Bỏ quy định cấm hát nhép, dàn sao Việt nói gì?
Các ca sĩ, nhạc sĩ bày tỏ quan điểm về việc Chính phủ bãi bỏ việc cấm hát nhép.
Ngày 14/12, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Theo văn bản, nghị định có hiệu lực từ 1/2/2021.
So với Nghị định 79/2012/NĐ-CP, Nghị định 144 có nhiều điểm mới, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính. Một trong những điểm mới của Nghị định 144/2020/NĐ-CP là không còn quy định cấm hát nhép.
Việc Chính phủ bỏ quy định cấm hát nhép vấp phải phản đối của một số nhạc sĩ, ca sĩ. Theo họ, quy định này tạo ra môi trường biểu diễn thiếu công bằng và khiến ca sĩ ngày càng lười biếng, dễ dãi với bản thân. Trước vấn đề này, nhiều ca – nhạc sĩ đã bày tỏ quan điểm riêng.
Mới đây, Phương Trinh Jolie vừa phát hành MV mới mang tên “Khi nào anh ghé chơi” với hình ản h nó ng bỏng. Chia sẻ suy nghĩ về việc từ ngày 1/2/2021, các ca sĩ có thể sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của mình, Phương Trinh Jolie bộc bạch rằng: “Thật ra việc dùng bản ghi âm để biểu diễn là điều không mới. Mình phải hiểu là có những tiết mục cần vũ đạo nhiều, lại thêm điều kiện sân khấu không đảm bảo thì các ca sĩ dùng đến phương án bản ghi âm thay vì hát thật. Trinh cho rằng có những trường hợp khó khăn, mình không thể nói trước được”.
“Chỉ là, Trinh cho rằng hát thật là thể hiện sự tôn trọng của người ca sĩ đối với khán giả, nên đối với bản thân, Trinh luôn ủng hộ chuyện hát thật. Việc đầu tiên nhắc đến công việc ca sĩ là phải hát tốt, mình nên tự trau dồi, rèn luyện thể lực để luôn có sức khỏe tốt mà trình diễn. Vì trên hết, ca sĩ có tôn trọng khán giả thì khán giả mới yêu thương và ủng hộ mình”.
Phan Mạnh Quỳnh
Phan Mạnh Quỳnh cho rằng, việc hát nhép xảy ra khá phổ biến trên truyền hình, ở cả các chương trình truyền hình trực tiếp lẫn game show.
“Để đảm bảo âm thanh ở mức tốt nhất và chất lượng âm nhạc, ban tổ chức cho phép thu chương trình phát sóng. Ở các chương trình truyền hình trực tiếp, nhiều ca sĩ nổi tiếng cũng hát nhép vì đó là yêu cầu của nhà đài”, anh nói.
Theo nhạc sĩ Vợ người ta, trong một số chương trình biểu diễn trên sân khấu, các ca sĩ có tiết mục sử dụng nhiều vũ đạo, họ thường tìm đến hình thức hát đè.
“Đối với một số ca khúc thuộc thể loại dance, nhạc điện tử, các ca sĩ thường để nhạc nền cao nhất khoảng 80% và giọng hát của mình là 20%. Điều này giúp nghệ sĩ kiểm soát tốt nhất phần biểu diễn của mình trên sân khấu. Lâu nay, anh em làm nghề có sự chấp thuận ngầm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nghệ sĩ. Tuy nhiên, khi điều này được cụ thể hóa thành quy định của Chính phủ thì tôi thấy không hợp lý”, Phan Mạnh Quỳnh nhận định.
Video đang HOT
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
Theo Nguyễn Văn Chung, việc bỏ quy định cấm ca sĩ hát nhép không làm phát huy tính sáng tạo của văn nghệ sĩ, mà tạo điều kiện để văn nghệ sĩ thiếu ý thức, sống dễ dãi và lơ là với nghề của mình. Nguyễn Văn Chung cho rằng thực tế, có nhiều ca sĩ hát nhép vẫn được yêu thích, đắt show.
Anh băn khoăn vai trò của người quản lý nghệ thuật: “Nếu hôm nay có thể là “bỏ quy định cấm hát nhép” vì ca sĩ tự ý thức và chịu trách nhiệm trước công chúng, thì ngày mai có thể là “bỏ quy định ăn mặc trang phục lố lăng phản cảm” vì ca sĩ cũng tự ý thức và chịu trách nhiệm trước công chúng.
Nếu những người quản lý nghệ thuật mà lại phó mặc mọi hành vi biểu diễn cho sự tự ý thức của nghệ sĩ và trông đợi vào sự tẩy chay của công chúng thì vai trò của người quản lý nghệ thuật liệu có còn cần thiết hay không?”.
Trên Thể thao & văn hóa, Nguyễn Văn Chung bày tỏ thêm rằng cac co quan quan ly đang lẽ phai quan ly chat hon, cấm hat nhep và đua ra nhung quy đinh xu phat. “Một ca si toan dien la vua hat hay vua nhay đep. Neu đa khong hat đuoc thi đung hanh nghe ca si”, anh nói.
Chia sẻ trên Giao thông, Văn Mai Hương cho biết, nhiều năm nay, nghệ sĩ đấu tranh cho sự tử tế của âm nhạc, đặc biệt là nạn hát nhép thì giờ lại bỏ quy định cấm hát nhép.
Văn Mai Hương cho rằng ở khía cạnh tích cực, có thể nghị định mới sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người. Cô nói: “Nếu nghệ sĩ có lòng tự trọng thì phải tự nhìn nhận chuyện này như thế nào, chứ không phải vì không phạt mà vứt bỏ lòng tự trọng để lên sân khấu hát nhép”.
Theo Văn Mai Hương, khán giả hiện nay văn minh và hoàn toàn có khả năng nhận ra đâu là hát thật, đâu là hát nhép, nếu chỉ cần nghe, khán giả sẽ tìm giọng ca thực lực còn nếu chỉ cần nhìn và xem trình diễn, khán giả sẽ không quá quan tâm âm nhạc.
Chia sẻ trên Zing, Sỹ Luân cho biết hành vi nghệ sĩ hát nhép trên sân khấu là lừa dối khán giả. “Khán giả bỏ tiền ra để mua vé nhằm xem nghệ sĩ trực tiếp biểu diễn, người thật việc thật. Nếu ca sĩ hát nhép sẽ khiến công chúng thất vọng. Theo quan điểm của tôi, hát nhép trên sân khấu là hành vi rẻ tiền, lừa dối khán giả”, nam nhạc sĩ chia sẻ.
Theo Sỹ Luân, ở góc độ người làm nghề, hát nhép tạo ra thói quen không tốt cho các ca sĩ. Dần dần, họ sẽ phụ thuộc vào công nghệ chỉnh giọng, lười hát live, trau dồi giọng hát.
“Là người dạy thanh nhạc nên tôi khắt khe trong việc nghe nhạc. Tôi cảm thấy khó chịu khi nghe các bạn hát bị chênh, phô. Thời đại này, các ca sĩ trẻ được hỗ trợ nhiều về mặt công nghệ nên khi hát live bị hạn chế. Các bạn cần thời gian “chinh chiến”, trải nghiệm để hát tốt hơn. Nếu cho phép hát nhép sẽ hạn chế khả năng trau dồi giọng hát của nghệ sĩ”, anh nói.
Cho ca sĩ hát nhép: Quy định gây tranh cãi
Suốt những ngày qua, vấn đề bỏ hát nhép của Nghị định 144 rất được giới chuyên môn lẫn khán giả quan tâm.
Nghị định 144/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động biểu diễn vừa ban hành ngày 14-12 vừa qua và sẽ áp dụng từ ngày 1-2-2021 cho phép sử dụng bản ghi âm thay cho giọng thật (hát nhép). Điều này đã gây ra nhiều phản ứng từ các nhạc sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn...
Trong nghệ thuật biểu diễn, hai nghị định cũ là khung pháp lý cho lĩnh vực này gồm: Nghị định79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP.
Phản đối hát nhép và không cần quản lý việc này
Từ cuối năm 2018, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT&DL đã bắt đầu soạn thảo nghị định mới và từ ngày 1-2-2021, Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động biểu diễn sẽ thay thế hai nghị định cũ.
Suốt những ngày qua, vấn đề bỏ hát nhép của Nghị định 144 rất được giới chuyên môn lẫn khán giả quan tâm.
Cụ thể, tại điểm D khoản 2 Điều 6 Những quy định cấm của Nghị định 79, cấm "Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn". Điều này đã biến mất khỏi Nghị định 144 cũng đồng nghĩa với việc hát nhép (sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật) và đàn nhái (thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn) lên ngôi.
Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật có trường hợp là hát nhép (chỉ nhép môi) và có trường hợp là hát đè (hát thật trên bản thu có giọng hát). Với Nghị định 79 thì hát nhép hay hát đè cũng đều được hiểu là sử dụng bản ghi âm thay giọng thật.
Thực tế, dù nghị định cấm nhưng rất nhiều chương trình vẫn sử dụng bản ghi âm thay cho giọng thật, sử dụng bản ghi thay cho âm thanh thật. Hầu hết chương trình truyền hình trực tiếp, các liveshow lớn cần đảm bảo chất lượng âm thanh đều ngang nhiên sử dụng bản ghi âm sẵn dù nghị định cấm.
Trong vai trò là tổng đạo diễn rất nhiều liveshow ca nhạc, âm nhạc có truyền hình trực tiếp lẫn thu hình, đạo diễn Trần Vi Mỹ khẳng định anh phản đối việc hát nhép. "Hát nhép chỉ phù hợp với chương trình truyền hình trực tiếp bởi ngoài yếu tố đảm bảo sóng thì hiện nay, về mặt kỹ thuật chất lượng âm thanh qua truyền hình trực tiếp rất tệ dù âm thanh tại sân khấu, tại chỗ rất hay.
Khi biểu diễn sử dụng quá nhiều vũ đạo thì rất khó có thể hát thật.
Trong ảnh: Ca sĩ Chi Pu đang biểu diễn. Ảnh: HẢI HÀ
Chính vì thế, êkíp thực hiện truyền hình trực tiếp phải thêm một bước là cho phép hát nhép và xử lý âm thanh. Tuy nhiên, theo tôi, trong vai trò đạo diễn, tôi tuyệt đối không cổ súy hát nhép, ngay cả mở bản nhạc nền thu sẵn tôi đã không thích. Với tôi, những chương trình nghệ thuật đúng nghĩa phải chơi trực tiếp với ban nhạc, dàn nhạc...
Giá trị của người nghệ sĩ là chạm đến trái tim công chúng và chính nghệ sĩ có tự trọng nghề nghiệp của mình thì sẽ không sử dụng những bản ghi âm sẵn. Cơ quan quản lý văn hóa không cần phải "ra tay" cấm đoán việc này mà chính khán giả sẽ đào thải họ. Khi khán giả đã không tin một nghệ sĩ nào thì đừng mong họ chọn tiếp tục đồng hành. Tôi vẫn tin khán giả trẻ giờ họ văn minh hơn và không chấp nhận đồ giả" - đạo diễn Trần Vi Mỹ nói.
Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động biểu diễn vừa ban hành ngày 14-12 vừa qua và sẽ áp dụng từ ngày 1-2-2021 có các điểm mới: Bỏ cấp phép ca khúc trước năm 1975, bỏ việc cấp phép cho nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn, cho phép sử dụng bản ghi âm thay cho giọng thật (hát nhép), không cần giải thưởng trong nước vẫn dự thi hoa hậu quốc tế...
Một điều luật g iết chết ban nhạc
Ngược lại với đạo diễn Trần Vi Mỹ, nhạc sĩ, nhà sản xuất Phạm Hải Âu cho rằng việc bỏ cấm hát nhép, đàn nhái là một "kết quả vô tiền khoáng hậu".
"Chuyện cho phép hát nhép công khai sẽ gi ết chết những ca sĩ có thực lực, có giọng hát trời ban vì công nghệ chỉnh giọng, chỉnh phô hiện nay quá tinh xảo. Ai cũng có thể có một bản ghi hay hơn chính mình rất nhiều. Bạn có tưởng tượng được các ca sĩ ra sân khấu tập luyện với nhau chỉ lườm nguýt nhau xem bản thu âm của người nào hay hơn người nào?
Chuyện hát nhép cũng gi ết dần các ban nhạc, mà dịch COVID-19 đã quá khổ thân cho các ban nhạc vì chẳng mấy ai dám làm chương trình ngoài trời hay gameshow ca nhạc trong nhà. Các tụ điểm, phòng trà cũng đóng cửa hàng loạt. Khi cho phép hát nhép tức là vô tình tuyên bố không cần nhạc sống, điều này gi ết chết ban nhạc. Tại sao không suy nghĩ và hành động để nâng tầm thẩm mỹ và trải nghiệm của khán giả mà lại làm điều ngược lại?" - nhạc sĩ, nhà sản xuất Phạm Hải Âu cho biết.
Nhạc sĩ Phạm Hải Âu cũng khẳng định trong cuộc chơi bỏ bên ngoài những điều cấm về việc hát nhép, đàn nhái thì sẽ có những người làm nhạc được lợi. Tuy nhiên, liệu những người làm nhạc phòng thu có thật lòng muốn thu âm hay làm beat cho những người không có giọng hát không?
Bởi bất cứ ai làm ra một bản nhạc cũng muốn ban nhạc hòa phối lại, muốn nghe được thêm nhiều cách xử lý sống động mà từ bản ghi của mình đã góp phần tạo nên. "Đã làm việc ai cũng cần tiền nhưng khi làm âm nhạc, làm nghệ thuật thì sâu thăm thẳm trong người họ, họ cũng cần tâm hồn nữa. Hãy để tâm hồn ấy được sống" - nhạc sĩ, nhà sản xuất Phạm Hải Âu chia sẻ.
Nghệ sĩ phải có trách nhiệm với khán giả của mình
Nghị định mới trao quyền cho người nghệ sĩ nhiều hơn. Chính người nghệ sĩ phải có trách nhiệm với khán giả của mình. Chúng tôi không khuyến khích hát nhép nhưng không cấm bởi thực tế đã diễn ra vẫn có những chương trình hát nhép. Điều quan trọng nhất chính là đạo đức nghề nghiệp của người nghệ sĩ, kế đến là người tổng đạo diễn các chương trình. Họ phải chọn cách thể hiện để không gây ảnh hưởng hình ảnh của họ khiến khán giả quay lưng.
Ở giai đoạn Nghị định 79, đó là thời điểm hát nhép tràn lan, bây giờ sự tự chủ của nghệ sĩ với nghề nghiệp, sự tiếp nhận của khán giả với các phần biểu diễn đã thay đổi.
Tại sao người nghệ sĩ lại bảo việc bỏ quy định cấm sử dụng bản ghi âm thay giọng thật là g iết nghệ thuật? Tại sao họ không làm tốt và làm đúng trách nhiệm của chính họ khi lựa chọn nghề hát? Ai giọng dở, ai hát nhép... một hai lần vì sự cố gì đó khán giả có thể tha thứ chứ nhép hoài khán giả cười ngay và bỏ ngay. Khán giả rời bỏ chính là án phạt nặng nhất của người làm nghệ thuật.
Một nghị định không thể bao quát được hết, nếu đưa ra điều cấm mà không thực thi được triệt để thì có nên đưa ra hay không?
Thời của hát nhép? Nghị định 144/2020/NĐ-CP công hiệu từ tháng Hai năm tới có nhiều điểm mới phù hợp thực tế bao gồm việc bỏ điều cấm sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn. Tuy nhiên việc này lại bị dư luận bao gồm những người trong nghề...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5.000 khán giả Nhật Bản phấn khích vì các 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Ca sĩ Quốc Đại làm chương trình kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Bức Tường tổ chức show ở TPHCM, gây xúc động với hình ảnh tri ân Trần Lập

HIEUTHUHAI tung teaser MV mới chìm nghỉm giữa tấn drama của ViruSs, sau hơn nửa ngày vẫn chưa lọt Top Trending

1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng

Áp lực với các Chị đẹp

3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?

Đã có câu trả lời cho câu rap "Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được" trong bài diss của Pháo!

HOT: Bắc Bling quá đỉnh, Hoà Minzy lần đầu tiên đạt kỷ lục 100 triệu view nhanh nhất sự nghiệp!

Cú lừa của HIEUTHUHAI

Lý do Mỹ Tâm vắng mặt trong đêm nhạc của "ân nhân"

Đây là bài hát cực "suy" mà ViruSs bật sau khi bị Pháo chất vấn trực tiếp trên livestream
Có thể bạn quan tâm

Sứ mệnh phi hành gia đầu tiên phóng lên quỹ đạo vùng cực trái đất
Thế giới
Mới
Sao nữ phong lưu nhất Hong Kong với 7 mối tình trong 1 năm
Sao châu á
3 phút trước
Vụ án ở Trạm CSGT Suối Tre hé lộ nhiều bí mật
Pháp luật
10 phút trước
Rủ nhau check in hoa gạo Hà Giang: "Những đốm lửa đỏ rực gọi hè bắt đầu vươn mình trên cao nguyên đá"
Du lịch
18 phút trước
BIGBANG chiếm spotlight tại concert G-Dragon, loạt chi tiết "dọn đường" cho 1 thành viên trở lại đội hình
Nhạc quốc tế
22 phút trước
Cảnh sát Việt Nam tìm thấy thi thể bé trai 10 tuổi trong vụ động đất ở Myanmar
Tin nổi bật
1 giờ trước
Sao Việt 1/4: Sơn Tùng M-TP lại 'gây bão', Huy Khánh gặp sự cố sức khoẻ
Sao việt
1 giờ trước
Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An cố gồng để cất giấu cảm xúc thật trước Nguyên
Phim việt
1 giờ trước
Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả
Sức khỏe
1 giờ trước