Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế TTĐB nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô
Việc hoãn nộp thuế sẽ giúp các hãng sản xuất xe có điều kiện về vốn để có thể tung ra một số biện pháp kích cầu như giảm giá, khuyến mãi.
Việc hoãn nộp thuế sẽ giúp các hãng sản xuất xe có điều kiện về vốn để có thể tung ra một số biện pháp kích cầu như giảm giá, khuyến mãi.
Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3/2020. Thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm 31/12/2020.
Video đang HOT
Theo đó, doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 10/2020.
Cụ thể: Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9; tháng 4 chậm nhất 20/10; tháng 5 chậm nhất là 20/11.
Từ tháng 6 đến tháng 10 thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp của kỳ tính thuế chậm nhất là ngày 20/12. Nghị định này được đưa ra sẽ là giải pháp thứ 2 từ Chính phủ hỗ trợ trực tiếp vào thị trường ô tô năm nay, sau chính sách giảm chi phí trước bạ.
Việc hoãn nộp thuế sẽ giúp các hãng sản xuất xe có điều kiện về vốn để có thể tung ra một số biện pháp kích cầu như giảm giá, khuyến mãi.
Bên cạnh đó, việc hoãn nộp thuế sẽ giúp các hãng sản xuất xe có điều kiện về vốn để có thể tung ra một số biện pháp kích cầu như giảm giá, khuyến mãi.
Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà
Ngày 24/4, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, vừa có Văn bản số 47/2020/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND TP HCM và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) và người mua nhà.
Trong đó, HoREA đề nghị các ngân hàng thương mại hỗ trợ DN BĐS sản theo hướng được cơ cấu lại nợ, giảm khoảng 30-50% lãi vay trong thời hạn 12, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn khi đáo hạn.
Đề nghị tạo điều kiện tối đa cho các DN được tiếp cận nguồn vốn tín dụng vay mới và xem xét giảm 50% giá trị tài sản thế chấp để thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, đối với DN được tổ chức tín dụng thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn, có phương án sử dụng vốn khả thi, có khả năng tài chính để trả nợ. Đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép nới rộng thêm 5% đối với giới hạn cấp tín dụng, đối với một khách hàng không được vượt quá 20%; đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chỉ áp dụng đặc thù trong năm 2020. Đề nghị được xem xét, chấp thuận cho cá nhân, hộ gia đình cũng được giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất 12 tháng, khi hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở.
Theo HoREA, mục tiêu tăng trưởng GDP nước ta năm 2020 là 6,8%, nhưng hiện nay, Ngân hàng châu Á (ADB) nhận định tăng trưởng GDP nước ta có thể đạt 4,8%, còn IMF dự báo chỉ đạt 2,7%. Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 khoảng 14%, nhưng đến giữa tháng 04/2020, mới tăng có 0,78%, chỉ bằng 24,5% so với cùng kỳ năm 2019 (3,18%), nên cần có chính sách, cơ chế tạo điều kiện để các DN, nhất là khu vực tư nhân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn nữa.
Quốc Định
Vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ doanh nghiệp: Khó như lên trời Thủ tục vay rườm rà và nhiều yêu cầu vô lý đã khiến hầu hết doanh nghiệp (DN) tại TPHCM không thể tiếp cận được vốn từ gói hỗ trợ vốn của Chính phủ dành cho DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cty TNHH Nước giải khát Thiên Tân (Đồng Nai) và nhiều doanh nghiệp khác gặp khó khăn trong việc tiếp...