Bộ Quốc phòng đặt niềm tin vào Viettel
Trước những kết quả bước đầu về nghiên cứu, chế tạo trang bị quân sự của Viettel, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Trương Quang Khánh đã có những nhận xét, đánh giá về những đóng góp của Tập đoàn Viễn thông Quân Đội đối với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh.
Xuất thân từ một kỹ sư quân sự, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Trương Quang Khánh luôn quan tâm đến sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự Việt Nam.
Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết nhận xét chung của mình về Tập đoàn Viễn thông Quân Đội?
Thượng tướng Trương Quang Khánh: Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Trong những năm vừa qua, Viettel đã xây dựng hệ thống viễn thông rất mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thường xuyên của Tập đoàn và Quân đội ta. Mạng lưới của Viettel là mạng vu hồi, dự phòng, đảm bảo cho quốc phòng an ninh của đất nước. Thực tế, trong thời gian qua, khi xảy ra những vụ việc ở những khu vực trọng điểm trong những thời điểm nhạy cảm thì mạng viễn thông của Viettel đã phát huy tác dụng rất tốt, góp phần cho lãnh đạo Đảng, nhà nước, Bộ Quốc phòng xử lý các tình huống nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả vì cuộc sống bình yên của đất nước.
Tập đoàn viễn thông Quân đội cũng là nơi bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng và duy trì đội ngũ cán bộ kỹ thuật chất lượng cao cho quân đội, đất nước. Tôi cho rằng, việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta trong thời bình và sẵn sàng phục vụ cho các tình huống xảy ra đối với đất nước.
Thượng tướng Trương Quang Khánh trong một lần đến Viettel để tìm hiểu những kết quả sản xuất thiết bị thông tin quân sự
Thứ ba, Tập đoàn viễn thông Quân đội bước đầu tham gia vào việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí, trang bị, các hệ thống trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu đảm bảo trang bị và một phần đảm bảo kỹ thuật cho Quân đội. Đây là một lĩnh vực mới, góp phần thực hiện chiến lược trang bị cho Quân đội NDVN, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Cùng với việc sản xuất kinh doanh trong nước, Tập đoàn viễn thông Quân đội đã mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đây cũng là một trong những mặt công tác mà Viettel đã thực hiện rất tốt trong số các Tập đoàn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực này. Việc phát triển hoạt động của mình ra nước ngoài, đặc biệt là các nước láng giềng đã góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ xa, góp phần xây dựng hệ thống viễn thông vững chắc, không những nâng cao vị thế của Tập đoàn mà còn của đất nước, của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Phóng viên: Là một doanh nghiệp nhưng Viettel đã chủ động nhận nhiệm vụ và đã tham gia thực hiện thành công một số dự án nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất thiết bị quân sự, như: hệ thống thông tin quân sự, hệ thống rada, máy bay không người lái, hệ thống giám sát, quản lý vùng trời… Xin đồng chí cho biết, kết quả đó đóng góp như thế nào vào chiến lược hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam?
Video đang HOT
Thượng tướng Trương Quang Khánh: Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đất nước, Viettel bước đầu tham gia nghiên cứu, phát triển, sản xuất những trang thiết bị quân sự. Tôi cho rằng đây là bước phát triển rất mới, đúng hướng của Viettel. Đối với đất nước ta hiện nay, việc bảo đảm cho Quân đội có vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc là điều hết sức cần thiết. Trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, Viettel tự nghiên cứu, phát triển các sản phẩm đó đã đóng góp tích cực vào việc trang bị cho Quân đội ta và làm chủ trang bị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bộ Chính trị đã có nghị quyết chuyên đề về chiến lược trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và tới 3 nghị quyết về xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng. Việc Viettel tham gia vào nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm quốc phòng đã đóng góp một cách trực tiếp và có hiệu quả cho việc đảm bảo vũ khí, trang bị cần thiết cho các lực lượng làm nhiệm vụ của Quân đội ta.
Trong điều kiện hiện nay, nếu phải đầu tư, nhập ngoại, phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài thì việc đảm bảo an ninh, an toàn sẽ rất khó có thể thực hiện được. Việc chủ động nghiên cứu chế tạo (hay nói như Viettel: người Việt Nam tự thiết kế, chế tạo cho người Việt Nam) những trang bị có tính năng kỹ thuật phù hợp không thua kém gì của nước ngoài là phương hướng rất đúng đắn, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, khả năng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cũng như tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phù hợp với chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật quân sự trong giai đoạn hiện nay.
Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, có dư luận cho rằng, Viettel là Quân đội, dựa vào các nguồn lực của Quân đội và Viettel có những thành công là nhờ “nước sông công lính” .Theo Thứ trưởng, nên hiểu những nguồn gốc để Viettel đạt được những thành tích như thời gian qua như thế nào?
Thượng tướng Trương Quang Khánh: Nếu nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những thành tích của Viettel thời gian vừa qua mà nói rằng đó là “nước sông công lính” là sai lầm hoàn toàn. Viettel là doanh nghiệp hạch toán. Mà đã hạch toán thì phải tính toán một cách kỹ lưỡng các chi phí của mình. Viettel đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở những quy định của nhà nước và thực sự là đơn vị hạch toán hoàn toàn, đầy đủ. Kết quả có được của Viettel thực chất là lãnh đạo Viettel có tầm nhìn, chiến lược,nắm bắt được sự phát triển của khoa học công nghệ, nắm bắt được xu hướng của viễn thông quốc tế, biết tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ.
Máy thông tin, ra đa là những thiết bị thông tin quân sự lần đầu tiên được sản xuất bởi một công ty Việt Nam (Viettel) có tiêu chuẩn ngang với quốc tế (Ảnh: Hưng Hải)
Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đã góp phần nâng cao vị trí, vai trò của Viettel cũng như tạo nguồn lực, sức mạnh tài chính để Viettel tham gia vào các lĩnh vực khác, như nghiên cứu, phát triển, cải tiến, sản xuất vũ khí, trang bị – một lĩnh vực mà không những cần có đội ngũ cán bộ nghiên cứu mà còn phải có nguồn lực tài chính rất mạnh. Viettel đã làm tốt được việc đó và có điều kiện triển khai nhiệm vụ mới mà Quân ủy TW, Bộ Quốc phòng giao phó.
Phóng viên: Khi Tập đoàn Viễn thông Quân đội báo cáo về việc sẽ tham gia nghiên cứu phát triển, sản xuất trang bị quân sự, cá nhân Thứ trưởng có niềm tin là Viettel sẽ làm được không?
Thượng tướng Trương Quang Khánh: Khi Tập đoàn Viễn thông Quân Đội báo cáo về việc sẽ tham gia nghiên cứu, phát triển, sản xuất trang bị quân sự, tôi rất tin vào việc đó. Bởi vì sao? Theo cơ chế chính sách hiện hành của Chính phủ, Viettel được để 10% lợi nhuận trươc thuế cho công tác nghiên cứu, phát triển. 10% lợi nhuận trước thuế của Viettel năm trước là khoảng 2.000tỷ đồng. Nếu các đồng chí biết rằng, trong 10 năm vừa qua, nguồn ngân sách của Nhà nước cung cấp cho các đầu mối làm công tác nghiên cứu của Bộ Quốc phòng chỉ đạt gần 1.200 tỷ thì mới thấy 2.000 tỷ đồng là rất lớn. Nghĩa là khoản ngân sách của Viettel dành cho công tác nghiên cứu phát triển lớn gấp hơn 10 lần nguồn ngân sách nhà nước có thể cấp cho Quân Đội. Tuy nhiên, để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đó thì phải xây dựng, giải quyết rất nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách, vì thực chất vẫn là tiền của nhà nước..
Phóng viên: Và lúc nào thì niềm tin của Thứ trưởng được Tập đoàn Viễn thông Quân đội minh chứng?
Thượng tướng Trương Quang Khánh: Tôi cho rằng sản phẩm đầu tiên mang đến hiệu quả rất tốt, mang tiếng vang cho Viettel đó là cải tiến rada P19 -sản phẩm hợp tác giữa Viettel và Viện kỹ thuật Quân sự Phòng không Không quân. Viện kỹ thuật phòng không không quân đã nghiên cứu sản phẩm đó 5 năm liền, nhưng không có đủ ngân sách kết thúc đề tài. Sự tham gia của Viettel cả về ngân sách và đội ngũ trong vòng 6 tháng, chúng ta đã hoàn thành được. Nói một cách khác, Viettel cung cấp một cú hích rất quan trọng cho nhóm nghiên cứu của Viện kỹ thuật quân sự Phòng không không quân. Điều quan trọng hơn với Viettel, sản phẩm hợp tác đầu tiên đó là cơ sở làm bàn đạp để các đồng chí đi những bước tiếp theo.
Phóng viên: Theo Thứ trưởng, trong 3 năm vừa qua, những sản phẩm trang bị quân sự do Viettel nghiên cứu, sản xuất có đáp ứng được mong mỏi của lãnh đạo Bộ quốc phòng không?
Thượng tướng Trương Quang Khánh: Mong muốn thì rất nhiều, nhưng lãnh đạo Bộ không quá sốt ruột đến mức giao cho Viettel làm những gì quá khả năng. Viettel hiện nay có nguồn lực tài chính mạnh, nhưng đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viettel là rất mới, ta không thể đốt cháy giai đoạn được. Chính vì vậy chúng ta đặt ra mục tiêu Viettel phải hợp tác với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài quân đội, các đơn vị nghiên cứu, đào tạo- nơi có đội ngũ nghiên cứu tâm huyết, có trình độ, được đào tạo cơ bản, trưởng thành qua quá trình học tập, nghiên cứu.
Ba năm vừa qua, Viettel làm được rất nhiều việc, tuy nhiên Viettel cũng thấy rằng không phải việc gì cũng có thể làm nhanh được, cũng phải có quá trình tích lũy. Ví dụ sản phẩm P19, Viettel tham gia trong 6 tháng thì hoàn thành, nhưng nó là kết tinh của cả 5 năm trước đó của Viện kỹ thuật phòng không không quân. Hay lĩnh vực máy bay không người lái, chúng ta mong muốn máy bay bay xa hơn, mang được nhiều trang bị hơn, truyền dữ liệu trực tiếp về sở chỉ huy nhanh chóng, kịp thời. Viettel đã nghiên cứu trong 3 năm vừa qua, nhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, còn phải làm rất nhiều việc.
Ngoài ra, Bộ chỉ đạo Viettel ưu tiên phát triển các trang bị quân sự theo thế mạnh của Viettel (như máy thông tin liên lạc, các thiết bị thông tin di động…), làm sao chúng ta sản xuất được cho các đơn vị khai thác sử dụng, dần dần cải tiến, nâng cấp loại thiết bị cơ bản này cho Quân đội. Riêng trong lĩnh vực rada, Viettel kỳ vọng rất lớn, Bộ Quốc phòng cũng đặt niềm tin vào Viettel, giao cho Viettel phối hợp với các đầu mối khác nghiên cứu thì là chương trình 5 năm, 10 năm, thậm chí còn dài hơn nữa. Vũ khí, trang bị cho quân sự rất nhiều, đa dạng, các đồng chí tham gia được vào quá trình nghiên cứu chế tạo là rất tốt và đúng hướng.
Để đánh giá, nhận xét về cách làm của Viettel thì tôi thấy rằng: các đồng chí đã được tôi luyện trong thương trường, và những người sản xuất kinh doanh giỏi là những người biết nắm bắt thời cơ, biết nắm bắt công nghệ, sử dụng đồng vốn của mình có hiệu quả cao nhất, chứ không phải có tiền muốn làm gì cũng được, không làm tất cả bằng mọi giá. Đó là thành tựu lớn và được đúc kết trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành của Viettel.
Phóng viên: Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Nguyễn Hoàng
Theo Dantri
Viettel có tổng giám đốc mới
Theo thông tin từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc thay cho trung tướng Hoàng Anh Xuân về nghỉ hưu.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng chính thức điều hành Tập đoàn Viễn thông Quân đội từ 1.3.2014.
Tân Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: T.Sơn
Quyết định bổ nhiệm đã được đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Thường vụ Quân ủy T.Ư trao hôm 21.2.2014 tại Hội trường Bộ Quốc phòng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962 tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc sỹ viễn thông ở Australia, thạc sỹ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Hùng là một trong những người đầu tiên được Bộ Quốc phòng điều động về Viettel từ năm 1989 ngay từ ngày đầu thành lập.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội từ 6.2000 và giữ chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel từ 1.2010 đến nay.
Viettel cho biết tân Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng là người sẽ tiếp tục chèo lái hướng Viettel tới mục tiêu trở thành một trong 20 công ty viễn thông - CNTT lớn nhất toàn cầu và lọt vào nhóm trong 10 công ty viễn thông lớn nhất về đầu tư ra nước ngoài.
Các lĩnh vực chính Viettel hướng đến là viễn thông, CNTT, đầu tư ra nước ngoài và nghiên cứu sản xuất thiết bị.
Viettel cũng cho biết những chuyển dịch chiến lược quan trọng của Tập đoàn này trong thời gian tới là chuyển dịch từ di động sang di động băng rộng; từ cố định sang cố định băng rộng; từ công ty mạng lưới sang công ty dịch vụ...
Viettel cũng xác định sẽ chuyển từ công ty điều hành sang công ty sáng tạo, từ công ty dịch vụ sang công ty nghiên cứu sản xuất công nghệ cao, từ công ty trong nước thành một công ty toàn cầu.
Theo TNO
Viettel thay "tướng", ông Nguyễn Mạnh Hùng lên làm Tổng giám đốc Bộ Quốc phòng vừa bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Tập đoàn này thay thế Trung tướng Hoàng Anh Xuân kể từ ngày 1/3. Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng lên giữ chức Tổng giám đốc Viettel. Chỉ vài ngày sau khi Viettel nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ...