Bộ sưu tập hơn 1.000 loài ốc biển của huấn luyện viên bơi lặn
Trong kho tàng ốc biển của anh Toại có hai hóa thạch ốc anh vũ quý hiếm, được xem là “hóa thạch sống” bởi hình dạng không thay đổi nhiều so với tổ tiên sống cách đây 200-400 triệu năm.
Ốc tù và bông, ốc tai Phật với nhiều màu sắc, kích cỡ. Ảnh: Vân Anh.
Với nhiều năm kinh nghiệm làm huấn luyện viên bộ môn bơi lặn, anh Phan Thanh Toại (huấn luận viên trưởng bộ môn bơi lặn, Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo vận động viên TP Đà Nẵng) khiến nhiều người ganh tị khi sở hữu bảng thành tích dày với nhiều bằng khen, huy chương. Nhưng ít ai biết ngoài tình yêu với bơi lặn, anh còn có niềm đam mê đặc biệt với những loài ốc biển Việt Nam.
Cứ rảnh rỗi, anh lại vào văn phòng nhìn ngắm bộ sưu tập. Vẻ mặt hào hứng, anh khoe loại sò gai với hình thù đặc biệt được mua ở vùng biển Lý Sơn. “Nhìn bề ngoài vỏ sò dày dặn như vậy thôi chứ cũng mong manh manh lắm. Nếu không cẩn thận, gai vỡ ra là chiếc vỏ bị mất giá trị”, anh nói.
Huấn luyện viên 41 tuổi kể, khi biết thông tin gia đình một ngư dân ở Lý Sơn sở hữu loài ốc sò gai hiếm có, anh liên hệ xin mua nhiều lần nhưng họ không bán. Phải mất rất nhiều lần qua lại, thuyết phục, họ mới đồng ý bán cho anh.
Anh Phan Thanh Toại bên hai vỏ ốc anh vũ quý hiếm. Ảnh: Vân Anh.
Cơ duyên đưa đẩy huấn luyện viên Toại đến với niềm đam mê ốc biển rất tình cờ. Năm 2005, trong chuyến công tác Trung Quốc, có dịp ghé qua nhà đồng nghiệp bản xứ, anh thấy gia đình treo nhiều vỏ ốc với màu sắc, hình thù lạ. Người bạn giải thích dân ở đây xem ốc như vật mang lại may mắn. Mỗi lần đi biển, tìm được vỏ ốc hình thù lạ mắt họ thường đem về nhà làm vật trang trí.
Thấy anh quan tâm, trước khi về nước, đồng nghiệp tìm mua tặng anh cuốn sách về 500 loài ốc biển của Trung Quốc làm kỷ niệm. Mỗi lần có thời gian rảnh, anh lại đem cuốn sách ra xem hình ảnh và tìm hiểu về nội dung. Càng xem càng thấy ham, ý nghĩ sở hữu những loài ốc biển Việt Nam thôi thúc anh sưu tầm.
Video đang HOT
10 năm qua, anh ngược xuôi khắp các vùng biển Đà Nẵng, Nha Trang, Nghệ An, Hải Phòng để mua ốc biển ở Việt Nam. Mỗi lần đi công tác về, anh lại khoe với đồng nghiệp “chiến lợi phẩm” là những loại ốc lạ, quý hiếm.
Có khoảng thời gian, cứ 4h sáng anh lại có mặt ở biển Thọ Quang để thu mua vỏ ốc của người dân về cẩn thận đánh sạch sẽ, phơi khô và cất trong tủ kính trưng bày. Mỗi lần mua, anh đều nhắn nhủ khi có ốc đẹp, lạ thì liên hệ. Nhờ đó, bộ sưu tập ốc tăng lên từng ngày.
Trai tai tượng, sò gai ở vùng biển Lý Sơn. Ảnh: Vân Anh.
Trong hơn 1.000 loài ốc anh Toại sở hữu, có hai hóa thạch ốc anh vũ quý hiếm, tuổi thọ khoảng 240 năm, có trong danh sách Đỏ cần được bảo vệ. Đây cũng được xem là “hóa thạch sống” bởi hình dạng không thay đổi nhiều so với tổ tiên sống cách đây 200-400 triệu năm. Ngoài ra, anh còn có rất nhiều loại ốc lạ tại các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, từ những con bé như móng tay, đến ốc tai Phật (Lý Sơn) kích thước 42 cm.
Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Toại nói: “Mình hy vọng tìm thêm được nhiều loại ốc mới để làm phong phú thêm bộ sưu tập. Ngoài ra, mình cũng ước muốn được đưa bộ sưu tập ra trưng bày ở một góc Bảo tàng Đà Nẵng để giới thiệu rộng rãi đến công chúng, nhất là thế hệ trẻ có cơ hội được hiểu thêm về sự phong phú của các sinh vật ở vùng biển đảo quê hương”.
Vân Anh
Theo VNE
Quảng Ninh: Mò ốc biển thu tiền triệu, đổi mạng sống
Ngư dân để mò được những con ốc biển bán được hàng triệu đồng mỗi ngày họ đôi khi cả bằng máu, đôi khi lênh đênh trên biển và phải trả giá bằng cả tính mạng.
Ngày nào cũng vậy, hàng chục chiếc tàu chở hàng trăm ngư dân ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nườm nượp đi săn ốc biển. Phải mất từ 4 đến 5 giờ đồng hồ, tàu mới ra đến các bãi đá ven các đảo thuộc huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà để săn ốc. Vài ba chai nước lọc, vài bộ quần áo cũ kỹ, lương khô và sữa là những hành trang quen thuộc của những người thợ mò ốc phòng khi bão gió.
Họ lênh đênh trên biển 3,4 ngày để săn "lộc biển"
Còn chưa kể đến những lúc tàu đậu vào một hòn đảo, người dân khu vực đó tự ý cho mình quyền giữ đảo khiến bao cuộc ẩu đả giữa biển khơi, có khi dẫn đến đổ máu. Vì vậy, số phận của ngư dân bắt ốc càng trở nên mong manh và nguy hiểm.
Trên mỗi tàu có khoảng 8 đến 10 người, khi đến địa điểm săn ốc họ chia ra thành từng nhóm khoảng 4-5 người trên một hòn đảo. Dụng cụ để bắt và đựng ốc chỉ là những chiếc làn, găng tay và móc sắt.
Hành trang của họ là những dụng cụ giản đơn như làn, gang tay, đôi bộ quần áo...
Khi thủy triều xuống lộ ra những bãi đá, nơi ốc màu, ốc đá bám vào. Nhiều con bám ngay bề mặt hòn đá lớn dễ nhìn, nhưng cũng có con ẩn mình dưới ngóc ngách, buộc ngư dân phải lật đá lên tìm. Gần như là quy định bất thành văn, ngư dân chỉ lấy ốc to, ốc nhỏ để lại. Nghề "săn lộc biển" không đơn giản, những buổi đốt cháy da thịt giữa mùa hè, những cơn gió lạnh buốt của mùa đông như nhấn thêm nỗi cùng cực cho công việc của ngư dân thêm vất vả. Giữa biển khơi, những cơn giống bão có thể ập tới bất kỳ lúc nào đe dọa đến tính mạng của họ.
Phó mặc số phận của mình cho thời tiết để mưu sinh
Ngư dân Nguyễn Văn Nhự (50 tuổi, xã Hạ Long, Vân Đồn) cho biết, trước đây ốc còn nhiều, mỗi chuyến ra khơi trở về được vài chục cân, kiếm bạc triệu. Còn bây giờ vất vả lắm ông mới kiếm được 15 kg ốc, bán được khoảng một triệu. "Ốc ngày càng cạn kiệt, muốn bắt được ốc to phải lặn thì mới có, nhưng không phải ai cũng lặn được. Mặc dù nghề lặn gian nan nhưng rồi cũng quen. Hôm nào không ra khơi được mọi người đều cảm thấy nhớ biển", người đàn ông 50 tuổi nói.
Có những con ốc nằm sâu trong khe đá
"Các bãi đá trơn trượt, nếu không cận thận rất dễ ngã gẫy chân, tay. Chưa kể những ngày mưa bão cả gần chục người trên một chiếc tàu lênh đênh trên biển, sống chết không ai hay", một ngư dân nói. Để tránh bị đứt tay do hà cứa khi lật những hòn đá, các thợ săn ốc đều đeo găng tay.
Ốc biển sạch, nhiều chất dinh dưỡng nên rất có giá trị kinh tế
Mưu sinh bằng nghề bắt ốc từ nhỏ, chị Phạm Thị Thắm (40 tuổi, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) cho biết, mỗi chuyến đi cho thu nhập từ 800.000 cho đến hơn triệu đồng. Cả huyện có khoảng vài nghìn người theo nghề này. Do không sắm được tàu, họ lập thành nhóm khoảng chục người thuê một chuyến tàu từ 2,5 đến 3 triệu đồng cho một chuyến đi 4 ngày.
Ốc biển sạch và có nhiều chất dinh dưỡng, các nhà hàng khách sạn đều ưa chuộng. Phần lớn ốc được phân loại và được các thương lái thu mua tận bến để xuất sang Trung Quốc. Giá cả mỗi loại khác nhau, như ốc đá bình quân 60-80 nghìn đồng/kg, ốc màu 70-90 nghìn đồng/kg.
Cù Hiền
Theo_Người Đưa Tin
Bất ngờ thú vị với hơn 40 mẫu hóa thạch cua đá Người có cơ duyên sở hữu bộ sưu tập độc đáo này là ông Phan Thanh Toại (41 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng), chủ nhân của bộ sưu tập ốc biển lên đến hàng vạn con mà Thanh Niên Online đã giới thiệu. Đầu năm 2011, trong một chuyến huấn luyện bơi lội ở vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam),...