Bộ Tài chính công bố các mặt hàng được giảm thuế sau TPP
Những mặt hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực bao gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, gạo, da, cao su, dược phẩm…
Ngày 6-11, Bộ Tài chính đã chính thức công bố danh mục các mặt hàng nằm trong lộ trình giảm thuế khi Hiệp định TPP được ký kết và có hiệu lực.
Theo đó, Bộ Tài chính cho biết các nước TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên mặt bằng chung, khoảng 78%-95% số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan…
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…
Xuất khẩu gạo
Về thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước TPP, trong đó trên 65% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực và gần 98% số dòng thuế sau 10 năm; các mặt hàng còn lại có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ).
Video đang HOT
Cụ thể, những mặt hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực bao gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, da và sản phẩm da, cao su và sản phẩm cao su, chất dẻo, dược phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, khoáng sản, một số loại giấy, nguyên liệu dệt may, da giày, vải bông các loại, sản phẩm dệt may, phân bón, nước hoa, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, đồ nội thất, gỗ và sản phẩm gỗ, nhạc cụ, sản phẩm sắt thép, linh kiện điện tử …
Những nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan sau bốn năm: bánh kẹo, chè và cà phê, bắp ngọt, đồng hồ, hàng gia dụng, máy khâu, máy phát điện, đồ trang sức, vật liệu xây dựng, sữa, máy móc thiết bị, nhựa và sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử…
Sản xuất giày da của Việt Nam. Ảnh minh họa
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế sau sáu năm: dầu thực vật, chế phẩm rau quả, một số sản phẩm cao su…
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế sau tám năm: bộ phận linh kiện xe đạp- xe máy, một số linh kiện ô tô, bánh kẹo, chế phẩm thủy sản, dầu mỡ động thực vật, rau quả, sắt thép, xe đạp nguyên chiếc, một số loại xe chuyên dụng… Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế sau 10-11 năm: thịt các loại, bia rượu, đường, trứng, muối, xăng dầu, ô tô, sắt thép, một số loại linh kiện phụ tùng ô tô, phôi thép, săm lốp … Về thuế xuất khẩu,Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình 5-15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu.Theo Bộ Tài chính, hiện nay các thành viên TPP đang hoàn tất các công tác rà soát kỹ thuật và các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho ký kết chính thức dự kiến vào đầu năm 2016.
TRÀ PHƯƠNG
Theo_PLO
Hiệp định thương mại tự do: Cơ hội nằm trong tay doanh nghiệp
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, điểm nổi bật của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là tháo dỡ hàng rào thuế quan. Nhưng cơ hội kinh doanh không tự nhiên đến, mà vai trò quyết định vẫn phải ở doanh nghiệp.
Chia sẻ tại Hội nghị phổ biến thông tin hội nhập kinh tế quốc tế cho nữ cán bộ quản lý, nữ doanh nhân Việt Nam vừa được Bộ Công Thương tổ chức, ông Trịnh Minh Anh, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, năm 2015 là năm bản lề về hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nữ quản lý nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn những lợi ích mà Việt Nam có thể được hưởng từ các Hiệp định, nếu tận dụng được đúng cách.
Theo ông Minh Anh, có 2 vấn đề mà khi hội nhập với quốc tế Việt Nam cần phải quan tâm đó là phía Trung ương và doanh nghiệp. "Nhiệm vụ chủ yếu của kênh hội nhập trong nước đó là cần có sự dịch chuyển dần sự ứng dụng các văn bản từ Trung ương đến địa phương, cụ thể ứng dụng của các đơn vị trực tiếp triển khai đó là doanh nghiệp. Và các Hiệp định thành công nhiều hay ít phụ thuộc vào cán bộ triển khai chính sách có tới hay không, hay doanh nghiệp có ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất kinh doanh hay không", Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế nói.
Việt Nam tham gia 15 FTA, 10 Hiệp định được ký kết, còn 5 Hiệp định đang hoặc đã kết thúc đàm phán
Cũng liên quan đến các FTA, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã tham gia 15 FTA, có 10 Hiệp định được ký kết (trong đó 8 Hiệp định đã có hiệu lực và 2 Hiệp định đã ký nhưng chưa có hiệu lực), còn 5 Hiệp định đang hoặc đã kết thúc đàm phán. "Các doanh nghiệp cần lưu ý bởi Hiệp định tháo dỡ hàng rào thuế quan, cơ hội kinh doanh không tự nhiên đến và vai trò quyết định vẫn phải là doanh nghiệp", ông Hải nhấn mạnh.
Theo ông Hải, bên cạnh biểu thuế quan khi mở cửa thị trường, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý tìm hiểu quy định về quy tắc xuất xứ một hàng rào kỹ thuật kiểu mới có thể hạn chế hoặc vô hiệu hóa ưu đãi về thuế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về nội dung cam kết liên quan đến mặt hàng của mình trên các khía cạnh như thuế quan, quy tắc xuất xứ, biện pháp kỹ thuật, biện pháp phòng vệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng cần đánh giá được tác động của các cam kết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình cũng như các đối tác, đối thủ cạnh tranh.
Trong khi đó, ông Bùi Huy Sơn, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc cho biết, thị trường Hàn Quốc là thị trường phát triển nhiều năm, nên việc tiếp cận và thâm nhập vào thị trường này là không dễ dàng. Vì vậy, nếu muốn tiếp cận thị trường Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đi theo 3 hướng, trong đó, cần tìm kiếm khả năng hợp tác với các đối tác Hàn Quốc. Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường Hàn Quốc, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi đưa sản phẩm của mình vào thị trường Hàn Quốc. Ngoài ra, Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ nhóm thị trường đặc thù, đó là cộng đồng Việt Nam đang học tập và lao động tại Hàn Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng cho biết, trong năm 2015, bức tranh hội nhập đa dạng tạo ra những chuyển động, những cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ nói riêng. Bên cạnh đó cũng có những thách thức trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp, thách thức trong cơ quan Chính phủ khi phải điều chỉnh hàng loạt các chính sách theo nội dung mà Hiệp định đưa ra.
Tuy nhiên, ông Thái cũng cho biết, các Hiệp định mà Việt Nam đã, đang đàm phán, hay những Hiệp định đã được ký kết và có hiệu lực thi hành đều là những Hiệp định lớn, nên Việt Nam vẫn có những khoảng thời gian chuẩn bị tiền đề cần thiết để có thể cạnh tranh được trên sân nhà, cũng như cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Thành lập Vụ Giám sát công ty đại chúng Theo Quyết định 48/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) trực thuộc Bộ Tài chính, vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/12/2015, cơ cấu tổ chức của UBCK có khá nhiều điểm mới. Theo đó, lần...