Bộ Tài chính chi hơn 1.000 tỷ phục vụ phòng chống Covid-19
Quý I, Bộ Tài chính đã sử dụng 1.065 ty từ ngân sách dự phòng Trung ương để bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế mua sắm vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ phòng, chống Covid-19.
Bộ Tài chính cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 3 ước đạt gần 111.600 tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 403.700 tỷ, bằng 30,1% dự toán, tăng 0,3% so cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, thu nội địa thực hiện tháng 3 ước đạt 88.500 tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 340.200 tỷ, bằng 30% dự toán, tăng 1,2%. Ước tính cả nước có 57/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 25%), trong đó 42 địa phương thu đạt trên 28% dự toán; 40/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ.
Thu từ dầu thô, thực hiện tháng 3 ước đạt 2.900 tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 8.000 tỷ, bằng 34,6% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện tháng 3 ước đạt gần 20.200 tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 54.900 tỷ, bằng 30,8% dự toán, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng số thu thuế ước đạt 86.000 tỷ đồng, bằng 27,3% dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 31.100 tỷ đồng, bằng 22,8% dự toán.
Trong quý đầu năm, tổng thu ngân sách là 403.700 tỷ đồng, trong khi chi 341.900 tỷ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ở chiều ngược lại, tổng chi cân đối NSNN tháng 3 ước đạt 124.100 tỷ đồng; lũy kế chi quý I đạt 341.900 tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán, tăng 0,2%.
Theo Bộ Tài chính, các nhiệm vụ chi ngân sách trong quý I được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, bảo đảm các nhiệm vụ chi an sinh xã hội.
Sử dụng dự phòng Trung ương 1.065 tỷ đồng để bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế mua sắm các vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2021, Thủ tướng giao là 461.300 tỷ đồng, bằng 96,64% dự toán Quốc hội quyết định; cùng với các nguồn lực khác (tăng thu, kết dư ngân sách…), các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương tăng gần 47.000 tỷ đồng so với kế hoạch Thủ tướng giao.
Bên cạnh việc quản lý ngân sách, tính đến ngày 31/3, Bộ Tài chính đã ban hành 2 quyết định công bố bãi bỏ 8 thủ tục hành chính. Tổng số thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính là 970.
Về triển khai cơ chế một cửa, lũy kế từ ngày 1/1 đến hết ngày 26/3, bộ phận một cửa của Bộ Tài chính đã tiếp nhận 332 hồ sơ thủ tục hành chính thuộc 5 lĩnh vực (bảo hiểm, kế toán – kiểm toán, tin học, giá, tài chính ngân hàng) và đã trả kết quả cho cá nhân, tổ chức 232 hồ sơ bảo đảm 100% đúng hạn; số hồ sơ đang giải quyết trong hạn là 100 hồ sơ, không có hồ sơ quá hạn.
Đồng nghiệp chất vấn định mức tiết dạy để tính tăng giờ, thầy Bùi Nam giải đáp
Căn cứ để tính tăng giờ là dựa vào năm học, nếu trong năm học vượt dạy định mức số tiết/năm học quy định của từng cấp học thì được tính thừa giờ.
Có nhiều bạn đọc là giáo viên có thắc mắc về việc tính tăng giờ cho giáo viên là tính theo tuần, theo tháng hay theo cả năm học.
Video đang HOT
Một bạn đọc có tên N.Đ.H có địa chỉ mail hun....004@gstudent.ctu.edu.vn gửi thư về Tòa soạn Tạp chí điện tử Việt Nam có nội dung như sau:
"Kính gửi Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam!
Ngày 19 tháng 8 năm 2019, Báo giaoduc.net.vn có bài viết "Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên phổ thông".
Trong bài viết có đề cập đến số tiết định mức của giáo viên trong năm, theo cách tính là lấy số tiết định mức tuần nhân với số tuần quy định của từng cấp học, cụ thể: cấp trung học cơ sở có số tiết định mức năm là 703 tiết, cấp trung học phổ thông có số tiết định mức năm là 629 tiết (con số này có văn bản nào quy định cụ thể không?).
Vậy cho tôi hỏi, số tiết định mức năm trên có được sử dụng để tính số tiết dư giờ không? Và nếu sử dụng để tính số tiết dư giờ thì có hợp lí không?
Bởi vì, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học, trong đó có 35 tuần thực dạy và 2 tuần hoạt động giáo dục.
Vậy, 2 tuần hoạt động giáo dục sao lại quy định giáo viên phải thực hiện tương đương 19 tiết/tuần (trung học cơ sở), 17 tiết/tuần (trung học phổ thông).
Tôi xin lấy ví dụ cụ thể sau: Giáo viên A dạy cấp trung học phổ thông được phân công giảng dạy là 18 tiết/tuần (không phân công kiêm nhiệm khác). Trong năm học, giáo viên này giảng dạy đủ 35 tuần (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và thực hiện đầy đủ các hoạt động do trường đề ra (2 tuần hoạt động giáo dục).
Như vậy, mỗi tuần giáo viên A dư 1 tiết theo quy định, 35 tuần dạy sẽ dư được 35 tiết. Nhưng khi tính số tiết dư giờ để trả tiền dạy thêm giờ cho giáo viên này thì chỉ có dư 1 tiết cho cả năm (35 tuần dạy x 17 tiết/tuần - 629 tiết định mức năm = 1 tiết dư cả năm). Điều này có hợp lí không?
Rất mong được sự phản hồi của Báo Giáo dục Việt Nam
Tôi xin trân trọng cảm ơn!"
(Ảnh minh họa: VTV)
Trước hết xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và có câu hỏi gửi về Tòa soạn, đây là một câu hỏi khá hay.
Dưới góc độ hiểu biết, kiến thức của cá nhân, người viết xin được trao đổi cùng bạn và các đồng nghiệp, ngõ hầu làm sáng tỏ các vấn đề trên.
Thứ nhất , giáo viên tính tăng giờ dựa trên số tiết dạy vượt giờ của năm học.
Căn cứ vào thông tư liên tịch số: 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ trả thêm giờ đối với giáo viên dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Tại " Điều 3 . Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ
[...] 2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.[...]"
Và tại " Điều 4 . Cách tính tiền lương dạy thêm giờ
[...]d) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).[...]
Do đó căn cứ để tính tăng giờ là dựa vào năm học, nếu trong năm học vượt dạy định mức số tiết/năm học quy định của từng cấp học thì được tính thừa giờ.
Thứ hai , quy định số tiết định mức/ năm học
Căn cứ Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông hợp nhất Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT.
Tại " Điều 5 . Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.[...]"
Còn tại " Điều 6 . Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.[...]"
Như vậy, định mức tiết dạy của cấp học, bậc học nhân với thời gian thực dạy để làm căn cứ tính định mức tiết dạy/ năm học.
Trong phần ví dụ của bạn, giáo viên A dạy cấp trung học phổ thông được phân công giảng dạy là 18 tiết/tuần (không phân công kiêm nhiệm khác) sẽ được áp dụng 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Từ năm 2019 - 2020 trở về trước thời gian thực dạy là 37 tuần, số tiết dạy trên 1 năm học của giáo viên đó như sau: 18 tiết/ tuần x 37 tuần là 666 tiết, còn định mức giờ dạy/ năm của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần x 37 tuần là 629 tiết.
Do đó, giáo viên trên được tính thừa giờ 37 tiết/năm học nhân với số tiền dư giờ của tiết học.
Trường hợp 2: Ở năm học 2020 - 2021 thực hiện theo Quyết định 2084/QĐ-BGDĐT ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 thì số tuần thực học ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông xuống còn 35 tuần.
Do đó, giáo viên A trên số tiết dạy trên năm học 18 tiết/ tuần x 35 tuần là 630 tiết, còn số tiết định mức trên năm học là 17 tiết/ tuần x 35 tuần là 595 tiết, do đó giáo viên A trên được tính dư giờ 35 tiết.
Một số quan điểm và thông tin trao đổi cùng bạn. Phần tư vấn có tính chất tham khảo.
Giảm tải hệ thống, HOSE tạm dừng nhận giao dịch cổ phiếu mới Công văn này được áp dụng từ ngày 8/4/2021 cho đến khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo và hướng dẫn tiếp theo... HOSE. Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa công bố công văn của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về giải pháp giảm tải cho hệ thống giao dịch của HOSE. Cụ thể: được sự chấp...