Bộ sưu tập Air Dior và câu chuyện cảm hứng của Kim Jones
Kể từ khi rảo bước trên đường băng Pre-fall 2020, bản hợp tác Air Dior mà tâm điểm là Air Jordan 1 OG Dior – sự song hành của biểu tượng của thời trang xa xỉ bậc nhất cùng với tượng đài bất diệt của văn hoá shoegame, bóng rổ và hip-hop – đã tạo nên cơn địa chấn mới trong địa hạt thời trang. Hãy cùng lắng nghe Kim Jones – Giám đốc Nghệ thuật Dior Men – chia sẻ về câu chuyện cảm hứng đằng sau BST này.
Số lượng giới hạn chỉ 13.000 đôi (5.000 đôi dành riêng cho khách hàng V.I.P của Dior và 8.000 đôi trên toàn thế giới) và mức giá bán lẻ 2.000 USD nhanh chóng “hyped” xấp xỉ 10.000~12.000 USD trên thị trường resell, “cơn địa chấn” mang tên Air Jordan 1 OG Dior đang len lỏi khắp mọi ngóc ngách của thế giới mộ điệu, dù là thời trang cao cấp hay trên những nẻo đường streetwear.
Ngày hôm nay, hãy cùng ELLE Man lắng nghe nhà thiết kế Kim Jones – Giám đốc Nghệ thuật mảng thời trang nam của nhà mốt Dior – chia sẻ lý do và cảm hứng của ông khi lựa chọn Air Jordan 1 làm cảm hứng chủ đạo của cho BST Air Dior này.
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào BST Air Dior là dải màu trung tính lịch thiệp pha trộn giữa xám và trắng. Màu sắc là con đường kết nối những giá trị kỹ thuật may đo cao cấp của nhà mốt với tinh thần và cảm hứng từ thập niên 80 của một trong những tượng đài thời trang và thể thao đến từ nước Mỹ – Michael Jordan. Xám là sắc màu duy nhất mà Kim Jones nghĩ đến từ khi ý tưởng collab này còn nằm trên bản vẽ, vì với ông và thương hiệu, màu xám trung tính là sắc tố đại diện cho hình ảnh quý ông Dior.
Bên cạnh màu sắc, BST là sự cân bằng những giá trị, kỹ thuật cắt may đỉnh cao với những phom dáng bền vững theo chiều thời gian của cả hai tên tuổi cao cấp lẫn đường phố này.
Và trên tất cả, spotlight của BST collab gọi tên Air Jordan 1 OG Dior – đôi giày được lấy cảm hứng từ huyền thoại Air Jordan 1 và hiện đang gây huyên náo trên khắp thị trường bán lẻ.
Ảnh: ALFREDO PIOLA
Ảnh: ALFREDO PIOLA
Ảnh: ALFREDO PIOLA
Đối với các tín đồ thời trang đường phố, yêu bóng rổ, văn hoá hip-hop và say mê giày sneakers, Air Jordan 1 chính là “nhập môn” cho những ai bắt đầu tìm hiểu và gia nhập nền văn hoá sneakers. Thập niên 80 là thời đại của Michael Jordan, và Air Jordan 1 là “grail” (chén thánh) mà bất cứ một “thần kinh giày” nào cũng muốn sở hữu.
Kim Jones cũng không phải là ngoại lệ, từ lúc bắt đầu tiếp xúc với Jordan khi còn là một cậu bé trên ghế nhà trường đến khi trở thành thuyền trưởng lèo lái con thuyền danh giá mang tên Dior Men, Air Jordan 1 luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong BST sneakers của mình.
Ông sở hữu rất nhiều bản Air Jordan 1 OG trong BST của mình, có những đôi giày OG (nguyên thuỷ) cực kỳ hiếm, có tuổi đời lên đến hàng chục năm và còn nguyên vẹn. Và đó là lý do Kim Jones và Thibo Denis (Thiết kế trưởng mảng giày dép của Dior Men) quyết định dựa vào nguyên mẫu này để tạo nên Air Jordan 1 OG Dior – ngôi sao chính của BST Air Dior.
Kim Jones và BST giày sneakers của ông. Ảnh: ALFREDO PIOLA | Dior
Video đang HOT
Một đôi Air Jordan 1 OG được ông tìm thấy tại Tokyo vào năm 1985, đôi giày được bảo quản khá tốt và sau đó ông đã nhờ nghệ sĩ Takashi Murakami ký tên lên đôi giày. Ảnh: ALFREDO PIOLA | Dior
Những đôi Air Jordan 1 có tuổi đời trên 30 năm này có vai trò rất lớn trong BST sneakers cũng như con đường thiết kế và sáng tạo của Kim Jones. Ảnh: ALFREDO PIOLA | Dior
Với mong muốn gìn giữ tối đa những đường nét nguyên bản định danh nên Air Jordan 1, Kim Jones và Thibo không thay đổi nhiều thiết kế, thay vào đó, họ “ướp” đôi giày trong tinh thần sang trọng và thời thượng nhất bằng những chi tiết và chất liệu cao cấp qua tay nghề bậc thầy của những nghệ nhân Dior.
Bên cạnh những kỹ thuật và chất liệu da cao cấp đến từ Ý quen thuộc như khi tạo tác những chiếc túi cao cấp, nhà mốt cũng lần đầu tiên áp dụng những chất liệu hoàn toàn mới trên những đôi giày.
Ảnh: VALENTIN HENNEQUIN
Ảnh: VALENTIN HENNEQUIN
Ảnh: VALENTIN HENNEQUIN
Thiết kế cũng mang những khác biệt đáng chú ý, mà trực quan nhất là dấu Swoosh được làm to hơn để tạo nhiều không gian cho hoạ tiết Oblique được thể hiện rõ ràng. Không chỉ thế, dấu ấn của Dior xuất hiện triệt để ở mọi chi tiết, như hoạ tiết Oblique tràn ngập ở phần đế trong (insole) hay logo Air Dior xuất hiện ở mặt bên, mặt sau gót và ở phần đế ngoài (outsole).
Ảnh: VALENTIN HENNEQUIN
Ảnh: VALENTIN HENNEQUIN
Ảnh: VALENTIN HENNEQUIN
Ảnh: VALENTIN HENNEQUIN
Ảnh: VALENTIN HENNEQUIN
Dior tìm về kho lưu trữ của nhà mình lẫn thương hiệu Jordan để chọn ra những tinh hoa định danh nên hai tên tuổi trong suốt chiều dài lịch sử khai sinh và phát triển, để rồi từ đó cho ra đời một BST với đầy đủ những item kinh điển nhất của thời trang cao cấp lẫn thể thao – đường phố như suit, blazer, áo sơ-mi, áo khoác bomber, áo hoodie, áo sweater cộc tay, quần bóng rổ,…
Vẫn giữ một phong độ tuyệt vời như những BST trước, bản collab lần này vẫn thể hiện tinh thần sang trọng và tinh tế đậm chất Dior của Kim Jones từ nguồn cảm hứng Michael Jordan – một huyền thoại với sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đại chúng không chỉ bởi tài năng bóng rổ mà còn nhờ vào tư duy thời trang mang sự pha trộn giữa sự tinh tế cao cấp và phóng khoáng đường phố, thể hiện qua những gì Mike mặc trên người khi thi đấu cũng như trong phong cách thường nhật.
“Ngày hôm nay, nếu bạn hỏi vì sao một nhà mốt couture lại làm sneakers, thì bởi vì đó là cách một người đàn ông hiện đại ăn vận. Và thật tuyệt vời khi được làm ra một sản phẩm dựa trên một đôi giày được yêu mến nhất mọi thời đại”, Kim Jones chia sẻ.
Dior làm đồ couture cỡ búp bê
Nhà mốt Dior ra mắt bộ sưu tập haute couture Thu Đông 2020 với kích cỡ nhỏ xíu cho búp bê, hôm 6/7.
Giám đốc sáng tạo Maria Grazia Chiuri nói trên Vogue về bộ sưu tập mới: "Lần đầu chúng tôi giới thiệu bộ sưu tập couture trên mạng - một điều rất bất thường". Trong bối cảnh dịch, Tuần lễ thời trang Haute Couture phải thay đổi hình thức ra mắt bộ sưu tập bằng trực tuyến. Tuy nhiên, Dior cho thấy sự sáng tạo không giới hạn.
Mùa này, Chiuri giới thiệu trang phục bằng bộ phim ngắn siêu thực "Le Mythe Dior". Tác phẩm được tạo nên bằng cú bắt tay giữa bà và người bạn Matteo Garrone - nhà làm phim Italy. Bộ phim xoay quanh câu chuyện cổ tích hai người bảo vệ khiêng một chiếc hòm đựng váy áo thu nhỏ vào rừng cho các nữ thần.
Cảm hứng của bộ sưu tập đến từ triển lãm "Théâtre de la Mode". Vào năm 1945, giữa sự tàn phá của Thế chiến Hai và nguồn vải khan hiếm, các nhà thiết kế Paris đã tạo ra những bộ quần áo dành cho búp bê có kích thước nhỏ nhắn chỉ bằng một phần ba so với trang phục của người bình thường. Trang phục của 70 nhà thiết kế thời ấy đã được trưng bày bằng mannequin trong triển lãm lưu diễn tại châu Âu và Mỹ để gây quỹ cho những người sống sót sau chiến tranh, đồng thời cứu nền công nghiệp thời trang.
Dịch khiến mọi thứ đình trệ và khó khăn, khiến Chiuri liên tưởng đến "Théâtre de la Mode". Bà đã tạo ra một bộ sưu tập với trang phục nhỏ xíu dành cho búp bê một cách tỉ mỉ. Theo Vogue, Dior đã thực sự mang đến một đẳng cấp mới khi làm đồ couture với kích cỡ nhỏ. Cây bút Nicole Phelps đánh giá: "Một vẻ đẹp khó cưỡng".
Bộ sưu tập lần này mang đậm hình bóng thiết kế đặc trưng của Dior nhiều hơn so với những bộ trước đây Chiuri thực hiện cho hãng mốt Pháp. Chiếc áo khoác với kiểu cổ bẻ rộng quý phái, tay áo rộng, đến thắt eo và phồng nhẹ về phía đuôi đều mang âm hưởng từ các bộ sưu tập ở thập niên 1940, 1950.
Một thiết kế vải lưới đính sequin kỳ công.
Váy xếp ly với hàng cúc đậm chất vintage.
Đầm lông vũ được xử lý bằng kỹ thuật xếp lớp và tạo hình khối.
Đầm chữ A với phần trên tạo kiểu crop top.
Một vài thiết kế trong bộ sưu tập khai thác vải kim tuyến.
Dior ca ngợi nữ quyền
Nghệ sĩ Wang Guangle: người mang đến chân dung mới của "quý cô Dior" Lady Dior được coi như một biểu tượng bất biến theo thời gian, và cũng như người phụ nữ hiện đại, nó không ngừng thay đổi để làm mới mình. Với dự án Dior Lady Art lần thứ 4, 11 nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã bước vào cuộc chơi với những phép ẩn dụ nghệ thuật thể hiện trên...