Bố quyên sinh, bé Thảo Vân lại chồng chất gánh nặng gia đình
Quờ quạng đôi tay tật nguyền, chị Thương vẫn không ngớt gọi tên người chồng xấu số. Cô con gái 13 tuổi chỉ biết mím môi nắm chặt bàn tay gầy guộc của mẹ, nước mắt em không ngừng tuôn chảy. Mãi mãi từ đây, chẳng có ai đáp lại khi em cất tiếng gọi “cha”
Sáng ngày 14/5, Pv báo Dân Trí đã có mặt tại thôn Đại Đồng, xã Thạch Long (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) để tiễn đưa anh Nguyễn Trí Tuấn (1974) về nơi an nghỉ cuối cùng. Không khí tang thương phủ kín một góc làng Đại Đồng. Những người đến viếng vẫn còn ngỡ ngàng trước cái chết đột ngột của anh. Bởi chỉ cách đây mấy ngày, anh vẫn còn bán gói trà, gói thuốc cho những người qua lại, hay ngồi ngóng bé Thảo Vân đi học về. Nhưng giờ đây, gương mặt anh chỉ lờ mờ sau bát hương nghi ngút khói. 1h sáng ngày 13/5, người nhà và hàng xóm tìm thấy thi thể anh dưới dòng nước lạnh tanh của chiếc đầm ngay cổng làng, chỉ cách nhà anh chưa tới 100m.
Khu vực anh Tuấn Tự tử
Theo lời kể của người chú ruột: Hôm thứ 4, anh Tuấn đi Hải Dương lấy thuốc cùng với người em gái là chị Nguyễn Thị Anh. Do có công việc đột xuất nên người em gái về sau. Vào khoảng 0h00 sáng ngày 13/5, thì người em gái gọi điện cho nhà xe và được thông báo là anh Tuấn đã xuống xe và đi về nhà. Nhưng khi chị Anh gọi điện về nhà thì người nhà cho biết anh Tuấn vẫn chưa về. Linh tính báo chuyện chẳng lành nên cả nhà cắt cử người đi tìm. Đến đoạn đầm làng người nhà phát hiện 1 đôi dép và mấy thang thuốc lá của anh Tuấn bỏ lại trên bờ nên vội vàng tri hô người đến cứu. Khoảng gần 1h sáng, thi thể anh Tuấn mới được tìm thấy và đưa về nhà an táng.
Kể từ hôm qua, chị Nguyễn Thị Thương – vợ anh Tuấn, như người mất hồn, ngày cũng như đêm chị đều gọi tên chồng. Mẹ ruột chị Thương đau đớn nhìn con: “Xót lắm, đã thân tàn ma dại giờ thần trí cũng chẳng còn. Mới sáng nay thôi, như vô thức, nó còn quờ quạng chiếc lược ngay dưới gối rồi gọi chồng xuống chải tóc, nhưng chờ mãi không thấy nó lại khóc ròng gọi người nhà đi tìm cho”. Đó là việc mỗi buổi sáng anh Tuấn vẫn thường làm cho người vợ của mình trước khi đi ra đồng.
Chị Thương như người mất hồn trước cú sốc quá lớn
Hình ảnh cô bé Thảo Vân 13 tuổi phủ kín màu khăn trắng cúi lạy bên bàn thờ cha khiến ai cũng xót xa. Từ nhỏ Thảo Vân chẳng được mẹ bồng bế đi chơi như bao đứa trẻ trong làng. 5 tuổi em đã biết giúp bố chăm sóc cho mẹ từ lau mặt hay bưng bát cơm, chén thuốc. Em tự học lấy cách buộc tóc, tết tóc rồi những lúc chỉ có hai mẹ con Vân lại thực hành luôn cho mẹ. Đi học về, bố thương đón em ngay cổng làng nhưng giờ đó chỉ là những ký ức. Môi em cứ mím chặt, duy chỉ có nước mắt không ngừng tuôn chảy. Chốc chốc đôi vai nhỏ gầy guộc lại run lên, như chỉ muốn đổ xuống chiếc gậy tre người ta đưa cho em. Các o, các chị phải đỡ em ngồi một lúc. Em thôi không khóc nhưng đôi mắt vô hồn. 13 tuổi, nhưng cuốc sống đã lấy đi quá nhiều thứ mà ở tuổi em đáng phải nhận được.
Em Thảo Vân lặng người bên bàn thờ của cha
Hàng xóm xung quanh đến viếng mà không cầm được nước mắt. Ở Thạch Long, gia cảnh nhà anh Nguyễn Trí Tuấn ai cũng rõ như lòng bàn tay. Bởi bao năm qua, chẳng có năm nào bất hạnh không bủa vây lấy cuộc sống khốn cùng của gia đình thuộc diện nghèo đặc biệt của xã.
Hơn chục năm nay, anh Nguyễn Trí Tuấn (thôn Đại Đồng, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) là trụ cột của gia đình. Bất hạnh nối tiếp bất hạnh cứ đổ xuống từng người trong ngôi nhà ấy. Một mẹ già, một người em trai bị bênh đao bẩm sinh, tai nạn khiến người vợ bất động đã gần chục năm nay. Chiếc giường là không gian duy nhất của chị. Của cải trong nhà cũng đội nón ra đi. Cô con gái Nguyễn Thị Thảo Vân nhiều lần xin nghỉ học để có tiền cho mẹ chữa bệnh. Hoàn cảnh thương tâm của anh chị đã được báo Dân Trí từng phản anh cách đây 2 năm trong bài viết ” Vai gầy bé bỏng chăm mẹ liệt giường”.
Video đang HOT
Sự ủng hộ bạn độc đã cùng gia đình anh qua cơn bĩ cực. Thế nhưng bất hạnh vẫn cứ bủa vây. Bao nhiêu tiền của cứ đổ theo người bệnh rồi chính anh Tuấn – trụ cột của gia đình cũng đổ bệnh theo. Bao năm chạy chữa cũng không khỏi. Bệnh tật ngày càng nặng. Trong cơn túng quẫn, bế tắc anh đã chọn cái chết bỏ lại mẹ già, vợ và con thơ.
Rồi mai đây, cuộc sống sinh nhai của 5 thành viên sẽ phải dựa vào đôi vai của người bà nội hơn 70 tuổi
Người ta thương cho anh thật thà, hay làm, nhưng càng xót hơn cho cuộc sống những người còn lại. Người chết, thế là hết. Nhưng nặng nề hơn là những tháng ngày tiếp theo của những người ở lại.
Tiếng trống chiêng vẫn không thể xua được sự quạnh quẽ của ngôi nhà. Người bà nội già yếu thẫn thờ nhìn cháu, nhìn con trong vô định. Rồi đây, đôi vai gầy của bà sẽ phải thay con gồng gánh sự sinh nhai của những thanh viên còn lại. Chẳng biết sức già bà sẽ còn gồng gánh được bao nhiêu? Cô cháu gái Nguyễn Thảo Vân vốn học giỏi có tiếng tại trường, liệu rồi giấc mơ con chữ rất đỗi bình thường có quá sức đôi với hoàn cảnh gia đình của em không? Anh em, làng xóm thương tình nhưng cũng chỉ có thể hỗ trợ về trước mắt. Mất cha, mẹ tàn tật, con đường tương lai phía trước quá mịt mờ với em…
PV báo Dân Trí thắp hương và…
… trao số tiền 10 triệu đồng từ Quỹ Nhân ái đến gia đình anh Nguyễn Trí Tuấn
Sau khi nhận được tin buồn từ gia đình anh Nguyễn Trí Tuấn, nhà báo Phạm Huy Hoàn – Tổng biên tập báo Dân Trí đã trích nóng 10 triệu đồng từ Quỹ Nhân ái để hỗ trợ gia đình tổ chức mai táng. Trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, số tiền này đã được trao tận tay gia đình ngay trong sáng 14/5. Đón nhận số tiền trên, bà Trương Thị Tâm – mẹ anh Tuấn, xúc động nói: “Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn quý báo đã luôn quan tâm và chia sẻ với sự khó khăn của gia đình”.
Theo Dantri
Thay thế vắc xin Quinvaxem: Mỗi nơi 1 phách
Sau 1 tuần có quyết định ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem, hiện tất cả các TT Y tế dự phòng tỉnh đều trong trình trạng chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế và loay hoay tìm cách giải quyết thắc mắc, lo lắng của người dân.
Ngay sau khi có quyết định ngừng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng, TT Y tế dự phòng các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi đều đã đồng loạt gửi công văn tới các TT Y tế huyện, thành phố về vấn đề này đồng thời chỉ đạo triển khai kiểm kê, đánh giá hạn sử dụng cũng như số lô hiện có và đưa vào kho bảo quản theo đúng quy trình Bộ Y tế quy định. Các đơn vị cũng được chỉ đạo báo cáo nhanh số liều vắc-xin 5 trong 1 còn tồn lại để tổng hợp gửi về Sở Y tế, Cục Y tế dự phòng trong thời gian sớm nhất.
Thanh Hoá: Chờ chỉ đạo từ trung ương
Việc ngừng tiêm vắc xin Quinvaxem khiến các địa phương lúng túng và trẻ nằm trong chương trình tiêm chủng thiệt thòi.
Theo thống kê của TTYTDP Thanh Hóa, hiện còn 31.399 liều vắc xin Quinvaxem trong kho. Số vắc xin này đã được lập biên bản niêm phong tại kho và bảo quản tốt.
Hiện mỗi năm có nhu cầu tiêm chủng cho khoảng 60.000 trẻ em dưới 1 tuổi. Trung bình mỗi tháng toàn tỉnh có khoảng 5.000 em cần được tiêm chủng, số mũi cần tiềm là 15.000 mũi (mỗi trẻ 3 mũi).
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa, tính từ tháng 6 năm 2010 kể từ khi bắt đầu triển khai tiêm loại vắc xin Quinvaxem đến tháng 4/2013 toàn tỉnh Thanh Hóa đã có tổng số 172.261 trẻ tiêm mũi 3, trong đó còn 8 huyện chưa có báo cáo tháng 4/2013.
Việc dừng tiêm vắcxin Quinvaxem làm ảnh hưởng ít nhiều tới hiệu quả của những trường hợp đã tiêm mũi 1 và 2 trước đó.
Liên quan đến câu hỏi của phóng viên về việc đưa vắc xin dịch vụ hay dùng trở lại vắc xin 3 trong 1 sẽ khả thi hơn, ông Hà Đình Ngư, Giám đốc TTYTDP Thanh Hóa cho biết: Hiện Bộ Y tế chưa có phương án và chủ trương nào, nên đơn vị chưa thể khẳng định được.
Trong trường hợp dùng vắc xin dịch vụ thì chi phí rất đắt (khoảng hơn 600.000đồng/mũi) mà Thanh Hóa là tỉnh có đông số trẻ sơ sinh, địa hình và điều kiện kinh tế khó khăn. Trong tổng số khoảng 60.000 trẻ em mỗi năm thì có khoảng 30% số các em nhỏ thuộc các huyện miền núi (11 huyện) và các huyện nghèo, vì vậy khi dừng tiêm vắcxin Quinvaxem sẽ khiến cho không ít trường hợp các em nhỏ không có điều kiện tiếp cận với các loại văcxin dịch vụ khác vì điều kiện kinh tế.
"Còn phương án chiến lược sẽ phải quay lại dùng loại vắc xin 3 trong 1. Cái này chỉ tiêm cho trẻ 18 tháng tuổi nhưng cũng chỉ có thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván còn phải tiêm thêm các mũi khác. Nhưng chúng tôi cũng không dám dùng khi chưa có sự chỉ đạo của Trung ương", ông Ngư đánh giá.
Hà Tĩnh: Sẽ sử dụng vắc xin dịch vụ nếu người dân yêu cầu
Theo báo cáo của TT Y tế dự phòng Hà Tĩnh, từ năm 2010 đến nay, Hà Tĩnh đã tổng nhận 214.600 liều vắc xin Quivaxem. Trong đó cấp cho huyện hơn 200.597 ngàn liều, hiện nay số liều vắc xin còn tồn đọng lại trong kho là 14.003 liều.
Ngoài ra ở thành phố Hà Tĩnh và 5 huyện Thạch Hà, Nghi xuân, Can Lộc, Hương Sơn, Đức Thọ, còn 309 liều. Sau khi nhận được thông báo của TT Y tế dự phòng tỉnh số vắc xin này đã được niêm phong và bảo quản đúng quy trình.
Trong thời gian qua, tỉ lệ tiêm chủng vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Hà Tĩnh luôn đạt ở mức rất cao, trung bình là 95% , riêng trong năm 2012 tỷ lệ này là 98%. Hà Tĩnh chưa sử dụng loại vắc xin dịch cho bất kỳ trường hợp nào. Nguyên nhân chính là chi phí của vắc xin dịch vụ khá cao và người dân hài lòng với loại vắc xin 5 trong 1 này. Ở địa bàn Hà Tĩnh, trong 3 năm qua đã tiến hành tiêm hơn 200 ngàn liều nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào ở trẻ có phản ứng sau khi tiêm vắc xin.
Hiện do chưa tới ngày tiêm chủng nên tại các các trung tâm y tế huyện thành trên địa bàn vẫn chưa nhận được phản ứng từ người dân.
Liên quan đến việc chuyển sang 1 loại vắc xin mới như vắc xin dịch vụ, theo ý kiến từ bác sĩ Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc TT Y tế dự phòng Hà Tĩnh, cho biết: "Trong thời gian tạm ngừng sử dụng vắc vin Quivaxem, nếu người dân có yêu cầu chúng tôi sẽ sử dụng vắc xin dịch vụ để thay thế".
Quảng Ngãi: Tạm thời sử dụng vắc xin 3 trong 1
Trước quyết định ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 của Bộ Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương thu hồi 15.187 liều vắc-xin chưa sử dụng, trong đó tuyến huyện có 4.263 liều.
Theo thống kê số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi, với kế hoạch phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng, từ năm 2010 đến nay, Quảng Ngãi nhập 205.914 liều vắc-xin Quinvaxem. Tính đến thời điểm Bộ Y tế thông báo ngừng sử dụng, toàn tỉnh đã sử dụng 194.990 liều vắc-xin 5 trong 1.
Như vậy, tính trung bình, mỗi tháng toàn tỉnh Quảng Ngãi cần sử dụng khoảng 8.000 liều vắc-xin Quinvaxem 5 trong.
Từ năm 2010 đến nay, ở Quảng Ngãi chưa xảy ra trường hợp tử vong nào so với 9 trường hợp tủ vong trên cả nước.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Huy, Chánh văn phòng Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Chúng tôi đang chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế về vắc-xin Quinvaxem. Trước mắt, ngành y tế tạm thời sử dụng loại vắc-xin 3 trong 1 và chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế".
Theo Dantri
Học sinh lớp 5 bị sét đánh trên đường đi học về Trên đường đi học về, gặp trời mưa to gió lớn một học sinh lớp 5 bất ngờ bị sét đánh chết. Trước đó ngày 2/5, một học sinh lớp 6 Trường THCS Thạch Hội (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị sét đánh chết khi đang ở trường học (Ảnh: Văn Dũng). Chiều nay (9/5) ông Nguyễn Văn Định...