Bộ Tài chính: Chùa Ba Vàng không báo cáo tiền công đức
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong kết quả thí điểm kiểm tra thu chi tiền công đức ở Quảng Ninh, Chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo tiền công đức.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả thí điểm kiểm tra quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử – văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Thời kỳ kiểm tra là năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy tổng số thu, chi tiền công đức, tài trợ tại các di tích năm 2022 là 70,8 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), bằng khoảng 40-60% số thu công đức, tài trợ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Trong khi đó, tổng số chi là 54,4 tỷ đồng.
Còn trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số thu là 61 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022. Còn tổng số chi là 29,4 tỷ đồng.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, một số di tích có số thu trong 4 tháng đầu năm 2023 trên 1 tỷ đồng, gồm di tích đền Cửa Ông – Cặp Tiên 19,8 tỷ đồng (chiếm 32% tổng số thu tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn tỉnh); khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử gần 7,2 tỷ đồng (riêng tại chùa Đồng 4,3 tỷ đồng); đền Thánh Mẫu ở Trà Cổ, Móng Cái 5,3 tỷ đồng; khu di tích lịch sử Bạch Đằng, Hạ Long 3,2 tỷ đồng; chùa Hưng Học ở Nam Hòa, Quảng Yên 2,7 tỷ đồng…
Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết số liệu nêu trên mới chỉ được tổng hợp từ báo cáo của 221/450 di tích lịch sử – văn hóa thuộc diện cần kiểm tra (khoảng 47%).
“Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo. Trong đó có chùa Ba Vàng ở Uông Bí thuộc di tích cấp tỉnh, được đánh giá có số thu công đức tốt”, báo cáo của Bộ Tài chính nêu.
Đối với các di tích có thu, chi tiền công đức, tài trợ nhưng không báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy đủ, Bộ Tài chính dẫn khoản 2, điều 18 thông tư số 04/2023/TT-BTC quy định tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong kết quả thí điểm kiểm tra thu chi tiền công đức ở Quảng Ninh, Chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo tiền công đức (Ảnh minh hoạ)
Báo cáo củaBộ Tài chính cũng chỉ ra một số hạn chế, khó khăn trong việc kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử – văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Cụ thể, trong 5 khu di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh, khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử là điểm du lịch sinh thái tâm linh nổi tiếng, mỗi năm đón trên 2 triệu lượt du khách.
Đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính nhận thấy, công tác giám sát tiếp nhận, kiểm đếm tiền trong hòm công đức tuy có sự phối hợp của nhiều bên liên quan nhưng với số thu tiền công đức năm 2022 là 3,7 tỷ đồng, chỉ tương đương số thu tại khu di tích lịch sử Bạch Đằng (3,3 tỷ đồng), thấp hơn so với số thu tại đền Thánh Mẫu, di tích cấp tỉnh ở phường Trà Cổ, Móng Cái (5,8 tỷ đồng) và chưa bằng 1/5 số thu tại đền Cửa Ông (20,1 tỷ đồng).
“Nhìn số liệu so sánh nêu trên không tránh khỏi những băn khoăn về tính khách quan trong việc tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức tại khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử”, Bộ Tài chính nêu rõ.
Ngoài ra, tại các di tích có nhà sư trụ trì, Bộ Tài chính nhận thấy đa số di tích có báo cáo thu, chi nhưng chỉ là khoản tiền trong hòm công đức. Thực tế có một số khoản công đức khác dưới hình thức đặt lễ, chuyển khoản không được phản ánh trong báo cáo gửi cho Đoàn kiểm tra.
“Theo đánh giá của du khách thì các khoản này thường cao hơn so với bỏ trong hòm công đức”, báo cáo cho biết.
Báo cáo dẫn ví dụ tại Khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử, theo số liệu do Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử cung cấp, từ năm 2007 đến tháng 4/2023, tổng thu tiền trong hòm công đức 287 tỷ đồng, tổng chi khoảng 638 tỷ đồng. Bộ cho rằng số thu tiền công đức thực tế cao hơn số thu nêu trong báo cáo gửi cho đoàn kiểm tra khoảng 351 tỷ đồng (cao hơn 2,2 lần).
Trên cơ sở kết quả kiểm tra tại Quảng Ninh, Bộ Tài chính đề xuất kế hoạch kiểm tra tổng thể trên toàn quốc, nội dung kiểm tra là việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ, mở tài khoản… của các di tích và thời kỳ kiểm tra dự kiến năm 2022 và năm 2023.
Nộp phạt vi phạm giao thông muộn sẽ bị tính lãi như thế nào?
Từ hôm nay (5/5), cứ mỗi ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Bạn đọc Phạm Văn Đông (ở Hải Dương) hỏi: Tháng trước, tôi nhận được quyết định xử phạt vi phạm giao thông với lỗi vượt đèn đỏ khi điều khiển xe máy nhưng quên không đi nộp phạt ngay.
"Xin hỏi, đến nay tôi đi nộp phạt thì có bị tăng tiền nộp phạt theo kiểu tính lãi không?", bạn Đông hỏi.
Từ hôm nay (5/5), người vi phạm giao thông nộp phạt muộn bị tính lãi theo ngày
Trả lời bạn đọc, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật) cho biết, khoản 1 Điều 5, Thông tư 18/2023/TT-BTC ngày 21/3/2023 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ hôm nay (5/5/2023) quy định quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
"Theo Thông tư 18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp", luật sư Bình thông tin.
Theo ông Bình, số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước.
Về cách xác định thời gian để tính tiền chậm nộp phạt, Thông tư nêu rõ, trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền chậm nộp phạt là sau 10 ngày hoặc sau thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.
Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền chậm nộp phạt là sau 10 ngày (gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) hoặc sau thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không có xác nhận ngày nhận quyết định xử phạt, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ, nhưng không thuộc trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt tính từ ngày ra quyết định xử phạt là sau 12 ngày.
Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật)
Với các trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt về thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để Kho bạc Nhà nước tính tiền chậm nộp phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình không nộp tiền chậm nộp phạt, thì cơ quan có thẩm quyền thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt; đồng thời, vẫn tính tiền chậm nộp phạt và ghi rõ trên chứng từ thu, nộp tiền phạt.
"Thông tư 18/2023/TT-BTC cũng quy định, không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần", luật sư Bình thông tin.
Ô tô tông 17 xe máy tại Hà Nội: Bảo hiểm BSH tạm ứng 250 triệu đồng cho chủ xe Liên quan vụ tai nạn ngày 5/4 tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La (Hà Nội), Bảo hiểm BSH sẽ tạm ứng 250 triệu đồng cho chủ xe để khắc phục thiệt hại của các nạn nhân. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) vừa có văn bản gửi chủ xe 29A-083.12 về việc thông...