báo kế hoạch và báo cáo kết quả phát hành đến Bộ Tài chính; sau phát hành, DN chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động và tài chính cho các NĐT mua trái phiếu, khiến NĐT không nắm được tình hình hoạt động của các DN phát hành…
Để khắc phục tình trạng trên, qua đó cải thiện tính minh bạch trên thị trường, các thành viên của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) đã nhiều lần kiến nghị Bộ Tài chính cho phép VBMA đứng ra thành lập Trung tâm thông tin TPDN.
Bộ Tài chính cho biết, hiện Bộ đã đồng ý về chủ trương giao VBMA triển khai thí điểm Trung tâm thông tin TPDN, để tạo thuận lợi cho NĐT tiếp cận thông tin về các đợt phát hành, hỗ trợ phát triển thị trường thứ cấp, qua đó tăng thanh khoản cho TPDN. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 90, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận thông báo kế hoạch phát hành và báo cáo kết quả phát hành trái phiếu của DN, trong khi hiện chưa có cơ sở pháp lý để Bộ chuyển dữ liệu cho VBMA triển khai Trung tâm thông tin TPDN.
Để khắc phục vướng mắc này, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định về thẩm quyền của Bộ trong Nghị định 90 sửa đổi là Bộ Tài chính có thể ủy quyền cho tổ chức nhận báo cáo của DN phát hành.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá ôtô chưa giảm đã rục rịch tăng
Bộ Tài chính không những bác đề xuất của VAMA về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mà còn điều chỉnh cách tính thuế này với xe nhập khẩu, khiến giá xe nhập khẩu có thể tăng 5%.
&'Bác' đề xuất của VAMA
Từ cuối năm 2014 tới nay, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và các thành viên liên tục kiến nghị thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xe sản xuất lắp ráp trong nước (CKD), đồng thời giảm lệ phí trước bạ nhằm cạnh tranh với xe nhập khẩu và thúc đẩy phát triển thị trường. Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tài chính đã công bố lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN (40%, 30% và 0% tương ứng vào các năm 2016, 2017 và 2018), khiến cho giá xe nhập khẩu từ khu vực này về lý thuyết là giảm đáng kể so với hiện nay.
Cụ thể, VAMA đề xuất thay đổi cách tính thuế TTĐB với xe CKD, từ giá tính thuế là giá bán ra của nhà sản xuất hiện nay thành giá xuất xưởng của cơ sở sản xuất. Đại diện VAMA cho rằng hiện giá tính thuế TTĐB với xe nhập khẩu là giá CIF cộng với thuế nhập khẩu, nên để công bằng hơn giữa xe nhập và xe lắp ráp, giá tính thuế TTĐB nên là giá xuất xưởng của nhà sản xuất.
Cùng với các đề xuất tăng, kéo dài ưu đãi cho sản xuất trong nước, kiến nghị mới thay đổi tính thuế này được VAMA kỳ vọng sẽ giúp các thành viên giảm được khoảng 10% giá xe lắp ráp, đồng thời tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
Đề xuất của VAMA bị bác bỏ.
Tuy nhiên, đề xuất của VAMA đã bị Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định hướng dẫn luật thuế TTĐB có hiệu lực từ 1/1/2016 tới - thẳng thừng bác bỏ. Tại cuộc hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định nêu trên vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính, cho biết: " Vừa rồi, VAMA có nêu ý kiến về việc áp dụng giá tính thuế hiện nay gây bất lợi cho nhà sản xuất ôtô trong nước và độ chênh khoảng 20-25%. Tuy nhiên, nhận định đó chưa có cơ sở, chưa có căn cứ để chứng minh ".
Ông Thi nhấn mạnh: "Quan điểm của chúng tôi, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thì mỗi quốc gia phải có những chính sách nhất định để đối phó, bởi thực ra không phải chúng ta mà rất nhiều nước trong quá trình hội nhập người ta cũng phải tính toán, xem xét lại thuế nội địa - có nội dung quan điểm là bảo đảm ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, công bằng, bình đẳng là gì? Là trong cơ chế thị trường, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, cho nên VAMA đề nghị tính thuế TTĐB trên giá xuất xưởng/giá thành đầu tiên, chúng tôi trao đối với VAMA là cái đó trên thực tế không thực thi vì tính trên giá thành tức là tính trên cả lỗ của doanh nghiệp, cách tính đó là tiêu diệt sự cạnh tranh".
Áp giá tính thuế mới cho xe nhập khẩu
Không chỉ giữ nguyên giá tính thuế TTĐB như hiện nay với xe CKD, Bộ Tài chính còn chủ trương điều chỉnh giá tính thuế với xe nhập khẩu. Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn luật thuế TTĐB, giá làm căn cứ tính thuế TTĐB với ôtô dưới 24 chỗ ngồi là giá bán của cơ sở nhập khẩu bán ra nhưng không được thấp hơn 5% so với giá bán cao nhất của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Hiện nay, giá tính thuế TTĐB với ôtô dưới 24 chỗ ngồi là giá CIF cộng với thuế nhập khẩu, với nhiều mặt hàng chịu thuế TTĐB khác là giá cơ sở nhập khẩu bán ra nhưng không thấp hơn 10% giá bình quân của các cơ sở thương mại.
Theo tính toán của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ôtô, khi quy định mới được áp dụng, giá tính thuế TTĐB với xe nhập khẩu tăng, và do đó giá bán lẻ cũng tăng, dự kiến tối thiểu ở mức 3-5% so với hiện nay.
Giá xe nhập khẩu có thể tăng khoảng 5% trong thời gian tới.
Đặc biệt, theo ông Phạm Anh Tuấn, thư ký của VAMA, nếu áp dụng quy định này, giá xe nhập khẩu do các thành viên VAMA nhập và phân phối sẽ tăng mạnh hơn bởi đa số các thành viên VAMA không tách biệt giữa đơn vị nhập khẩu, đơn vị phân phối, giá bán ra là giá bán của đơn vị phân phối nên giá tính thuế cao hơn.
"Nếu thành viên VAMA tách được nhà sản xuất và nhà phân phối thì họ không phải chịu thuế TTĐB cho nhà phân phối. Tuy nhiên nếu kết hợp thì họ sẽ ảnh hưởng, giá xe tăng lên, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng bởi vì với mô hình tách biệt, người tiêu dùng có thể mua giá thấp còn với VAMA thì khách hàng mua giá cao hơn ", ông Tuấn nói.
Tuy nhiên đại diện Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm: "Thay vì bằng kéo sàn xuống thì chúng tôi đề nghị đối với sản xuất trong nước giá tính thuế TTĐB đối với ôtô vẫn là giá bán của nhà sản xuất, đối với nhà nhập khẩu là giá bán ra của nhà nhập khẩu", ông Thi nói.
Theo_Zing News
Vẫn được hưởng cổ tức từ trái phiếu phát hành năm 1648 Chuyện không tưởng vừa xảy ra ở Đại học Yale (Mỹ). Ngôi trường này sắp nhận 136,2 EUR từ cổ tức trái phiếu vĩnh viễn được phát hành năm 1648. Trái phiếu đang được trưng bày tại Đại học Yale - Ảnh: Đại học Yale Theo Bloomberg, trái phiếu trên do cơ quan nhà nước Hà Lan De Stichtse Rijnlanden phát hành, viết...