Bổ sung tội ‘làm giàu bất hợp pháp’: Hiện nay chưa phù hợp?
Nếu đưa được tội làm giàu bất chính vào Luật hình sự thì đó là bước tiến lớn nhưng vấn đề quan trọng là đã sẵn sàng xây dựng hệ thống quản lý nguồn tiền để kiếm soát hay chưa?
Đồng quan điểm với nhiều chuyên gia luật pháp, luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho rằng, điểm mấu chốt của việc hạn chế tham nhũng chính là hệ thống quản lý nguồn tiền thu nhập của các cá nhân, đặc biệt là công chức, viên chức Nhà nước. Việc đó không khó nếu có sự quyết tâm thực hiện của Nhà nước.
Dưới đây là phần trao đổi của luật sư Nguyễn Kiều Hưng với PV về vấn đề trên:
Mới đây Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường có nhắc tới việc đưa tội làm giàu bất hợp pháp (không chứng minh được nguồn gốc tài sản, thu nhập) vào Luật Hình sự, luật sư có ý kiến gì về thông tin này?
Khái niệm “làm giàu bất hợp pháp” là khá rộng, theo tôi, trong ngữ cảnh này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường muốn đề cập vấn đề làm giàu bất chính của cán bộ, công chức có liên quan đến hành vi tham nhũng. Tức là, nếu thấy anh giàu lên một cách bất thường, anh phải kê khai tài sản và chứng minh nguồn gốc của tài sản. Nếu tài sản mà anh có được là bất hợp pháp thì anh phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các tội danh quy định trong Bộ luật hình sự.
Đối với vấn đề tham nhũng đang trở thành “quốc nạn”, có nên càng sớm càng tốt đưa tội làm giàu bất hợp pháp vào Luật Hình sự không?
Hiện nay, hệ thống pháp luật chưa có văn bản nào quy định như thế nào là làm giàu hợp pháp, bất hợp pháp, hay thu nhập bất chính, thu nhập chính đáng và thực tế chúng ta cũng chưa có các công cụ kiểm soát nguồn tiền, tài sản từ gốc.
Mặt khác, hành vi làm giàu bất chính với Luật Hình sự hiện tại hoàn toàn có thể điều chỉnh xử lý với các tội danh tương ứng như tội tham ô, nếu nguồn tiền đó có nguồn gốc từ tham ô, hay tội nhận hối lộ nếu chứng minh được nguồn tiền đó có từ việc nhận hối lộ …Cho nên, trong điều kiện, hoàn cảnh này, tôi thấy bổ sung thêm một tội danh gọi là tội làm giàu bất hợp pháp là chưa phù hợp.
Truy ra nguồn gốc tài sản bất chính sẽ chặn tham nhũng hiệu quả (ảnh minh họa)
Giàu bất thường không chứng minh được sẽ bị truy tố
Video đang HOT
Luật sư nghĩ sao nếu có quan điểm cho rằng đưa vào luật là một việc cần thiết, là sự mở đường về nhận thức để rút ngắn hơn quá trình thực hiện?
Điều này tôi nghĩ cũng đúng nhưng cần hoàn thiện hệ thống quản lý trước hơn là để luật trên giấy quá lâu.
Nếu muốn xử lý “tội làm giàu bất chính”, Việt Nam nên đồng bộ hóa các công cụ quản lý khác như thế nào?
Trước hết, chúng ta phải xây dựng và đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ, bất động sản và các động sản có đăng ký quyền sở hữu khác.
Như đã nói, cần phải làm rõ được các thuật ngữ: tiền, tài sản, thu nhập như thế nào là hợp pháp, bất hợp pháp, chính đáng hay không chính đáng. Sau đó chúng ta cần có các công cụ kiểm soát nguồn gốc, giao dịch, di chuyển của các tài sản đó. Ví dụ, dần dần hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và chuyển dịch hẳn sang thanh toán bằng chuyển khoản, thẻ tín dụng là giải pháp tối ưu, cần thiết khi trong kiểm soát tài sản, tiền tệ.
Theo đó, mỗi người dân sẽ có một tài khoản, một thẻ tín dụng để thực hiện việc thanh toán, khi anh giao dịch vượt quá số tiền quy định buộc anh phải thanh toán qua chuyển khoản hoặc thẻ tín dụng.
Đúng thế, như tôi đã nói ở trên, đây là điểm mấu chốt để có thể kiểm soát được nguồn tiền. Điểm mấu chốt để áp dụng điều luật này là phải đưa giao dịch sang chuyển khoản?
Vậy cần giải pháp nào cụ thể hơn để đẩy nhanh quá trình đưa “tội làm giàu bất chính” vào luật?
Nhanh, chậm phải kể đến sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Chắc chắn như đã phân tích, muốn đưa vào luật, chúng ta cần phải tiến hành hoàn thiện, đồng bộ các quy định pháp luật liên quan. Muốn áp dụng các quy định mới vào thực tế, chúng ta cũng cần phải có những cuộc khảo sát, kê khai tài sản trên từng cá nhân để xác định tài sản hiện tại của họ là bao nhiêu (tài sản gốc), trong quá trình kê khai nếu phát hiện ra tài sản bất hợp pháp thì sẽ xử lý. Nếu không chứng minh được tài sản đó là bất hợp pháp thì xem đó là tài sản gốc. Từ đó, nếu phát sinh tài sản nào ngoài tài sản gốc, hay dịch chuyển tài sản gốc sẽ được theo dõi và kiểm soát qua hệ thống tín dụng cá nhân.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo Infonet
'Kiều nữ Hải Dương' tiếp tục quậy'
Nếu có giấy xác nhận bị tâm thần, "kiều nữ Hải Dương" sẽ được miễn truy cứu mọi trách nhiệm.
Kiều nữ Hải Dương cho rằng... mỗi người tự hiểu
Chiều 5/5, Công an xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã đưa bà Phạm Thị Thanh Ngọc (SN 1974, Việt kiều Mỹ, người được mệnh danh "kiều nữ Hải Dương") về công an huyện để tiếp tục làm rõ một số tình tiết liên quan đến việc anh T. H.N (SN 1989, tài xế hãng taxi Vinasun) tố cáo.
Không "phục vụ", đập kính xe?
Theo trình báo của anh N. với cơ quan công an, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 4-5, hãng taxi Vinasun nhận được cuộc điện thoại của một phụ nữ yêu cầu thuê taxi chở đi TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Anh N. được tổng đài điều đến đón khách tại đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận,
TP HCM. Tại đây, anh N. cho biết giá đi 2 chiều (TP HCM - Buôn Ma Thuột và ngược lại) là 5.250.000 đồng. Lúc đầu, bà Ngọc chê đắt, nói đi máy bay cho nhanh nhưng sau đó đồng ý thuê xe với giá trên và "bao luôn" tiền qua các trạm thu phí.
Tài xế T.H.N đang kể lại sự việc "kiều nữ Hải Dương" gạ tình
"Khoảng 24 giờ ngày 4-5, khi đến địa phận xã Tân Lập, khách yêu cầu tôi tấp vô một nhà nghỉ ven đường để nghỉ ngơi một chút rồi đi tiếp. Nghĩ khách mệt mỏi, cần đi vệ sinh hoặc tắm rửa sau quãng đường khoảng 100 km, tôi tấp vô nhà nghỉ trong cây xăng Hamico trên đường ĐT 741. Sau khi tôi khuân chiếc vali cuối cùng lên phòng, bất ngờ bà ta trần truồng bước ra từ trong phòng vệ sinh và bảo tôi... "phục vụ tình dục". Quá bất ngờ trước tình huống này, tôi đóng cửa bỏ ra ngoài nói chuyện với nhân viên cây xăng. Khoảng 10 phút sau, bà ta bước ra sân ngoắc tay gọi tôi đến nói: Chị đã đập xe em rồi" - anh N. kể.
Cũng theo anh N., sau khi kiểm tra thấy kính xe bị vỡ, anh xin nhân viên cây xăng số điện thoại của Công an xã Tân Lập để gọi nhờ can thiệp. Khoảng 2 giờ ngày 5-5, công an đến yêu cầu về trụ sở làm việc nhưng bà Ngọc vô tư ngủ cho tới sáng.
"Kiều nữ Hải Dương" cho rằng... mỗi người tự hiểu
"Sáng cùng ngày, sau khi xin ý kiến huyện, chúng tôi đến nhà nghỉ Hamico yêu cầu bà Ngọc về trụ sở công an làm việc. Ở trong phòng, bà Ngọc dùng nước nóng (mở từ hệ thống nước nóng lạnh của phòng trọ - PV) xịt ra ngoài. Mãi đến 10 giờ, chúng tôi phải phá cửa để vào phòng trọ, lúc này bà ta trong... tình trạng trần như nhộng" - một công an viên xã Tân Lập cho biết.
Khó xử vì không có người làm chứng
Đến chiều 5-5, tại công an xã, bà Ngọc vẫn khẳng định không đập vỡ kính taxi do anh N. lái, còn việc có gạ tình hay không thì... mỗi người tự hiểu.
"Do tài sản bị thiệt hại chưa tới 2 triệu đồng trong khi bà Ngọc luôn cho rằng không đập kính taxi nên công ty đã yêu cầu nhân viên tới công an lấy xe về để tự khắc phục nhằm tránh phiền phức và thiệt hại cho kinh doanh" - một lãnh đạo hãng xe Vinasun cho biết.
Khi phóng viên liên hệ hỏi về vụ việc, một lãnh đạo Công an huyện Đồng Phú cho biết công an vẫn đang lấy lời khai vì anh N. cho rằng bà Ngọc đập kính xe, còn bà Ngọc không thừa nhận và lại không có người làm chứng. Về việc có "hiếp dâm" hay không, đến giờ này công an khẳng định không có.
Trước đó, ngày 1-5, bà Ngọc đến Công an phường 6, quận 3, TP HCM tố cáo bị một tài xế taxi hiếp dâm vào rạng sáng cùng ngày. Theo trình báo của bà Ngọc, sau khi giận dỗi một "phi công trẻ", bà đón taxi về khách sạn M.T (phường 6, quận 3) để lưu trú. Tại đây, bà nhờ ông H.H.T (SN 1965, ngụ quận 6, tài xế taxi) đưa hành lý lên phòng. Sau đó, ông T. khóa cửa phòng trọ, vào phòng vệ sinh tắm rồi bước ra thực hiện hành vi hiếp dâm. Do mệt mỏi và phòng trọ kín, bà Ngọc không kêu la được. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, bà Ngọc lại làm đơn bãi nại.
Xe taxi bị đập vỡ kính mà theo tài xế Nh. do "kiều nữ" đập sau khi tài xế không chịu "phục vụ tình dục" cho "kiều nữ" Hải Dương vào khuya 4-5.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Trưởng Văn phòng luật Giải Phóng thuộc Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết nếu bà Ngọc cứ tố cáo hiếp dâm sau đó lại làm đơn bãi nại và sự việc hiếp dâm hoàn toàn do bà Ngọc bịa đặt nhằm cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người bị tố cáo thì hành vi đó sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 122 Bộ Luật Hình sự về tội vu khống.
"Tuy nhiên, theo báo chí phản ánh, hành vi của bà Ngọc có tính chất đòi hỏi (khiêu khích) người khác đáp ứng nhu cầu tình dục của mình và có đặc điểm của hành vi quấy rối tình dục hoặc cưỡng ép tình dục nhiều hơn. Với nhóm hành vi này, chiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng, chưa có căn cứ pháp lý để xử lý. Về thông tin cho rằng bà Ngọc có giấy chứng nhận tâm thần, nếu đúng như thế, bà Ngọc được miễn truy cứu mọi trách nhiệm" - luật sư Hưng nói.
Theo Xahoi
Cuồng ghen, cắt "của quý" của chồng Ngày 10/3, bệnh viện Nhân Dân 115 (TP.HCM) cho biết, vừa phẫu thuật nối dương vật thành công cho một người đàn ông bị vợ cắt "của quý" trong lúc cuồng ghen. Được biết, nguyên nhân của vụ việc bắt nguồn từ lý do người vợ không kìm chế được sự tức giận khi bị cô "tình nhân bé nhỏ" của chồng khiêu...