Bộ Tài chính công bố giá thành lúa vụ hè thu ĐBSCL: Giảm 169 đồng/kg, lợi nhuận có về tay nông dân?
Theo cách tính của Bộ Tài chính, giá thành sản xuất thóc kế hoạch vụ hè thu 2020 tại ĐBSCL bình quân khoảng 3.657 đồng/kg, giảm 169 đồng/kg so với vụ trước.
Mới đây, Bộ Tài chính có công văn 5471/BTC-QLG xin ý kiến bộ ngành liên quan về việc công bố giá mua thóc định hướng vụ hè thu 2020. Theo cách tính của Bộ này, mức giá thành sản xuất thóc kế hoạch vụ hè thu 2020 tại các tỉnh ĐBSCL dao động từ 2.955 đồng/kg đến 4.983 đồng/kg.
Trong đó, giá thành lúa thấp nhất là tại Cà Mau, ở mức 2.955 đồng/kg, cao nhất là ở Bến Tre, lên tới gần 5.000 đồng/kg.
Nhìn con số tính toán từ 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đều cho thấy, thực tế giá thành sản xuất lúa vụ này đều tăng cao hơn vụ trước. Ảnh minh họa: T.L
Theo đó, mức giá thành sản xuất bình quân thóc vụ hè thu năm nay tại ĐBSCL là khoảng 3.657 đồng/kg, giảm 169 đồng/kg so với vụ hè thu năm 2019.
Được biết, mức giá thành sản xuất thóc kế hoạch vụ hè thu 2019 tại các tỉnh ĐBSCL khoảng từ 3.074 – 4.904 đồng/kg, bình quân giá thành sản xuất thóc của vùng này năm 2019 khoảng 3.826 đồng/kg.
Trước nữa, giá thành sản xuất thóc vụ hè thu năm 2018 tại ĐBSCL là khoảng 4.059 đồng/kg, tăng hơn 156 đồng/kg so với giá thành thực tế lúa hè thu năm 2017, ở mức 3.903 đồng/kg.
Nhìn theo con số giá thành bình quân, nhiều người cho rằng giá thành ngày càng giảm thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận từ nghề trồng lúa của bà con tăng lên. Tuy nhiên nhìn con số tính toán từ 12 tỉnh, thành phố trong khu vực đều cho thấy, thực tế giá thành sản xuất lúa vụ này đều tăng cao hơn vụ trước, với mức tăng từ 128 đồng đến 192 đồng/kg.
Video đang HOT
Ví dụ tại An Giang, giá thành sản xuất lúa vụ hè thu năm ngoái là 3.945 đồng/kg, năm nay tăng lên 4.103 đồng/kg (tăng 158 đồng/kg); tại Bến Tre từ 4.791 đồng/kg, lên 4.983 đồng/kg, tăng 192 đồng/kg; tại Long An tăng 131 đồng/kg; tại Trà Vinh tăng 153 đồng/kg…
Thương lái thu mua lúa ngay tại ruộng. Ảnh minh họa: I.T
Bộ Tài chính cho biết, cách tính giá thành trên dựa theo Thông tư số 77/2018/TTLT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính quy định về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa các vụ trong năm.
Được biết, việc Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất lúa để làm giá cơ sở định hướng cho các doanh nghiệp thu mua lúa, gạo ở ĐBSCL đã được thực hiện mấy năm nay. Mục đích của việc làm này để điều chỉnh chính sách sao cho nông dân trồng lúa có lãi tối thiểu 30% (giá thành 30% = giá thu mua thấp nhất).
Về tình hình sản xuất vụ hè thu năm nay, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, toàn vùng đã xuống giống được 1 triệu hecta lúa hè thu theo đúng kế hoạch đã đề ra, hiện lúa đang phát triển rất tốt.
Cũng theo ông Tùng, hiện nhiều địa phương đã thu hoạch lúa hè thu sớm với diện tích khoảng 15.000ha, năng suất bình quân đạt 5,6 – 5,8 tấn, cao hơn so với cùng kỳ. “Sản lượng gạo đang có hiện nay vẫn vô cùng dồi dào cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu” – ông Tùng khẳng định.
Đặc biệt, quyết định cho phép xuất khẩu gạo trở lại trạng thái bình thường đã giúp giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng 200 – 400 đồng/kg so với tuần cuối tháng 4/2020. Cụ thể, tại TP. Cần Thơ, thương lái đã tìm đến tận ruộng để đặt cọc tiền thỏa thuận thu mua lúa của nông dân với giá 4.900 – 5.000 đồng/kg đối với lúa IR50404, trong khi trước đó giá chỉ 4.600 – 4.800 đồng/kg.
Các loại lúa hạt dài OM 5451, OM 4218, OM 380… đang được đặt cọc thu mua với giá 5.100-5.400 đồng/kg, trong khi, trước đó giá chỉ 4.900-5.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, giá lúa vụ hè thu năm 2018 có thời điểm lập mức đỉnh, cao kỷ lục khi cuối tháng 5/2018, lúa tươi IR50404 tại ruộng được thu mua với giá 5.850 đồng/kg, giá gạo lứt IR50404 ở mức 8.650 đồng/kg, trong khi giá gạo thành phẩm đã lên mức 10.200 đồng/kg.
Tuy nhiên sang năm 2019, giá lúa tươi loại thường được thương lái thu mua chỉ đạt 4.200- 4.300 đồng/kg, lúa tươi hạt dài khoảng 4.500- 4.600 đồng/kg…
Thủ tướng: Không tăng "sốc" giá xăng, chưa tăng giá điện trong năm 2020
Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá ổn định hoặc không tăng giá đột biến.
Đồng thời, không tăng giá điện trong năm 2020.
Ngày 13-5, Văn phòng Chính phủ cho biết vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý I/2020.
Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% đã được Quốc hội đề ra và căn cứ các nghiên cứu, phân tích, đề xuất kịch bản điều hành giá đã được trao đổi, thống nhất, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp theo thẩm quyền, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành theo dõi sát diễn biến thị trường, sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để không tăng giá đột biến
Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các bộ ngành địa phương cần thực hiện nghiêm chủ trương chung của Chính phủ là không thực hiện điều chỉnh giá trong quý II/2020, nhất là các mặt hàng đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp.
Trường hợp cần xem xét điều chỉnh trong năm 2020 thì chủ động tính toán, đánh giá liều lượng, mức độ và thời điểm phù hợp để kịp thời báo cáo Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo, nhất là sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý với công tác quản lý, điều hành một số mặt hàng thiết yếu.
Cụ thể với xăng dầu, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan tiếp tục chủ động theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá ổn định hoặc không tăng giá đột biến, góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước, hỗ trợ đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng kết luận cơ bản không xem xét điều chỉnh tăng giá điện trong năm 2020. Đối với việc miễn, giảm giá điện trong 3 tháng cho một số đối tượng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục đánh giá, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả, nhất là giảm giá điện đối với đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo.
Đồng thời, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán, chủ động thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để tránh trường hợp lỗ và treo các khoản lỗ khi thực hiện chương trình giảm giá điện hỗ trợ khách hàng; tránh gây áp lực giá trong năm 2021 và thời gian tới.
Xem xét đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá
Đối với mặt hàng sách giáo khoa, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ sớm hoàn thành các thủ tục để trình Chính phủ xem xét phê duyệt, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, nhằm bảo đảm công bằng trong biên soạn, sử dụng sách giáo khoa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 88 của Quốc hội năm 2014. Đồng thời, giải quyết hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi của phụ huynh, học sinh.
Đối với sách giáo khoa lớp 1 phục vụ năm học 2021-2022, trước mắt thực hiện theo quy định hiện hành, đồng thời đề nghị các Nhà xuất bản rà soát phương án giá đã kê khai, trong đó đề nghị kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm giá, hỗ trợ người tiêu dùng.
Tăng cường quản lý, kiểm soát khí cười Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, kiểm soát khí N2O (khí cười). Ảnh minh họa Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng...