Bộ Quốc phòng chính thức tuyên chiến với ngoại cảm rởm
Lạm dụng tâm linh để trục lợi từ việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ gia tăng khiến bộ Quốc phòng đã khẳng định tìm kiếm hài cốt liệt sỹ không dựa vào ngoại cảm. Như vậy, tới đây hàng nghìn người tự xưng là ngoại cảm sẽ không còn đất…diễn?
Tìm lại niềm tin cho thân nhân liệt sỹ
Dù nhiều phần mộ liệt sỹ có đủ danh tính trong nghĩa trang liệt sỹ cũng đã được bộ LĐ-TB&XH cùng nhiều tổ chức, cá nhân đã thông tin tới thân nhân liệt sỹ bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn hơn 500 nghìn hài cốt liệt sỹ chưa được quy tập, hoặc được quy tập nhưng còn khuyết danh. Vì thế, những năm qua, vẫn còn nhiều người thân lặn lội đi tìm hài cốt liệt sỹ khắp các chiến trường xưa.
Truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ
Đầu những năm 1980, nhiều gia đình thân nhân liệt sỹ đã không biết nơi trợ giúp, đơn độc đi tìm người thân. Đơn giản vì giấy báo tử phiên hiệu đơn vị chỉ ghi ký hiệu, nơi hy sinh ghi là mặt trận phía Nam nên đành tìm đến các nhà ngoại cảm để tìm hài cốt liệt sỹ, kể cả hài cốt đã được quy tập về nghĩa trang liệt sỹ. Thực tế đã có những liệt sỹ được tìm thấy bằng phương pháp ngoại cảm và được Nhà nước công nhận. Tuy nhiên, tỉ lệ tìm mộ liệt sỹ qua phương pháp ngoại cảm, kiểm chứng bằng giám định gene trùng khớp là rất thấp.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền cho rằng: “Chỉ có 2-3% hài cốt liệt sỹ được tìm bằng phương pháp ngoại cảm khi giám định ADN cho kết quả đúng. Những trường hợp ấy thường có thêm thông tin chỉ dẫn của đồng đội”.
Trước vấn đề này, tại hội nghị trực tuyến triển khai Chỉ thị của bộ Chính trị và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ sáng 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia 1237 nhấn mạnh, phải phòng tránh tất cả những sự cố đã xảy ra trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ thời gian qua. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng, giả mạo, lừa đảo…
Theo thiếu tướng Trần Văn Minh, cục trưởng cục Chính sách, chánh văn phòng ban chỉ đạo quốc gia về công tác này, cả nước có 1.146 triệu liệt sỹ, hiện đã tìm được hài cốt của 940.000 người, còn hơn 200.000 hài cốt chưa tìm thấy trong đó có khoảng 1.000 ở Lào và 6.000 ở Campuchia. Theo đánh giá của bộ Quốc phòng, khâu khó nhất là thông tin về liệt sỹ và mộ liệt sỹ. “Quân đội dù vất vả mấy, trong nước hay ở nước bạn, đều mong muốn có nhiều thông tin để tìm mộ liệt sỹ”, ông Trần Văn Minh nói.
Để quán triệt sự phức tạp của vấn đề tìm mộ liệt sỹ bằng tâm linh, ngoại cảm, Chỉ thị của bộ Chính trị giao việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ cho bộ Quốc phòng và chỉ bộ Quốc phòng mới được thực hiện công tác này, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý chặt trên địa bàn. Hài cốt liệt sỹ tìm thấy phải qua giám định tại 1 trong 3 cơ quan là bộ Quốc phòng, bộ Công an và bộ Khoa học – Công nghệ, phải có sinh phẩm của liệt sỹ.
Ngoại cảm rởm mất nghề
Video đang HOT
Ngay sau đó, bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 214/2013/TT-BQP hướng dẫn về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Theo đó thông tư nêu rõ, trước khi cất bốc mộ liệt sỹ phải xác định rõ nguồn thông tin có căn cứ, tổ chức khảo sát, xác minh, đối chiếu, so sánh giữa danh sách liệt sỹ, sơ đồ mộ chí của đơn vị (nếu có) với vị trí của từng ngôi mộ để xác định họ tên, quê quán của liệt sỹ, bảo đảm chu đáo cho công tác cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ; phù hợp với phong tục, tập quán địa phương.
Mộ liệt sỹ sau khi cất bốc đều phải lập hồ sơ bao gồm: Đơn vị làm nhiệm vụ cất bốc; nguồn thông tin về mộ chí, thời gian cất bốc, tọa độ, sơ đồ, vị trí nơi phát hiện ra mộ; họ tên, quê quán liệt sỹ (nếu có), biên bản kiểm kê hài cốt, di vật (nếu có)…
Bộ Quốc phòng yêu cầu chỉ lực lượng quân đội mới được cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ. Do vậy các lực lượng khác tham gia phối hợp, không tự tổ chức lực lượng cất bốc. Lực lượng chuyên trách tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là các Đội quy tập đã được bộ Quốc phòng quyết định thành lập, do các cơ quan, đơn vị thuộc bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo; thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ ở trong và ngoài nước.
Vấn đề tâm linh: Chưa ai khẳng định được thật giả
Trao đổi với PV, Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu – nguyên Thứ trưởng bộ Quốc phòng cho rằng: “Vấn đề tâm linh chưa ai khẳng định được thật giả, quan trọng là cái tâm của mỗi người. Tôi là nhà khoa học, nhưng vấn đề này các nhà khoa học cũng chưa chứng minh được. Vì thế, những người đã tham gia trong kháng chiến thì đều tìm đến những cách tri ân của riêng mình bằng tấm lòng chân thành của mình. Cách tốt nhất là cần giám định ADN đối với tất cả các hài cốt liệt sỹ được tìm thấy”.
Trước đó, đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bộ Quốc phòng cũng nói rõ, không có chuyện bộ Quốc phòng dựa vào các nhà ngoại cảm để tìm kiếm mộ liệt sỹ. Đại tướng cũng đề nghị đồng bào không nên tin vào lời của các nhà ngoại cảm. “Vừa qua có một số nhà ngoại cảm đã lợi dụng việc này để trục lợi thì không nên. Nếu có thông tin gì các gia đình nên chủ động cung cấp cho các đơn vị của bộ Quốc phòng”, Bộ trưởng nói.
Trao đổi với PV, Trung tướng Lê Văn Hân – Chủ tịch hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (bộ Quốc phòng) cho biết, cơ quan này đã từng có công văn gửi lên bộ Quốc phòng, bộ LĐ-TB&XH tố cáo về sự giả mạo, lừa đảo của một nhà ngoại cảm.
Trung tướng Hân cho biết ông rất bức xúc, đau xót trước thông tin về một số kẻ lừa đảo tự xưng nhà ngoại cảm làm giả hài cốt liệt sỹ nhằm mục đích kiếm lợi bất chính. “Trên mảnh đất này không nơi nào không có đạn bom cày xới. Chiến tranh để lại sự mất mát, đau thương đối với dân tộc, với đất nước, hàng triệu liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc và cũng ngần ấy gia đình chịu nỗi đau mất người thân. Vì thế, hành động làm giả mộ liệt sỹ là hành vi phi nhân tính, chà đạp lên lòng tin, chà đạp lên những giá trị đạo đức thiêng liêng nhất của cả dân tộc và không thể tha thứ…”.
Trước đây, bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản chỉ đạo thống nhất coi phương pháp xác định ADN là phương pháp chủ đạo xác định danh tính liệt sỹ. Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Theo hồ sơ chôn cất, các di vật của liệt sỹ… Đồng thời, không công nhận danh tính liệt sỹ tìm kiếm bằng phương pháp ngoại cảm.
Việc xác định danh tính liệt sỹ sẽ qua giám định ADN.
“Chúng tôi luôn trân trọng tất cả mọi nguồn tin và tấm lòng của tất cả những cá nhân, tổ chức muốn đóng góp cho công việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Tuy nhiên, qua kết quả giám định những mẫu hài cốt liệt sỹ và thân nhân, chúng tôi thấy việc giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ là phương pháp chủ yếu để xác định danh tính liệt sỹ, vì đây là một phương pháp khoa học được sử dụng rộng khắp trên thế giới. Thông qua giám định ADN, đã góp phần hạn chế được việc tìm mộ liệt sỹ bằng phương pháp gọi hồn, áp vong gây tốn kém, ít hiệu quả”, tướng Hân khẳng định.
Có hay không sự “hạ bệ” nhau vì tư lợi?
Mặc dù báo chí đã viết về một nhà ngoại cảm rởm, bà Vũ Thị Hoà bị Quân khu 7 “trục xuất” không cho phép hoạt động tìm mộ liệt sỹ ở khu vực miền Trung. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu đã cho rằng trong chuyện này có khuất tất.
“Người ta lợi dụng liệt sỹ để mưu lợi cho cá nhân, sử dụng tiền công nhân danh liệt sỹ. Bà Hoà có khả năng nhìn thấu thị, để tìm một liệt sỹ, nhưng bà bị “đánh”. Có đơn vị đã tuyên bố tập kết 14 liệt sỹ ở Quảng Trị vào nghĩa trang và lên tên. Nhưng sự thật chưa khai quật nên bà Hoà vẫn nhìn thấy, đề nghị cho tìm thì họ phải ngăn cản? Trong trường hợp này, bà Hoà không được chỉ đạo tìm mộ liệt sỹ mà những người đi quy tập đã căng bạt tự tìm lấy.
Qua vụ cậu Thuỷ, mọi người đã thấy rất rõ, một bộ hài cốt quy tập được thì nhận 75 triệu đồng. Muốn có tiền thì phải có cốt và người ta đã làm cốt giả. Thậm chí, bà Hoà còn khẳng định nhiều mộ dựng khống, không có cốt liệt sỹ. Vì thế họ mua xương lợn, xử lý để thành cốt liệt sỹ. Ở đây, họ cố tình đẩy bà Hoà đi để việc làm khuất tất không bị phát hiện. Trong “cuộc chiến” này nếu bà Hoà sai thì Quân khu 7 đúng và ngược lại”.
Tuy nhiên, thực tế chân dung của bà Hoà cũng đã được báo chí vạch trần. Còn chuyện bà Hoà có khả năng dự báo, có khả năng thấu thị để tìm mộ từ xa cũng chỉ đang được nghiên cứu. Theo nhiều nhà khoa học, những cựu chiến binh đang vất vả đi tìm đồng đội với một người đang ở diện nghiên cứu thì không thể khẳng định được họ có thể nhìn xuyên lòng đất. Bởi vậy, việc bà Hoà nói hài cốt liệt sỹ chưa được quy tập cũng chưa có cơ sở để xác minh.
Về việc hướng dẫn người dân tìm hài cốt liệt sỹ theo đúng quy trình khoa học, ông Đào Ngọc Lợi, Phó Cục trưởng cục Người có công bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Hiện tại, bộ LĐ-TB&XH đang triển khai đề án “Xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin”. Đề án đã thành lập ban Chỉ đạo và có quy chế hoạt động cụ thể.
“Theo quan điểm của tôi, không nên coi ngoại cảm là một phương pháp xác định danh tính hài cốt liệt sỹ vì độ phức tạp rất lớn, chưa có cơ sở pháp lý kiểm tra, hơn nữa sẽ gây tâm lý lợi dụng thực hiện tràn lan. Trước đây, Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân, quy tập tìm mộ liệt sỹ. Còn trong các văn bản pháp luật hiện hành, Nhà nước đã giao cho cơ quan quân sự hoặc đội quy tập thực hiện nhiệm vụ quy tập tìm mộ liệt sỹ. Những tổ chức, cá nhân tự phát, khi bị phát hiện có động cơ nào khác, sẽ bị xử phạt hoặc đề nghị điều tra và xử lý theo pháp luật”, ông Lợi nói.
Theo Người Đưa Tin
VTV vạch trần "nhà ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa lừa đảo Tin video
Thượng tá Nguyễn Lê Cát, Trưởng khoa xét nghiệm Viện Pháp y Quân đội sẽ cho chúng ta thấy bộ mặt thất đức của các "nhà ngoại cảm".
Thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật
Hàng loạt các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ gian trá do các " nhà ngoại cảm" mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá... Tỉ lệ chính xác được kết luận bằng 0 kể cả bà Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái...
Một vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ đau xót nhất diễn ra vào tháng 9 năm 2009. Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng. Đồng chí hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp. Sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.
Thượng tá Nguyễn Lê Cát nói: Nghi ngờ hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên, hài cốt đấy được giám định ở đây, xác định không phải là hài cốt của người mà là hài cốt của động vật. Qua xác định, đối chiếu thì đó là chiếc răng của lợn.
Thật đau xót cho họ hàng gia tộc, bẽ bàng cho các cơ quan đoàn thể. Bà Phan Thị Bích Hằng sau đó vẫn đi tìm hài cốt liệt sĩ và không cần có một sự giải thích nào về vụ tìm kiếm gây bức xúc như trên.
Kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội
Vũ Thị Hòa (41 tuổi), trú tại tổ 14, phường Đồng Tâm (TP. Yên Bái - tỉnh Yên Bái) đã không từ mọi thủ đoạn buôn bán những con thú là động vật hoang dã để kiếm lời. Khi công việc kinh doanh này đổ bể, bà Hòa tự "phong" cho mình là một "Nhà ngoại cảm" có biệt tài chữa bệnh và tìm mộ liệt sĩ để từ đó kiếm lời trên chính những bộ hài cốt của các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc và niềm khát khao tìm lại người thân của các thân nhân liệt sĩ.
"Nhà ngoại cảm" Vũ Thị Hòa đứng trước cái được coi là hài cốt liệt sĩ.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Hạnh Phúc, đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng có mặt. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, ông Phúc cho rằng số đất đen trên không phải là xương cốt liệt sĩ.
Theo Xahoi
Ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng trong công tác tìm mộ liệt sĩ Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng, khâu khó nhất là thông tin về liệt sĩ và mộ liệt sĩ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, phải đặc biệt lưu ý phòng tránh những sự cố như từ trước đến nay, phát hiện ngăn ngừa tất...