Bổ sung testosteron: Dùng không đúng, tiền mất tật mang
Trên thị trường testosteron có mặt dưới rất nhiều sản phẩm dưới dạng viên nén, viên ngậm dưới lưỡi, viên nang mềm, viên nhộng, ống tiêm, kem bôi, miếng dán… Nhiều người muốn “ tăng cường sinh lực” đã tự ý tìm đến với các thuốc này. Dùng không đúng, tiền mất tật mang.
Testosteron là hormon nam chính do các tế bào kẽ của tinh hoàn sản xuất dưới sự điều hòa của các hormon hướng sinh dục của thùy trước tuyến yên và dưới tác động của hệ thống điều khiển ngược âm tính lên trục vùng dưới đồi- tuyến yên- tinh hoàn. Testosteron làm phát triển cơ quan sinh dục nam, làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục phụ ở nam giới; có vai trò tăng cường ham muốn “yêu”, tăng cường độ cương cứng của dương vật, nâng cao chất lượng “yêu”, thúc đầy giai đoạn từ tiền tinh trùng thành tinh trùng trưởng thành, chi phối việc sản xuất tinh trùng… Vì vậy, thuốc được dùng để điều trị thay thế cho nam giới bị giảm năng sinh dục do rối loạn chức năng của tuyến yên hoặc tinh hoàn hoặc do cắt bỏ tinh hoàn (hoạn), dậy thì muộn ở con trai…
Không dùng cho nam giới bị ung thư biểu mô vú hay ung thư tuyến tiền liệt, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú. Các trường hợp bị bệnh tim mạch, suy thận hay suy gan, động kinh, đái tháo đường… phải dùng thuốc và theo dõi một cách cẩn trọng. Vì khi dùng hormon này cho trẻ em do tác dụng nam hóa và đóng sớm các sụn nối đầu xương.
Trong trường hợp được kê đơn dùng thuốc, liều dùng cũng phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Cần có sự theo dõi chặt chẽ về lâm sàng và xét nghiệm trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần biết phát hiện khi mình gặp phải các tác dụng phụ sau: Rối loạn nước, điện giải (gây phù), cương dương vật, đới sống chăn gối thay đổi, phát triển xương nhanh và đóng sớm các sụn nối đầu xương (ở thiếu niên). Ngoài ra, người dùng có thể bị trứng cá, rậm lông, hói đầu, vú to ở nam giới… khi dùng thuốc. Khi xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu của tác dụng không mong muốn thì phải ngừng thuốc.
FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ) cho biết, các sản phẩm testosterone được cơ quan này phê duyệt chỉ để sử dụng điều trị cho những trường hợp suy giảm nồng độ testosterone do một điều kiện y tế nhất định như sự rối loạn của tinh hoàn, tuyến yên, hoặc não gây ra thiểu năng sinh dục (sự suy giảm, thiếu hụt nồng độ này phải được xác định bằng cả triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng). Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người tự ý sử dụng testosteron mà không biết mình có bị suy giảm nồng độ chất này hay không hoặc suy giảm nồng độ testosteron do lão hoá. Điều này vô cùng nguy hiểm vì lợi ích và an toàn của các loại thuốc này đã không được thành lập để điều trị nồng độ testosterone suy giảm do lão hóa (tuổi tác).
Video đang HOT
Nam giới bị ung thư tiền liệt tuyến không được dùng testosteron.
Hơn nữa, trong quá trình sử dụng thuốc có thể có nguy cơ gia tăng các cơn đau tim, đột quỵ hoặc tử vong ở những bệnh nhân dùng testosteron. Do đó FDA yêu cầu thay đổi ghi nhãn cho tất cả các sản phẩm theo toa testosterone để phản ánh sự gia tăng nguy cơ của các cơn đau tim và đột quỵ liên quan đến sử dụng testosterone. Trước khi bắt đầu điều trị trên từng bệnh nhân, bác sĩ cần cân nhắc có nên điều trị bằng liệu pháp testosteron hay không và cần nói cho bệnh nhân biết rõ về những nguy cơ này. Đối với bệnh nhân khi sử dụng testosterone nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng của một cơn đau tim hoặc đột quỵ xảy ra với các biểu hiện như tức ngực, khó thở, yếu một phần hoặc một bên của cơ thể, nói lắp…
Ngoài những bất thường trên tim mạch, việc lạm dụng testosterone thường ở liều cao hơn so với khuyến cáo và thường kết hợp với các steroid đồng hoá khác có liên quan với nguy cơ nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, não, gan, sức khỏe tâm thần, và hệ thống nội tiết. Các báo cáo kết quả bất lợi nghiêm trọng này gần đây mà FDA thu thập được bao gồm nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, trầm cảm, nhiễm độc gan, và vô sinh nam. Nếu lạm dụng liều cao testosterone cũng gây ra triệu chứng cai nghiện với các biểu hiện như trầm cảm, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, giảm ham muốn và mất ngủ.
DS. Hoàng Thu Thủy
Theo Sức khỏe đời sống
Tăng cường sinh lực cho chồng bằng bào ngư Hàn Quốc, bà nội trợ Việt chứng tỏ độ chịu chơi
Bào ngư có tác dụng bổ thận, chống suy nhược cơ thể, tráng dương, bổ mắt, tăng cường sinh lực cho nam giới. Bởi thế, không ít bà nội trợ không tiếc tiền mua về tẩm bổ cho chồng.
Bào ngư được biết đến như một hải sản cao cấp mà trước đây chỉ dành cho vua chúa quý tộc xưa. Ở Việt Nam, cùng với bào ngư Úc, Newzealand, bào ngư Hàn Quốc cũng được người tiêu dùng khá ưa chuộng.
Được biết, trong bào ngư chứa 25 loại vitamin và khoáng chất bao gồm B12 và Omega 3. Đây là loại thức ăn vô cùng bổ dưỡng bao gồm các loại protein nguồn gốc biển, vitamin và các nguyên tố vi lượng như Potassium, Phosphorous, Iron, Sodium, Magnesium, Copper, Zinc, Selenium, Niacin, Biotin, Folic Acid, Pantothenic Acid, Sulphur, Calcium, iodine, Chloride, and Vitamins A, B and.
Theo tính toán, trong 85 gram thức ăn bào ngư chứa 89 calo, lượng chất béo thấp (0.6 gram), 5.1 gram cacbonat, 14.5 gram protein, vitamin và các loại vi chất nói trên.
Một trong những giá trị lớn nhất của bào ngư là bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới. Đây cũng là lý do món ăn này hiện được nhiều nhà giàu Việt săn lùng.
Tại các cửa hàng hải sản nhập khẩu, bào ngư Hàn Quốc đông lạnh có giá bán dao động từ 1,1 - 1,8 triệu đồng/kg. Bào ngư sống size 10-12 con/kg có giá đắt hơn từ 1,4 - 1,8 triệu đồng/kg.
Bào ngư Hàn Quốc có thể sống khoảng một tuần trong điều kiện hồ trữ đủ tiêu chuẩn và không hề giảm chất lượng.
Chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm chế biến các món ăn từ hải sản, một đầu bếp khách sạn ở Hà Nội khẳng định, bào ngư là một loại thực phẩm quý, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo người đầu bếp, việc ồ ạt mua bào ngư tẩm bổ nhưng không tìm hiểu kỹ có thể có tác dụng ngược với việc chăm sóc sức khỏe.
"Không phải cứ nấu nhiều bào ngư là tốt, bởi trẻ nhỏ, người ốm hoặc người cao tuổi sẽ chỉ hấp thụ được một lượng nhất định dinh dưỡng từ món ăn. Ngoài ra, khi chế biến bào ngư đông lạnh, ví dụ như hầm hoặc nấu canh nên chú ý bỏ bào ngư vào nồi khi nước còn lạnh hay hơi nóng, để cạnh bào ngư không bị rơi ra hoặc làm giảm mất dinh dưỡng của thực phẩm", đầu bếp này cho hay.
Hiện nay, bên cạnh bào ngư Hàn Quốc còn có bào ngư viền xanh nhập khẩu Úc (4-7 triệu đồng/kg), bào ngư đen New Zealand (5 triệu đồng/kg), bào ngư khô (giá 600.000 - 800.000 đồng/lạng), hay bào ngư đóng hộp (giá 1,5 - 1,6 triệu đồng/hộp).
Loại bào ngư đắt nhất trên thị trường hiện nay là bào ngư cổ khiếu sấy khô của vùng biển Phú Quốc, giá từ 11 đến 15 triệu đồng/kg. Các loại bào ngư khô khác có giá vào khoảng 600 nghìn đồng/1 lạng, tương đương 6 triệu đồng/kg.
Tuy nhiên, với nhiều người, đây không phải là loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong nhà bếp bởi chúng được liệt vào hàng cao cấp.
Theo GiadinhNet
"Cò mồi" gạ bán thuốc thảo dược cứu bệnh nhân ngộ độc paraquat giá 5 triệu đồng/can Thời gian gần đây, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang xuất hiện một số "cò mồi" thường xuyên lẻn vào viện mời chào các gia đình người bệnh bị ngộ độc thuốc diệt cỏ (uống thuốc diệt cỏ Paraquat) mua "can thuốc thảo dược" với giá 5 triệu đồng để chữa... Mỗi năm cả nước có trên 1.000 người ngộ độc...