Bộ Quốc phòng nghiệm thu cặp tàu tên lửa tấn công nhanh M5, M6
Đây là 2 tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân.
Chuyển tên lửa lên tàu M6
Từ ngày 5 đến ngày 11.9, tại TP.HCM và trên vùng biển đảo Phú Quý (Bình Thuận), Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã tổ chức nghiệm thu tàu M5, M6 (mang số hiệu 382, 383).
Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng; Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Hải quân, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Quân chủng cùng chủ trì nghiệm thu.
Đây là 2 tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ Li-xăng giữa Liên bang Nga và Việt Nam từ năm 2009.
Video đang HOT
Tàu M5 hành trình nghiệm thu trên biển Ảnh: Duy Khánh
Nghiệm thu tại bến, Hội đồng đã kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu chứng chỉ vật liệu, thiết bị; biên bản chuyển bước công nghệ, thuyết minh kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị; kiểm tra lắp đặt và hoạt động của các trang thiết bị, hệ thống trên tàu.
Trên biển, Hội đồng đã thử các tính năng, kỹ – chiến thuật của tàu; vận tốc tối đa, bán kính lượn vòng; bắt bám các mục tiêu trên không, trên biển của hệ thống khí tài điện tử, ra đa; bắn đạn thật các bài có trong biên chế của tàu.
Hội đồng kiểm tra lắp đặt vũ khí trên tàu M5 Ảnh: Duy Khánh
Kết quả nghiệm thu cho thấy, hai tàu được thi công đóng mới theo đúng thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; các trang thiết bị lắp đặt chắc chắn, đầy đủ, đồng bộ; kiểm tra thủ hoạt động tại bến đạt yêu cầu kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật, tính năng thử tải chạy trên biển đều đạt yêu cầu. Nghiệm thu các bài bắn vũ khí có trong biên chế được thực hiện đúng quy trình và đạt yêu cầu đề ra.
Trên cơ sở đó, Hội đồng nghiệm thu Bộ Quốc phòng đã nhất trí thông qua biên bản bàn nghiệm thu và yêu cầu Tổng công ty Ba Son tiếp tục hoàn chỉnh những điểm còn tồn tại để tiếp tục hoàn thiện và báo cáo các cơ quan chức năng bàn giao cho Quân chủng Hải quân trong thời gian tới theo kế hoạch.
Theo Thanh Niên
Chiến đấu cơ Nga "ốp" máy bay do thám Mỹ ở khoảng cách 3m
Chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Nga đã xuất kích để chặn các máy bay do thám Mỹ trên bầu trời Biển Đen, ở khoảng cách mà Mỹ gọi là "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp".
Máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.
"Ngày 7.9, các máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ đã cố gắng tiếp cận không phận của Nga hai lần... mà không bật hệ thống nhận và phát tín hiệu", phát ngôn viên Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
Các máy bay chiến đấu Su-27 của Nga sau đó đã được lệnh xuất kích để chặn máy bay Mỹ. Ông Konashenkov cho biết hành động của Moscow "hoàn toàn phụ hợp với các quy định bay quốc tế".
Bộ Quốc phòng Nga cho biết sau khi máy bay chiến đấu Su-27 của nước này tiếp cận các máy bay do thám Mỹ ở khoảng cách có thể nhận diện bằng mắt thường, máy bay Mỹ đã chuyển hướng và di chuyển ra xa không phận Nga.
Hai quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc trước đó cáo buộc các máy bay chiến đấu Nga đã chặn "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp" máy bay do thám Mỹ đang "tuần tra thường kỳ" trên bầu trời Biển Đen. Họ nói rằng chiến đấu cơ Su-27 đã áp sát máy bay Mỹ ở khoảng cách 3m và bám theo trong vòng 19 phút.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo với hãng tin RT rằng máy bay do thám P-8A Poseidon đang thực hiện "các hoạt động định kỳ trên không phận quốc tế, thì một "máy bay chiến đấu SU-27 Flanker của Nga chặn ở khoảng cách gần và không an toàn".
"Những hành động này làm gia tăng căng thẳng không cần thiết giữa hai nước và có thể dẫn tới hiểu nhầm hay gây ra thương vong", Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo và nhấn mạnh rằng phần lớn máy bay và chiến hạm Mỹ tương tác với các đơn vị của Nga theo cách "an toàn và chuyên nghiệp".
Theo Huy Phong (Theo RT) (Dân Việt)
Pháp muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quốc phòng với Việt Nam Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác với cả hai bên trên nhiều lĩnh vực quan trọng như kinh tế, quốc phòng, giáo dục... Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Franois Hollande mở ra nhiều cơ hội hợp tác với cả hai bên trên nhiều lĩnh vực quan trọng như...