Bộ sưu tập ô tô cổ làm từ vỏ lon độc nhất vô nhị
Những chiếc xe hơi độc đáo được làm từ những vỏ lon bia và nước ngọt từ bàn tay khéo léo của một thầy giáo ở New Zealand gây thích thú cho rất nhiều người.
Ông Sandy Sanderson – một giáo viên dạy công nghệ ở New Zealand có niềm đam mê to lớn với việc chế tạo các mô hình máy bay, xe hơi cổ điển và cả xe đạp.
Năm Sandy 40 tuổi, cổ tay trái của ông bị thương và ông phải từ bỏ ước mơ trở thành một nhà chuyên sửa nhạc cụ. Nhưng đó cũng chính là cơ duyên đưa người đàn ông gốc Anh này đến với việc chế tạo mô hình xe hơi cổ.
Sandy bắt đầu để dành những vỏ lon nước đã uống qua và nghiên cứu cách chế tạo chúng. Chiếc xe hơi mô hình đầu tiên của ông được làm vào năm 2006 từ 8 vỏ lon Coruba&Cola.
Kể từ đó trở đi, Sandy đã tạo ra một số lượng lớn xe hơi làm từ vỏ lon. Mỗi thiết kế đều được ông đầu tư và chăm chút hết sức kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Những mô hình được phỏng theo dạng xe hơi cổ điển như Roadster, Jeep và Moke và được làm từ những vỏ lon cũng có thiết kế cổ điển như Coca Cola, 7-Up, Heineken và Guinness.
Ông Sandy thường tốn khoảng 30 vỏ lon để tạo thành một mô hình xe. Ông cho biết: “Trong giai đoạn thiết kế và quan trọng hơn hết là giai đoạn chế tạo, tôi phải cực kỳ cẩn thận để đảm bảo những đồ họa trên vỏ lon trùng khớp khi được lắp vào với nhau. Thoạt nhìn thì bạn nghĩ chỉ cần một vỏ lon để tạo thành nắp ca-pô hoặc thanh chắn bùn nhưng thực chất tôi phải dùng đến cả 5, 6 lon để tạo ra hiệu ứng đó”.
Ông cũng chia sẽ thêm về độ chắc của những chiếc xe. “Do vỏ lon mỏng manh như tờ giấy nên tôi phải tạo thêm một cấu trúc bằng gỗ bên trong để hỗ trợ khung xe. Những vật liệu khác được sử dụng gồm có keo siêu dính, dây mạ kẽm, dây cáp điện, bù lông ốc vít, ống nhôm và cả kim lấy từ đồ may vá”.
Những mô hình xe hơi cổ theo tỉ lệ 1:10 này tuy không thể được đưa vào sử dụng trong cuộc sống nhưng vẫn có thể được dùng để trang trí nhờ vẻ ngoài cực kỳ bắt mắt của chúng.
Cùng ngắm nhìn bộ sưu tập có 1-0-2 của ông Sandy:
Video đang HOT
Theo Datviet
Những chuyện kỳ lạ về giếng làng 'độc nhất vô nhị'
Ngoài ba ông cá thần, không một loài nào có thể sống trong giếng. Nhiều người từng thả cá chép và rùa, nhưng chỉ được vài tiếng là ngửa bụng chết.
Nhắc đến giếng, không thể không nhắc đến giếng làng Diềm (thuộc thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) hay còn gọi là giếng Ngọc - chiếc giếng độc nhất vô nhị của Việt Nam.
Không như giếng làng thông thường có hình tròn, giếng Ngọc làng Diềm có hình vuông, ba cạnh là thành giếng, một cạnh còn lại xây bậc thang. Xuống giếng phải đi 10 bậc gạch, 4 bậc đá và 1 bậc gỗ lim sát mép nước giếng. Giếng đã tồn tại cả nghìn năm và nước vẫn luôn đầy, chưa bao giờ cạn, rất xanh và trong, nhìn thấy rõ cả đáy. Nước giếng bắt nguồn từ núi Kim Lĩnh
Ông Dai, người trông nom giếng cho hay người làng Diềm có một thói quen cha truyền con nối là múc nước giếng Ngọc về để uống pha trà và nấu rượu du hê thông nươc may trong lang đa có. Dòng nước nguồn chảy từ trong núi, thấm qua tầng tầng lớp lớp đá ong đã tạo nên thứ nước có vị ngọt, mát hiếm có. Người dân cho biết, sở dĩ họ hát quan họ hay cũng là nhờ uống nước ở giếng Ngọc này.
Có một điều rất lạ là ngoài ba ông cá thần ra không một loài vật nào có thể sống trong giếng Ngọc. Vào những dịp rằm tháng Giêng, rất nhiều người dân từ nơi khác đem thả trộm cá chép và rùa xuống giếng Ngọc, nhưng chỉ được vài tiếng là lũ cá mới thả xuống cứ ngớp lên mặt nước rồi ngửa bụng chết. Riêng lũ rùa chỉ mắt trước, mắt sau là bò lổm ngổm chạy thẳng ra cái ao làng gần đó.
Trước giếng có một cối đá to để trước ban thờ. Ông Dai kể rằng cối đá là để các trai làng khi lấy vợ thì mang gạo nếp ra đây vo bằng nước giếng và rồi lấy nước giếng đồ xôi làm lễ hỏi vợ. Đây là một tục lệ của làng Diềm xưa. Không chỉ thế hàng năm vào ngày 3/3 âm lịch, dân làng thau giếng, 3 cụ cá thần dưới giếng sẽ được đưa lên cối để "cư trú" tạm thời trong thời gian thau.
Người dân làng Diềm thường lấy nước về pha trà. Họ nói: "Nước giếng pha trà uống rất ngon, nấu canh ăn rất ngọt".
Để xuống giếng múc nước, mọi người trong làng luôn có thói quen bỏ dép đi chân trần xuống bậc, có thể múc nước và uống ngon lành ngay tại chỗ.
Nhiều người từ nơi khác tới đây, nghe kể về giếng cũng uống nước giếng lấy may.
Trên thành giếng luôn có bát hương, hòm công đức và cốc để mọi người thắp hương khấn lễ, góp công đức xong thì xuống múc nước giếng uống lấy may.
Ngồi bình yên bên giếng nhìn làn nước trong veo, nhớ tới lời của ai đó nói về giếng "Giếng như người quân tử chỉ cho mà không bao giờ nhận, cho mà không cạn hết bao giờ, càng cho đi nước càng trong...", càng thấy đúng với giếng làng Diềm.
Theo Datviet
2 cách trang trí bánh su kem "độc nhất vô nhị" Món bánh su kem của bạn sẽ trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết đấy! 1. Bánh su kem kết hợp nhiều nguyên liệu: Để món bánh su thường ngày trở nên đặc biệt và giàu hương vị hơn, bạn có thể kết hợp với các loại trái cây tươi như quả cherry, đào, táo... Khi nướng bánh, bạn nhớ bắt kem...