Bổ sung đối tượng công bố thông tin giúp thị trường chứng khoán thêm minh bạch
Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là một trong những nội dung thu hút được sự quan tâm của đại biểu quốc hội, dư luận và nhà đầu tư trong thời gian qua. Tại kỳ họp thứ 7 và thứ 8 của Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến việc cần bổ sung thêm đối tượng công bố thông tin, qua đó góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư và tăng tính minh bạch trên thị trường chứng khoán.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Chất lượng thông tin của các công ty niêm yết là mối quan tâm lớn của nhiều chủ thể trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư. Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp vi phạm về công bố và minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao.
Trong năm 2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra gần 400 quyết định xử phạt, trong đó có hơn 100 quyết định xử phạt vi phạm về công bố thông tin, tương đương chiếm 50%. Nhiều vụ việc sai phạm liên quan đến thông tin và công bố thông tin của các công ty niêm yết đã làm ảnh hưởng lớn đến niềm tin của các nhà đầu tư cũng như tính ổn định của thị trường này.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, để khắc phục bất cập, hạn chế của Luật Chứng khoán hiện hành, đồng thời tiếp cận với thông lệ quốc tế, nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường chứng khoán, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật như giao dịch nội gián, thâu tóm doanh nghiệp bất hợp pháp, dự thảo Luật Chứng khoán đã bổ sung các đối tượng phải công bố thông tin như: Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng; tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp; cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Video đang HOT
Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tai kỳ họp thứ 7 và ý kiến các Đoàn đại biểu quốc hội về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Theo đó, Dự thảo Luật đã quy định cụ thể các đối tượng công bố thông tin và nội dung phải công bố thông tin của các đối tượng này, trong đó các đối tượng công bố thông tin bao gồm: Công ty đại chúng; Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng; Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp; Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam; Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Luật này và người có liên quan của người nội bộ; Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; và các đối tượng khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua rà soát, đã tiếp thu bổ sung thêm nội dung công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ. Cụ thể, tại Điều 127 Dự thảo Luật Chứng khoán về công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ quy định rõ, người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này phải công bố thông tin trước và sau giao dịch, thay đổi sở hữu đối với cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi; chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng.
Cũng theo Dự thảo Luật, Quy định tại khoản 1 Điều 127 không áp dụng đối với giao dịch mua chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ để hoán đổi theo yêu cầu của khách hàng hoặc giá trị chứng khoán giao dịch chưa đạt giá trị tối thiểu phải công khai thông tin và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để bảo đảm thống nhất với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Dự thảo đã bổ sung thêm khoản 3 Điều 117. Cụ thể, việc công bố thông tin của công ty đại chúng là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
Hoa Sơn
Theo tapchitaichinh.vn
Chứng khoán được lợi gì khi NHNN giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn?
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa quyết định điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngắn hạn được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
TTCK đã phục hồi tích cực trong phiên giao dịch ngày 19/11 sau khi NHNN giảm trần lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngắn hạn.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu giảm lãi suất cho vay, NHNN đã giảm trần lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngắn hạn có hiệu lực kể từ ngày 19/11/2019 theo Quyết định số 2415/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2019 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN, và Quyết định số 2416/QĐ-NHNN ngày 18/11 /2019 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Bình luận về vấn đề này, ông Đỗ Ngọc Quỳnh- Giám đốc Ban Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cùng với các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế quý III/2019 đạt 7,31%, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4% đề ra từ đầu năm nay.
"Việc hạ trần lãi suất cho vay vừa qua của NHNN sẽ góp phần kích cầu thị trường và thu hút thêm nhiều dòng tiền vào TTCK", ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết và nhận định, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác có thể sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế, nhằm tránh khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các đợt cắt giảm lãi suất của NHNN từ năm 2008 đến nay cho thấy, chỉ số VN-Index thường tăng 0,26% ngay sau một số phiên giao dịch và tiếp tục tăng khoảng 3,4% vào tháng sau. Sở dĩ TTCK được hưởng lợi từ việc NHNN cắt giảm lãi suất là do các nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, qua đó sẽ tăng cường đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng, khi lãi suất cho vay giảm, các nhóm ngành hưởng lợi phần lớn là những ngành có cơ cấu nợ vay cao như bất động sản thương mại, dầu khí, phân bón, điện, thép...
Phiên giao dịch ngày 19/11- phiên giao dịch ngay sau khi NHNN cắt giảm trần lãi suất, đã diễn ra khá tích cực với sự hồi phục của tất các chỉ số. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,54% lên 1.008 điểm; HNX-Index tăng 0,32% lên 105 điểm và UPCom-Index tăng 0,18% lên 57 điểm.
Đặc biệt, tính chung trên cả 3 sàn chứng khoán, khối ngoại đã mua ròng hơn 700 triệu đồng. Lực mua của khối ngoại chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu, như VRE, BSR, HDB, PVT, E1VFVN30...
Theo BVSC, vùng hỗ trợ xung quanh mức 1.000 điểm sẽ đóng vai trò là vùng hỗ trợ mạnh giúp VN-Index tiếp tục phục hồi. Thị trường cần phải vượt qua vùng kháng cự 1.025-1.030 để có thể tái thiết lập và duy trì xu hướng tăng điểm. Tuy nhiên, nếu vùng 1.000 điểm bị phá thủng, nhiều khả năng VN-Index sẽ giảm sâu xuống vùng 980-985 điểm.
Hà Phương
Theo Enternews.vn
FLC tăng trần sau bài phát biểu của tỷ phú Trịnh Văn Quyết, VnIndex giữ được mốc nghìn điểm nhờ Vinamilk VNM của Vinamilk là cổ phiếu chống đỡ cho chỉ số VnIndex phiên hôm nay. Sau mấy phiên liên tiếp bị khối ngoại bán mạnh, về mức giá 120.000 đồng thì VNM đã tăng trở lại. Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm nay đáng chú ý nhất là "màn trình diễn" của cổ phiếu FLC. Cổ phiếu FLC ngay đầu phiên...