Bổ sung 156 triệu USD cho dự án giao thông ở ĐBSCL
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) hôm nay 31.1 cho biết đã phê duyệt một khoản tín dụng bổ sung trị giá 156 triệu USD cho dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thôngkhu vực ĐBSCL.
Khoản tín dụng này được dùng để nâng cấp các hành lang giao thông thủy – bộ với trung tâm kinh tế của ĐBSCL cũng như với TPHCM, đồng thời cải thiện khả năng kết nối của nhóm người nghèo tới những vùng sản xuất xa xôi.
Khi hoàn thành dự án vào cuối năm 2015, dự kiến sẽ giúp giảm thời gian trung bình vận chuyển xà lan gạo từ Rạch Giá đến TP.HCM xuống 5 giờ; giảm thời gian đi lại trung bình bằng xe tải trên Quốc lộ 91 xuống 10%; giảm tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông trên Quốc lộ 91 xuống thêm 15 %, và tỷ lệ tai nạn trên hành lang đường thủy nội địa xuống thêm 5%.
Khoản tín dụng được Hiệp hội Phát triển Quốc tế – cơ quan cho vay ưu đãi của WB dành cho các nước có thu nhập thấp cung cấp (lãi suất 1,25%/năm) trong thời hạn 25 năm, 5 năm ân hạn và Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) đồng tài trợ không hoàn lại tương đương 25 triệu USD.
Video đang HOT
Theo TNO
Nhiều nhà đầu tư 'bỏ chạy' khỏi dự án giao thông
Do kinh tế khó khăn, nhiều nhà đầu tư đã rút lui, không tiếp tục thực hiện các dự án giao thông khiến nhiều dự án ở TP HCM không thể khởi công, bị gián đoạn suốt nhiều năm.
Ngày 13/11, Ban Kinh tế Ngân sách (HĐND TP HCM) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải về tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho lĩnh vực giao thông trong 10 tháng đầu năm.
Phối cảnh đường trên cao số 1. Sau gần 10 năm bị gián đoạn do chủ đầu tư rút lui, mới đây dự án đã được tái khởi động do công ty Cổ phần Xây dựng Bách Khoa làm đơn vị tư vấn.
Theo Sở Giao thông Vận tải, do khó khăn về tài chính nên nhiều nhà đầu tư "bỏ chạy", không tiếp tục thực hiện các dự án giao thông như ý định ban đầu. Chẳng hạn dự án đường trên cao số 1 được UBND thành phố giao cho Công ty GS E&C (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, đã được khởi động từ năm 2002, nhưng do chi phí giải phóng mặt bằng quá cao và phải tập trung nguồn lực cho dự án xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài nên chủ đầu tư đã xin rút.
Đường trên cao số 1 dài 8 km, bắt đầu từ đường Cộng Hòa (gần vòng xoay Lăng Cha Cả) đi theo đường Bùi Thị Xuân, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đến đường Nguyễn Hữu Cảnh (gần cầu Thị Nghè 2). Đây là một trong 4 đường trên cao tại TP HCM theo quy hoạch đến năm 2020, có chức năng kết nối khu vực phía tây bắc và sân bay Tân Sơn Nhất với trung tâm hiện hữu và khu đô thị Thủ Thiêm. Tổng mức đầu tư ban đầu dự kiến hơn 4.000 tỷ đồng.
Một dự án khác chủ đầu tư cũng "bỏ của chạy lấy người" là đường vành đai 2. Đơn vị đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) đã xin rút lui khỏi dự án. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dự án trọng điểm của thành phố đến nay vẫn chưa thể khép kín. Khi tham gia vào tuyến vành đai 2 đoạn từ ngã ba An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh, Petroland đã xin đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Vốn đầu tư dự kiến vào khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.
Việc nhà đầu tư Petroland xin rút lui là một trong những nguyên nhân khiến đường vành đai 2 của TP HCM đến nay vẫn chưa thể khép kín. Ảnh: H.C.
Cũng theo Sở Giao thông Vận tải, TP HCM đang tập trung kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị như các dự án đường sắt đô thị, monorail, đoạn tuyến đường vành đai số 2, tuyến đường trên cao dưới hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao), PPP (đối tác công tư)... Tuy nhiên, việc thực hiện gặp nhiều khó khăn do các trạm thu phí trên địa bàn hiện đã khá dày đặc, việc đặt thêm trạm mới để thực hiện dự án theo hình thức BOT là không khả thi.
Đối với dự án BT thì quỹ đất thành phố không còn nhiều để giao cho nhà đầu tư khai thác thu hồi vốn. Còn hình thức đầu tư PPP, mặc dù Thủ tướng đã ban hành quyết định thực hiện thí điểm, nhưng cũng chỉ đang ở bước tìm hiểu chưa thể thực hiện phổ biến do còn nhiều vướng mắc.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, về vốn ngân sách thành phố, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả 2 đợt giao cho Sở là hơn 3.005 tỷ đồng, thực hiện 10 tháng được hơn 2.443 tỷ đồng, đạt 81% kế hoạch, giải ngân được hơn 2.239 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch. Ước thực hiện năm 2012 được 3.946 tỷ đồng, giải ngân đạt trên 97%.
Về vốn các công trình sử dụng vốn ODA của ngành Giao thông Vận tải là hơn 2.187 tỷ đồng, thực hiện và giải ngân 10 tháng đầu năm được hơn 4.424 tỷ đồng, đạt 202,3% kế hoạch. Ước thực hiện năm 2012 đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
Các công trình sử dụng vốn ngoài ngân sách (BOT, BT...) là 3.907 tỷ đồng, thực hiện và giải ngân 10 tháng được hơn 1.933 tỷ đồng, đạt 49,5% kế hoạch, ước thực hiện và giải ngân năm 2012 được 2.586 tỷ đồng, đạt 66,2% kế hoạch.
Kinh phí trợ giá xe buýt là 1.500 tỷ đồng, thực hiện và giải ngân 10 tháng được hơn 1.200 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch. Ước thực hiện và giải ngân năm 2012 đạt 100% .
Theo VNE
Thanh tra "thổi còi" nhiều dự án đấu thầu ngành giao thông "Đấu thầu hiện vẫn là câu chuyên có nhiều vấn đề. Việc chỉ định thầu ở một số địa phương, dự án có dấu hiệu bất thường, chưa phù hợp quy định, đặc biệt là các dự án giao thông" - Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh trao đổi trong cuộc họp báo ngày 10/10. Thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm...