Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Hải quân Anh tham gia phá hoại Nord Stream 2
Bộ Quốc phòng Nga cho biết Hải quân Hoàng gia Anh đã đóng vai trò điều phối và dàn dựng vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream ( Dòng chảy phương Bắc) ở Biển Baltic.
Theo đài RT (Nga), trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc các đặc nhiệm Hải quân Hoàng gia Anh đã tham gia vào việc lập kế hoạch, hỗ trợ và thực hiện “cuộc tấn công khủng bố” nhằm làm nổ tung các đường ống dẫn khí vào ngày 26/9.
Theo bộ trên, chính các đặc nhiệm này cũng đã tham gia vào việc huấn luyện các binh sĩ Ukraine – lực lượng gần đây đã tấn công các tàu của Hạm đội Biển Đen Nga. Những tàu này đang thực hiện thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.
Video đang HOT
London hiện chưa có phản ứng về cáo buộc nói trên.
Trước đó, ngày 26/9, hệ thống đường ống Nord Stream, được xây dựng để cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga trực tiếp đến Đức, đã đột ngột giảm áp suất sau loạt vụ nổ dưới nước ngoài khơi đảo Bornholm của Đan Mạch. Cả phương Tây và Nga đều nghi ngờ đây là vụ tấn công có chủ đích. Moskva đã gọi đây là vụ tấn công khủng bố và kêu gọi điều tra sự việc.
Cuối tháng 9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lưu ý vào mùa hè qua, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần Bornholm, địa điểm xảy ra các vụ nổ dưới biển.
Đầu tháng này, tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn thạo tin Đức cho biết các vụ nổ làm hư hại hệ thống đường ống Nord Stream là hành vi có chủ đích. Dù không nêu rõ nghi phạm, giới chức phương Tây được cho là “đang làm việc với giả định rằng Nga đứng sau vụ nổ này”. Tuy nhiên, Moskva đã nhiều lần phủ nhận liên quan đến sự việc.
Trong khi đó, Sky News dẫn lời một quan chức quốc phòng Anh cho biết cả hai đường ống Nord Stream 1 và 2 có thể đã bị hư hại do một thiết bị nổ dưới nước được kích nổ từ xa. Vào thời điểm đó, hãng truyền thông này cho biết các đường ống dẫn có thể đã bị nổ do mìn dưới đáy biển, hoặc chất nổ từ thuyền hoặc do một máy bay không người lái thả xuống.
Nga lần đầu tiên khảo sát rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc
Ngày 27/10, Hải quân Thụy Điển cho biết một tàu mang cờ Nga do công ty Nord Stream AG thuê đang tiến chuyến hành khảo sát lần đầu tiên trong khu vực.
Khí đốt rò rỉ từ đường ống dẫn Dòng chảy phương Bắc chạy dưới biển Baltic ngày 28/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Người phát ngôn của Hải quân Thụy Điển cho biết: "Chúng tôi đang chia sẻ không gian chung vào lúc này và liên lạc với nhau. Công ty Nord Stream AG từng thông báo rằng họ muốn điều tra hiện trường vụ nổ".
Nord Stream AG, công ty điều hành đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và chủ yếu do Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sở hữu, không bình luận về thông tin trên từ phía Thụy Điển. Tuy nhiên, hãng này cho biết vẫn chưa được Đan Mạch cho phép tiến hành cuộc khảo sát khu vực đường ống bị rò rỉ trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Tình trạng giảm áp suất nhanh và rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc chạy dưới Biển Baltic nối từ Nga đến Đức đã được phát hiện ngày 26/9. Cả Thụy Điển và Đan Mạch đều kết luận rằng 4 vụ rò rỉ tại đường ống Dòng chảy phương Bắc hồi tháng 9 là do các vụ nổ. Nhiều nước châu Âu và Nga nghi ngờ đây là hành động phá hoại.
Các công tố viên và cảnh sát Thụy Điển đã kết thúc một cuộc điều tra vụ việc đầu tháng này. Hải quân của Na Uy ngày 26/10 cho biết sẽ tiến hành cuộc điều tra riêng của mình.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin cho rằng Nga và Đức phải được tham gia vào cuộc điều tra quốc tế về vụ rò rỉ hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc. Ông Vershinin nêu rõ cần phải tiến hành cuộc điều tra quốc tế "kỹ lưỡng, khách quan". Ông nhấn mạnh: "Đương nhiên phải có sự tham gia của Nga và Đức cũng cần đóng vai trò trong cuộc điều tra đó".
IAE: Châu Âu có thể đối mặt khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng hơn vào năm tới Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào năm tới sau khi rút cạn kho dự trữ khí đốt để vượt qua cái lạnh của mùa Đông năm nay. Các bể chứa khí tự nhiên hoá lỏng tại cảng nhập khẩu...