Bổ sung DHA cho bé đúng cách
Ai cũng biết DHA là thành phần quan trọng và cần thiết cho sự phát triển não bộ, đặc biệt là giúp trẻ em thông minh hơn. Tuy nhiên để phát huy được hết tác dụng của DHA bổ sung cần phải biết cách cung cấp thế nào cho hiệu quả nhất. Cần lưu ý mỗi giai đoạn phát triển của trẻ thì đòi hỏi cần bổ sung một lượng DHA thích hợp.
Một chế độ bổ sung DHA thích hợp cần xây dựng được một thực đơn riêng cho bé. Nguồn DHA không được cơ thể tự tổng hợp mà chủ yếu phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm. Các loại thức ăn thay thế có chứa DHA bao gồm: trứng, thịt gà, tôm, các loại cá, hải sản, các loại hạt có chất dầu…Dưới đây là cách bổ sung DHA thích hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của trẻ.
Thời gian mang thai
Trong giai đoạn này mẹ cũng cần bổ sung các loại axit béo thiết yếu như DHA để phát triển não bộ và tầm nhìn cho thai nhi. Mẹ nên đặc biệt bổ sung các axit béo này trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hàm lượng bổ sung khoảng 200mg mỗi ngày để cung cấp đủ DHA cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu của trẻ.
Để bổ sung DHA mẹ nên dùng các loại cá khoảng 2 -3 lần/ tuần và nên tránh các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm một số loại sữa và các loại sản phẩm bổ sung DHA dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
Trẻ 1 – 6 tuổi
Trong giai đoạn đầu đời trẻ nhỏ thường tiêu thụ rất ít hàm lượng DHA vì trẻ không có thói quen ăn cá mỗi ngày hoặc cùng một lúc tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa DHA. Những món ăn ưa thích phổ biến của trẻ là sữa chưa, bánh ngọt, bánh flan, xúc xích,…lại hầu như không có DHA hoặc ở hàm lượng rất thấp. Cách tốt nhất để bổ sung DHA cho bé là mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA cho trẻ. Chính vì vậy ở giai đoạn này mẹ nên tiếp tục duy trì dùng các loại thực phẩm dồi dào DHA.
Hàm lượng DHA cần thiết trong giai đoạn này là khoảng 0.32% trong tổng axit béo, tương ứng 17 mg cho 100 kcal là tối ưu.
Video đang HOT
Từ sau 2 tháng tuổi, mẹ cũng nên bắt đầu tập dần thói quen ăn uống bổ sung DHA cho trẻ qua thực phẩm hàng ngày như cá, trứng… Để đảm bảo trẻ phát triển tự nhiên trong những giai đoạn đầu đời không nên lạm dụng các loại thực phẩm bổ sung DHA quá nhiều. Ngoài sữa mẹ, các mẹ có thể bổ sung thêm các loại sữa bổ trợ hàng ngày cho bé là đủ.
Theo FAO / WHO đưa ra khuyến cáo lượng DHA trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng để giúp não trẻ phát triển. Bổ sung DHA trong thời gian này giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch.
Minh Anh
Theo Kiến thức gia đình
Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho người bị ung thư
Đôi vơi bênh nhân bi ung thư, chê đô dinh dương đong vai tro rât quan trong. Cơ thể cần đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để có thể duy trì sức khỏe. Vây, chê đô dinh dương danh cho ngươi ung thư như nao la hơp ly?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư
Chât đạm:
Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu nhưng khẩu phần ăn chứa nhiều thịt cung cấp nhiều axit thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò...
Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.
Trứng cũng là nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.
Chất béo:
Chất béo (Lipid) là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Nhưng một chế độ ăn có nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già, tiền liệt tuyến, ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
Giảm lượng chất béo bằng cách ăn thịt, cá nạc, hạn chế ăn da gà, vịt, uống sữa có chứa ít chất béo, chọn các món hấp luộc thay vì chiên xào. Nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật nhưng cũng nên hạn chế càng ít càng tốt. Tránh ăn nhiều bánh, kẹo mứt, chocolate.
Ngoài ra cũng không nên lãng quên các chất béo có lợi cho sức khỏe như omega - 3 (có nhiều trong cá).
Tinh bột:
Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...).
Thưc phâm giau chât xơ:
Khẩu phần ăn có 80% rau xanh và nước ép, ngũ cốc, hạt và chút trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều kiềm, hạn chế sự sản sinh của tế bào ung thư.
Các loại thực phẩm này ít chất béo, giàu chất xơ và sinh tố, đặc biệt là sinh tố A và C. Sinh tố A giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư; sinh tố C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát sinh, phát triển. Sinh tố A có nhiều trong sữa bò, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà rốt, ớt, rau dền, ngô, quả hồng... Sinh tố C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, sơ-ri, cà chua...
Rau xanh, trái cây tươi giúp bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Những loại rau-củ-quả xanh, tươi có lợi cho người bệnh lúc này là: bắp cải, rau ngót, rau đay, cần tây, giá đậu xanh, súp lơ, cà tím, cà chua, dưa leo, đu đủ, khoai lang, Nghệ,cam, bưởi và cả chanh, gấc...
Một số thực phẩm có tác dụng ức chế ung thư như: bắp cải, súp lơ, và các loại nấm có tính kháng ung thư nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ; tỏi, củ cải trắng, rau nhút...
Vitamin va khoang chât
Vitamin và khoáng chất cho phép cơ thể sử dụng năng lượng có trong thức ăn. Nhưng một lượng lớn vitamin và khoáng chất cũng có thể làm giảm tác dụng của hoá trị liệu hoặc xạ trị liệu.
Chất sắt
Chất sắt thấp có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cũng như sức đề kháng thấp đối với sự nhiễm trùng. Thịt, gà và gan là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thực phẩm nhiều protein như các sản phẩm chế biến từ đậu nành, quả đậu và các loại hạt cũng cung cấp đầy đủ chất sắt. Tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn có thể tăng khả năng hấp thụ chất sắt.
Canxi
Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa như phomát, sữa chua cung cấp lượng canxi cần thiết để cho răng và xương chắc khoẻ. Sữa chua có thể dùng trong chế độ ăn uống của bạn vì chúng chứa các vi khuẩn có lợi cho cơ thể giúp ích trong việc duy trì một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu ăn hải sản có tốt không? Hiện nay còn rất nhiều tranh cãi liên quan đến việc "Phụ nữ mang thai có nên ăn hải sản không?", câu trả lời là hải sản thực sự rất tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi, tuy nhiên nên ăn hải sản trong lượng vừa phải và chọn được hải sản phù hợp. Lợi ích của hải sản dành cho...