Bộ Tài chính: Đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý nợ công
Theo Bộ Tài chính, Dưới sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý, huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2020 đã đạt kết quả nhiều kết quả tích cực.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ Tài chính đã tích cực, thường xuyên phối hợp với các cơ quan đánh giá tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020, dự báo tình hình và nhiệm vụ giải pháp chủ yếu về thu, chi ngân sách nhà nước và nợ công trong những tháng cuối năm 2020 để báo cáo Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các cơ quan, đơn vị liên quan đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công và các hạn mức vay nợ 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, công tác quản lý, huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ Chính phủ đã có nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, công tác quản lý nợ công và nhiệm vụ huy động vốn vay, trả nợ được thực hiện theo đúng Nghị quyết của Quốc hội với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu trong nước. Công tác trả nợ được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ.
Triển khai thực hiện các công cụ quản lý nợ chủ động theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017
Thứ hai, công tác huy động vốn vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo nhu cầu sử dụng vốn của NSNN và tín hiệu thị trường. Trong Quý I, do nhu cầu chi đầu tư công chưa cao và nhằm duy trì mặt bằng lãi suất thị trường ở mức thấp, Bộ Tài chính đã điều chỉnh giảm khối lượng huy động.
Video đang HOT
Từ giữa tháng 3 năm 2020 khi nhu cầu vốn của NSNN tăng (cho giải ngân đầu tư công, cho các chương trình hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19) Bộ Tài chính đã tăng khối lượng huy động trái phiếu Chính phủ để đáp ứng nhu cầu chi của NSNN.
Kể từ tháng 5/2020, diễn biến dịch bệnh trong nước về cơ bản được kiểm soát, thị trường tài chính, chứng khoán bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào là cơ sở để Bộ Tài chính đã tranh thủ phát hành.
Theo đó, khối lượng phát hành thành công trái phiếu Chính phủ có xu hướng tăng dần qua từng tháng đi kèm với lãi suất giảm tại tất cả loại kỳ hạn và tỷ trọng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài trên 10 năm chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 94,8% tổng khối lượng phát hành trong 6 tháng đầu năm), góp phần giảm chi phí huy động vốn cho NSNN và giảm rủi ro thanh khoản và tái cấp vốn của danh mục nợ.
Về ký kết các hiệp định vay nước ngoài, Bộ Tài chính đã chủ động đôn đốc các cơ quan chủ quản, chủ dự án trong việc hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật để thúc đẩy tiến độ đàm phán, ký kết các hiệp định vay cũng như thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2020. Kết quả trong 6 tháng đầu năm đã ký kết 5 Hiệp định vay với tổng trị giá ký vay là 533,2 triệu USD (gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019).
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính cũng tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công. Theo đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đang hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến quản lý vốn vay nước ngoài vay về cho vay lại của Chính phủ theo hướng phối hợp với các cơ quan dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, Bộ Tài chính cũng tiếp tục triển khai thực hiện các công cụ quản lý nợ chủ động theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017, cụ thể: đã trình Chính phủ phê duyệt hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2020 (Nghị quyết số 40/NQ-CP); hoàn thành việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2020-2022 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020; đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và chủ động khẩn trương triển khai công tác xây dựng đề án kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và đề án chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017.
Kênh gửi tiết kiệm bị cạnh tranh bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đánh kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó có gửi tiết kiệm. Trong khi đó, Bộ Tài chính vừa khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân cẩn trọng đổ vốn vào trái phiếu doanh nghiệp.
Công ty chứng khoán SSI vừa có báo cáo liên quan đến tác động của kênh trái phiếu doanh nghiệp tới lãi suất tiền gửi.
Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi. So với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu cao hơn từ 0,8-1,7 điểm % so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.
Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp - tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Theo SSI, nếu loại trừ số trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang nắm giữ tại thời điểm 31-3-2020, lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ là khoảng 385.000 tỉ đồng.
Kênh gửi tiết kiệm có mức lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Trước đó, Bộ Tài chính đã tiếp tục đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư, tổ chức phân phối trái phiếu khi đầu tư, phát hành, cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp.
Qua báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong 5 tháng đầu năm 2020 là 91.616 tỉ đồng tăng 15% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, các doanh nghiệp bất động sản gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua và công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại cũng đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân.
Do đó, Bộ Tài chính khuyến nghị doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành khả thi, bảo đảm khả năng trả nợ; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn...
Đối với nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, cơ quan quản lý khuyến cáo cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải..., không nên mua chỉ vì lãi suất cao. Bởi nhà đầu tư có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.
Ở góc độ khác, liên quan đến kênh gửi tiết kiệm, dù lãi suất huy động liên tục giảm thời gian qua, nhưng số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy trong nửa đầu năm 2020, huy động vốn của các tổ chức tín dụng vẫn tăng 4,35% so với tăng trưởng tín dụng chỉ 2,45%.
Thu ngân sách nhà nước đạt mức thấp nhất 7 năm qua Đến hết tháng 6/2020, tổng thu NSNN ước đạt 668.700 tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019, thấp nhất kể từ năm 2013. Thu NSNN thấp nhất kể từ năm 2013 Báo cáo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm...