Bộ Tài chính bị “tuýt còi” vì ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp sáng 17/10, bà Nguyễn Thị Thu Hòe – Phó cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – cho biết đã có văn bản “ tuýt còi” Bộ Tài chính vì ban hành Quyết định 567/QĐ-BTC về việc công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện có nội dung trái pháp luật.
Bà Nguyễn Thị Thu Hòe – Phó cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp (Ảnh: T.K)
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hòe, tháng 3/2015, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 567/QĐ-BTC về việc công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện. Đến tháng 9 vừa qua, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã nhận được đơn thư của doanh nghiệp đề nghị xem xét tính hợp pháp của Quyết định 567/QĐ-BTC.
Vì sự việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp nên Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã triệu tập cuộc họp với đại diện Tổng cục Thuế, Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) và Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế (Bộ Tư pháp).
Trên cơ sở kiểm tra và ý kiến của các đơn vị, ngày 3/10 vừa qua, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã có kết luận nêu rõ việc ban hành Quyết định 567/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện là chưa có cơ sở pháp lý, không bảo đảm sự tương thích giữa hình thức văn bản với nội dung văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Theo phân tích của Cục Kiểm tra văn bản, Điều 6 Luật Thuế tài nguyên quy định về giá thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau: “Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân”.
Nghị định số 50/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên giao Bộ Tài chính quy định việc “xác định giá tính thuế tài nguyên”. Như vậy Bộ Tài chính chỉ có thẩm quyền quy định việc xác định giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện, chứ không được giao thẩm quyền công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên.
Video đang HOT
Cục Kiểm tra văn bản thấy rằng, việc xác định giá tính thuế tài nguyên không đồng nhất với việc công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên. Mặt khác, hiện nay pháp luật chưa giao cụ thể cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn giá bán điện thương phẩm bình quân, cách thức xác định (do nhà nước ấn định hay giá bán điện thương phẩm trung bình do doanh nghiệp xác định). “Vì vậy, Bộ Tài chính công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện là chưa có cơ sở pháp lý”- văn bản của Cục Kiểm tra văn bản nêu rõ.
Chính vì thế, Cục Kiểm tra văn bản đã kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, xử lý bãi bỏ những nội dung trái pháp luật tại Quyết định 567/QĐ-BTC và rà soát quá trình thực hiện để có biện pháp khắc phục hậu quả do việc thực hiện các quy định trái pháp luật của Quyết định số 567/QĐ-BTC gây ra (nếu có); đồng thời xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật này.
Cục Kiểm tra văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo kết quả xử lý văn bản trên cho đơn vị này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận này theo quy định của Chính phủ.
Thế Kha
Theo Dantri
'Tuýt còi' hàng chục văn bản trái luật
Sở Tư pháp TP.HCM là nơi kiểm tra rà soát văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng và được Cục Công tác phía Nam (Bộ Tư pháp) đánh giá cao.
Đó là con số được đưa ra tại tọa đàm công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật Cục Công tác phía Nam (Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 30-9.
Theo ông Tạ Minh Thành, Phó phòng Công tác tư pháp khác (Bộ Tư pháp), sáu tháng đầu năm các Sở Tư pháp phía Nam đã kiểm tra theo thẩm quyền 1.095 văn bản, tự kiểm tra 320 văn bản.
Qua kiểm tra đã phát hiện 29 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành, 43 văn bản sai về hình thức, kỹ thuật trình bày. Qua đó cơ quan kiểm tra đã chủ động trao đổi với các cơ quan ban hành văn bản để rút kinh nghiệm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Công tác rà soát kiểm tra luôn gắn với những quy định gần gũi với người dân và sự phát triển kinh tế, cải cách hành chính của các địa phương như các văn bản liên quan đến Luật Công chứng, Luật Dân sự, Luật Hộ tịch, Luật Tổ chức chính quyền địa phương...
Một số nơi công tác này được tiến hành đồng bộ, tích cực, tạo sự thống nhất về cơ chế chính sách góp phần hoàn thiện pháp luật. Sở Tư pháp TP.HCM là nơi mà công tác kiểm tra rà soát văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng và được Cục Công tác phía Nam đánh giá rất cao.
Cũng theo ông Thanh, mặt hạn chế là công tác kiểm tra chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhiều văn bản có dấu hiệu trái luật chưa được phát hiện kịp thời hoặc đã phát hiện nhưng chưa xử lý. Cơ chế để khắc phục hậu quả các văn bản trái pháp luật như đề xuất biện pháp xử lý cơ quan ban hành sai chưa nghiêm khắc, mới chỉ dừng ở phê bình, nhắc nhở, trong khi hậu quả văn bản trái luật khá lớn. Có khi mới chỉ tập trung rà soát về hiệu lực của văn bản mà chưa chú ý đến nội dung. Hầu hết các tỉnh phía Nam chưa xây dựng cơ sở dữ liệu rà soát văn bản
Nguyên nhân chủ quan có nhiều nhưng nổi bật ba vấn đề chính: Tinh thần trách nhiệm của cơ quan ban hành chưa cao; nhân sự kiểm tra còn mỏng; cơ sở kỹ thuật hạ tầng về công nghệ thông tin chưa hiện đại. Về khách quan thì các bộ, ngành, địa phương đang có xu hướng ngày càng ban hành nhiều loại văn bản.
Việc kiểm tra còn sợ đụng chạm lợi ích nhiều ngành nhiều cấp, việc xác định tình trạng pháp lý của văn bản còn khó khăn do chưa tuân thủ về kỹ thuật trình bày. Kinh phí hỗ trợ cho công tác rà soát còn hạn chế, nhân sự mỏng...
Toàn cảnh tọa đàm
Đại diện Sở Tư pháp TP.HCM cho biết trong nửa năm qua cơ quan này đã chủ động kiểm tra văn bản do HĐND, UBND TP ban hành, phát hiện 11 văn bản có dấu hiệu trái luật và đã đề xuất hướng xử lý.
Kiểm tra theo thẩm quyền thì Sở đã tiến hành 18 văn bản do các quận, huyện gửi lên, phát hiện năm văn bản có dấu hiệu vi phạm. Tham mưu cho UBND TP rà soát có 194 văn bản của HĐND, UBND hết hiệu lực trong năm 2015, đang tiếp tục trong năm 2016..
Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Phú yên thì cho biết trong năm 2015 và tám tháng năm 2016 Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên đã kiểm tra được 104 văn bản do UBND và HĐND tỉnh ban hành, đã kiến nghị xử lý ba văn bản. Kiểm tra theo thẩm quyền ở cấp huyện 184 văn bản, xử lý 18 văn bản, phòng tư pháp cấp huyện kiểm tra 73, phát hiện tới 32 văn bản không phù hợp.
Bà Phan Thị Mỹ Dung, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An, cho rằng địa phương đang gặp khó trong việc việc kiểm tra các văn bản hành chính cá biệt chứa đựng quy phạm pháp luật. Bởi luật không có quy định cơ quan ban hành loại văn bản này phải gửi lên cấp trên nên Sở Tư pháp khó tiếp cận, chỉ khi nghe dư luận nói có vấn đề thì mới kiểm tra.
Vì thế phải có cách kiểm tra khác như theo địa bàn và chuyên đề hoặc lồng ghép vào nội dung kiểm tra khác như kiểm tra cải cách hành chính. Bà Dung cũng kiến nghị Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) cần tăng cường kiểm tra các văn bản ở cấp trung ương như thông tư, nghị định. Vì việc chậm phát hiện văn bản có lỗi sẽ ảnh hưởng đến vai trò của người gác cửa văn bản, thực tế khoảng ba năm trở lại đây nhiều văn bản cấp trung ương, tránh tình trạng khi báo chí vào cuộc thì Cục mới biết.
Cục cũng chưa có biện pháp xử lý cơ quan hoặc người đứng đầu cơ quan ban hành những văn bản đã bị "thổi còi" mà đã gây ra hậu quả lớn.
THANH TÙNG
Theo PLO
Vụ tự chặt chân tay đòi bồi thường: Bảo hiểm là "miếng mồi ngon" Vụ việc gây rúng động về một phụ nữ thuê người tự chặt chân, tay để đòi bồi thường có thể chưa trót lọt nhưng đó là lời cảnh báo "đỏ" với những doanh nghiệp ngành bảo hiểm. Chị N người thuê người chặt tay mình. Ảnh: CAND Đủ mánh kiếm lời Nhắc tới vụ việc đang được nhiều người quan tâm này,...