Bổ sung vitamin A liều cao cho gần 80.000 trẻ ở Quảng Bình
Khoảng 78.000 trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 59 tháng tuổi tại Quảng Bình được bổ sung vitamin A liều cao và cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Ngày 3/12, bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, đang phối hợp với các đơn vị triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao và cân, đo trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngành Y tế Quảng Bình triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao và cân, đo trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo bác sĩ Tiệp, chiến dịch này sẽ được tổ chức mỗi năm 2 lần, vào tháng 6 và đầu tháng 12. Mục tiêu trong năm 2024 sẽ có trên 99% trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 59 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao, trên 95% trẻ dưới 60 tháng tuổi được tổ chức cân, đo, theo dõi tình trạng dinh dưỡng và uống thuốc tẩy giun đúng định kỳ.
Trong đợt này, có khoảng 78.000 trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 59 tháng tuổi tại Quảng Bình được bổ sung vitamin A liều cao và cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Đoàn công tác của CDC Quảng Bình phối hợp với các trung tâm y tế trực tiếp đến kiểm tra, giám sát triển khai chiến dịch.
Trong đợt này, có khoảng 78.000 trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 59 tháng tuổi tại Quảng Bình được bổ sung vitamin A liều cao.
Nhằm triển khai hiệu quả chiến dịch, trước đó ngành Y tế Quảng Bình chỉ đạo các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố phối hợp với địa phương, các trường mầm non trên địa bàn tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân chủ động đưa con em đến các điểm uống vitamin A. Cùng với đó, CDC Quảng Bình tổ chức tập huấn về sàng lọc đối tượng, kỹ thuật cho uống Vitamin A, xử lý sự cố hóc sặc,… cho cán bộ y tế, cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dinh dưỡng.
Video đang HOT
Thực hiện chiến dịch, cán bộ y tế sẽ sàng lọc các trường hợp trẻ cần uống vitamin A, đảm bảo trẻ được uống trực tiếp tại cơ sở y tế, không tự ý cấp phát thuốc về nhà.
Đối với trẻ có dấu hiệu như đau bụng, sốt cao, đang mắc bệnh mãn tính, có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc thì tạm dừng và cho uống bổ sung vào thời gian thích hợp. Trẻ uống vitamin A sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút sau dùng thuốc để đảm bảo an toàn.
Trẻ được khám sàng lọc trước khi uống vitamin A.
Bác sĩ Tiệp cho biết thêm, vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưỡng chất này tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.
Vitamin A còn có vai trò bảo vệ các biểu mô như giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết. Khi thiếu vitamin A sẽ khiến biểu mô và niêm mạc bị tổn thương làm ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, ví dụ như tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa.
Vitamin A giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng. Đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cách phòng chống thiếu Vitamin A
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng thiếu Vitamin A là do bữa ăn hàng ngày của trẻ em, bà mẹ đang nuôi con bú chưa đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A.
Thiếu Vitamin A nguy hiểm thế nào?
Thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong những năm qua, công tác phòng chống thiếu vitamin A ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng công bố năm 2020 cho thấy, tỷ lệ thiếu Vitamin A có xu hướng giảm so với điều tra quốc gia năm 2015, như thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 14,2% (năm 2015) xuống còn 9,5% (năm 2020), vitamin A trong sữa mẹ thấp đã giảm từ 35,5% (năm 2015) xuống còn 18,3% (năm 2020).
Kiểm tra điểm uống vitamin A tại Trạm Y tế phường Trương Định ngày 1/6. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.
Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam.
Ngoài ra, thiếu Vitamin A còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, tới sự sự cần thiết cho quá trình nhìn, quá trình tăng trưởng, tham gia vào đáp ứng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.
Thiếu vitamin A gây nên bệnh khô mắt thậm chí gây mù dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tăng tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong, chậm phát triển ở trẻ em, làm tăng tỷ lệ trẻ thấp còi và nhẹ cân.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng thiếu Vitamin A là do bữa ăn hàng ngày của trẻ em, bà mẹ đang nuôi con bú chưa đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A.
Theo ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), vitamin A là một vi chất dinh dưỡng rất cần thiết với sự sống còn của cơ thể, nhưng nhu cầu thì cần một lượng rất nhỏ có thể tính chỉ bằng mcg đến mg, nhưng khi thiếu lại gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng.
Vì vậy việc phòng chống thiếu Vitamin A là việc rất cần thiết cho mọi người, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Phòng chống thiếu Vitamin A ra sao?
BS. Nguyễn Văn Tiến cho biết thêm, chiến lược phòng chống thiếu vitamin A cần nhiều giải pháp đồng bộ như: Bổ sung vitamin A cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vitamin A.
Tăng cường vitamin A vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dạng hóa bữa ăn, biết cách lựa chọn và sử dụng những thực phẩm tự nhiên giàu vi chất dinh dưỡng (như các loại rau lá có màu xanh thẫm như rau ngót, rau đay; các loại rau quả có màu hồng, màu đỏ, như bí đỏ, cà chua, cà rốt...; các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như trứng, thịt, các loại thủy sản như cá, tôm, cua...) là giải pháp lâu dài và bền vững để cải thiện tình trạng thiếu vitamin A nói riêng và các vi chất dinh dưỡng khác nói chung.
Tăng cường vitamin A vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt vitamin A trong bữa ăn hàng ngày, giúp cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, tuyên truyền và giáo dục cho người dân biết sử dụng và biết lựa chọn những thực phẩm có tăng cường vitamin A là điều kiện để thực hiện phòng chống thiếu vitamin A, chuyên gia dinh dưỡng cho hay.
Theo đó, công tác truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho người dân cũng là một trong các giải pháp quan trọng.
Các nội dung tuyên truyền như khuyến khích người dân ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu vitamin A, biết cách lựa chọn các thực phẩm tăng cường vitamin A...
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, thực hiện nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn;
Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu và sử dụng vitamin A, vitamin D.
Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngày 1-2/6, hãy cho trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã, phường là lời kêu gọi hành động thiết thực, chủ chốt trong Chiến dịch truyền thông "Ngày Vi chất dinh dưỡng" được tổ chức trên toàn quốc (vào ngày 1-2/6 hàng năm).
Mẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhất Vitamin A là lá chắn vàng bảo vệ cho trẻ dưới 5 tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường miễn dịch... Dưới đây là một số lưu ý để trẻ hấp thu dưỡng chất này tốt nhất. Trong số các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và phát...