Bộ sưu tập kinh hoàng của tên cướp núp bóng cảnh sát: Lời khai gây phẫn nộ
Thay vì tỏ ra hối hận vì những tội ác của mình, kẻ giết người hàng loạt lại tỏ ra tiếc nuối vì số lượng nạn nhân còn quá ít.
Năm 1986, người dân bang Flodia (Mỹ) chìm trong lo sợ khi chỉ trong khoảng thời gian ngắn, 9 nạn nhân, chủ yếu đều có liên quan đến các hoạt động buôn bán ma tuý đã bị giết hại theo cùng một phương thức. Hung thủ sau khi bị bắt giữ đã hiện nguyên hình là kẻ cướp manh động. Nhưng dư luận bất ngờ hơn cả khi biết rằng tên tội phạm máu lạnh ấy lại là một cảnh sát.
Hình ảnh của tên sát nhân Manuel Pardo trong những ngày cuối đời
Phiên tòa căng thẳng
Phiên tòa xét xử tội ác của cựu cảnh sát Manuel Pardo diễn ra vào ngày 13/4/1988. Trước những bằng chứng quá rõ ràng, luật sư bào chữa Ronald Guralnlck biết rằng chỉ có thể cứu được mạng sống cho Pardo bằng cách thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng thân chủ của mình có vấn đề về thần kinh.
Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ sau kết quả kiểm chứng của các bác sĩ tâm thần. Họ cho biết trạng thái tinh thần của bị cáo hoàn toàn bình thường và ý thức được những việc làm của mình.
Bên cạnh đó, Ronald Guralnlck cũng nêu ra những tình tiết giảm nhẹ bao gồm Pardo không có tiền sử tội phạm trước đó, từng tham gia nghĩa vụ quân sự và từng cứu sống một đứa trẻ.
Video đang HOT
Trong khi luật sư Ronald Guralnlck đang cố gắng tìm ra những tình tiết giảm nhẹ thì Pardo dường như không mấy quan tâm. Thay vì tỏ ra hối hận vì những gì mình đã làm, Pardo lại tuyên bố số lượng nạn nhân của mình còn quá ít. “Lẽ ra tôi phải giết 99 người chứ không phải 9. Bọn họ đều là đồ bỏ đi và không có quyền sống. Phải có ai đó loại bỏ những người này”, Pardo nói. Bị cáo buộc tội danh giết người, Pardo tuyên bố hắn không phải là tội phạm. “Tôi chỉ đang làm nhiệm vụ của mình”.
Những câu nói của Pardo đã khiến những người có mặt tại phiên tòa và người thân của các nạn nhân tỏ ra phẫn nộ. Nhiều người cho rằng có thể tên sát nhân này thực sự bị điên thì mới thốt ra được những lời như vậy.
Án tử cho tên sát nhân
Với cáo buộc là một kẻ buôn bán ma túy, Pardo kiên quyết phủ nhận và cho rằng đó là ý tưởng “lố bịch” và “nực cười”. Khi được hỏi về số tiền 50.000USD mà Pardo ghi trong cuốn nhật ký là số tiền mà hắn kiếm được từ việc bán lại 2kg cocaine đã cướp, Pardo khăng khăng rằng chỉ giữ 2000USD – mức tối thiểu để mua súng và đạn dược.
Thẩm phán cho biết các vụ mạng đều được thực hiện trong một cách lạnh lùng, có tính toán kỹ lưỡng. Sau khi cân nhắc các yếu tố tăng nặng và giảm nhẹ, bồi thẩm đoàn quyết định áp dụng án tử hình với cựu cảnh sát Pardo cho 9 vụ giết người cộng với án tù 15 năm cho các cáo buộc phi pháp. Với tên đồng phạm Garcia, hắn đã bị buộc tội với 24 tội danh, trong đó có 8 tội giết người cấp độ 1 và 16 tội danh khác. Tổng hình phạt cũng là tử hình.
Ngay cả sau khi bị kết án, trong nhiều cuộc phỏng vấn, Pardo vẫn khăng khăng rằng những việc làm của mình chỉ khiến cho xã hội tốt hơn khi loại bỏ những kẻ có liên quan đến ma túy.
Những năm sau đó, Pardo liên tục gửi đơn kháng cáo nhưng đều bị từ chối. 19h47 một ngày tháng 12/2012, 24 năm sau khi bị kết án, kẻ giết người hàng loạt Manuel Pardo đã trút hơi thở cuối cùng sau khi bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc tại nhà tù bang Florida, kết thúc cuộc đời của một tên tội phạm máu lạnh gắn mác cảnh sát.
Theo danviet.vn
Bộ sưu tập kinh hoàng của tên cướp núp bóng cảnh sát: Bí mật trong chiếc cặp số
Liên tiếp những thi thể được phát hiện trong một khoảng thời gian ngắn khiến người dân trong khu vực hoang mang tột độ, còn cảnh sát thì đau đầu vì không tìm được bất kỳ manh mối nào.
Năm 1986, người dân bang Flodia (Mỹ) chìm trong lo sợ khi chỉ trong khoảng thời gian ngắn, 9 nạn nhân, chủ yếu đều có liên quan đến các hoạt động buôn bán ma tuý đã bị giết hại theo cùng một phương thức. Hung thủ sau khi bị bắt giữ đã hiện nguyên hình là kẻ cướp manh động. Nhưng dư luận bất ngờ hơn cả khi biết rằng tên tội phạm máu lạnh ấy lại là một cảnh sát.
Thi thể của một trong những nạn nhân được tìm thấy. (Ảnh minh họa)
Cuộc giao dịch đẫm máu
Ngày 22/1/1986, hai gã đàn ông tìm đến một ngôi nhà ở bang Florida (Mỹ), nơi mà Mario Amador (33 tuổi), một kẻ buôn bán ma túy khét tiếng ở cùng bạn gái để mua 2kg cocaine. Một trong hai người xách theo chiếc cặp số mà Amador nghĩ rằng có số tiền mà hắn yêu cầu ở trong đó. Tuy nhiên, chẳng có tờ USD nào trong đó mà chỉ có một khẩu súng cỡ nòng 0,22 được trang bị ống giảm thanh.
Thay vì trả tiền, hai gã đã quyết định sẽ giết chết Mario Amador và đánh cắp số cocaine ấy. Trong khi Mario Amador đang bận rộn sắp xếp số "hàng" khách yêu cầu, một trong hai gã đã nhẹ nhàng rút khẩu súng nhằm thẳng vào Amador. Tên trùm ma túy lập tức gục xuống sau loạt đạn. Gần đó, Roberto Alfonso, cô bạn gái 28 tuổi của Amador chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi cũng chịu kết cục như người tình của mình. Roberto Alfonso bị bắn nhiều lần vào đầu và toàn thân.
Hơn 1 tháng sau, vào ngày 27/2/1986, kịch bản lại lặp lại. Lần này, nạn nhân của hai gã tiếp tục là một kẻ buôn bán ma túy khác tên là Luis Robledo (37 tuổi). Sau khi đến căn hộ của Robledo để thực hiện giao dich cho 3kg cocaine, một trong hai gã xin phép đi vào phòng tắm, nơi hắn rút ra khẩu súng ngắn bán tự động cỡ nòng 0,22 đã được trang bị giảm thanh bắn liên tiếp vào Luis Robledo và Ulpiano Ledo, bạn gái 39 tuổi của Robledo.
Những cái chết liên tiếp
Thiết bị giảm thanh của khẩu súng đã có tác dụng đáng kể khi lần lượt hai vụ thảm sát xảy ra mà không ai hay biết cho đến khi có người tới nhà tìm các nạn nhân. Chỉ có duy nhất một người nghi ngờ nó được sử dụng cho mục đích mờ ám, đó là Michael Millot (43 tuổi), người đã bán thiết bị này cho hai gã. Vì vậy nếu Michael Millot cũng nằm dưới mồ thì chắc chắn tội ác ấy sẽ không bị ai phát giác.
Quyết định "nhổ cỏ tận gốc", hai tên sát nhân đã dụ Millot vào xe của chúng và giết chết Millot với một viên đạn của khẩu súng cỡ nòng 0,9 vào đầu. Sau đó, chúng vứt xác nạn nhân ở một khu vực ngoại thành vắng vẻ.
Những ngày sau đó, trong khi cảnh sát vẫn chưa tìm được manh mối nào của hung thủ đã giết chết hai ông trùm ma túy cùng hai cô bạn gái thì thi thể của Daisy Ricard (38 tuổi), cũng là người tình của một ông trùm khác tên là Ramon Alvero được tìm thấy vào ngày 23/4/86 trong một khu rừng ở thành phố Hialeah vào lúc 18h30. Nạn nhân đã bị bắn vào đầu bởi hai khẩu súng khác nhau và bị mất một chiếc giày. Trên chiếc đồng hồ của cô có dấu vân tay lạ.
Cái chết của Daisy Ricard đã khiến Ramon Alvero (40 tuổi) vô cùng tức giận và tự thực hiện cuộc điều tra của mình song song với cảnh sát. Nhưng chỉ được 1 tháng, Ramon Alvero cũng chịu chung số phận với người tình. Sáng ngày 24/4, thi thể Alvero được phát hiện trong chiếc xe cách không xa nơi tìm thấy xác Daisy. Hai vỏ đạn cỡ 0,22 cũng được tìm thấy.
Nhóm điều tra đã phải sắp xếp nhân lực để tới hiện trường bởi vào thời điểm đó, họ đang bận điều tra ở một vụ án khác vừa xảy ra trước đó chỉ 2 ngày, với cái chết của hai cô gái Fara Quintero (28 tuổi) và Sara Musa (30 tuổi) tại nhà riêng.
Những vụ án mạng liên tiếp diễn ra khiến người dân trong khu vực hoang mang tột độ còn cảnh sát cũng đau đầu khi chưa thể tìm được manh mối.
Theo danviet.vn
Bộ sưu tập kinh hoàng của tên cướp núp bóng cảnh sát: Sai lầm chết người Những vụ án mạng liên tiếp diễn ra khiến người dân trong khu vực hoang mang tột độ còn cảnh sát cũng đau đầu khi chưa thể tìm được manh mối. Cuối cùng, vì một sai lầm của chính hung thủ mà tội ác của hắn đã bị hé lộ. Năm 1986, người dân bang Flodia (Mỹ) chìm trong lo sợ khi chỉ...