Bộ Quốc phòng Campuchia lên tiếng về tin đồn vũ khí Việt Nam gần biên giới
Ông Mao Phalla, người phát ngôn lục quân Campuchia nói với Khmer Times: “Cho đến hiện tại tôi không nhận được bất cứ thông tin nào về điều này, đó là…
Quan chức Campuchia kiểm tra biên giới với Việt Nam.
Khmer Times ngày 17/7 đưa tin, Bộ Quốc phòng Campuchia đã lên tiếng phủ nhận tin đồn có vũ khí, khí tài quân sự Việt Nam tập kết gần biên giới với Campuchia. Ông Mao Phalla, người phát ngôn lục quân Campuchia nói với Khmer Times: “Cho đến hiện tại tôi không nhận được bất cứ thông tin nào về điều này, đó là những tin đồn sai sự thật”.
Tin đồn thất thiệt này đã xuất hiện trên trang web VienDongDaily gây hoang mang trong dư luận. Trang web này viết: “Không ai biết liệu việc vận chuyển bất thường các loại vũ khí của Việt Nam là có liên quan đến cuộc xung đột trên biên gới với Campuchia hay các tình huống tranh chấp ở Biển Đông”. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã chính thức bác bỏ tin đồn này.
Trong một động thái có liên quan, đài VOA Hoa Kỳ ngày 17/7 cho biết, Liên Hợp Quốc đã trả lời đề nghị của Thủ tướng Campuchia Hun Sen về việc nước này muốn mượn lại bản đồ gốc do Sở Địa dư Đông Dương phát hành trước năm 1954 thể hiện đường biên giới Việt Nam – Campuchia mà Norodom Sihanouk đã trình Liên Hợp Quốc năm 1964.
“Chúng tôi đã cung cấp cho Campuchia các thông tin liên quan mà chúng tôi có thể tìm thấy. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm các tài liệu quan trọng mà chính phủ Campuchia đang tìm kiếm”, Eri Kaneko, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết.
Video đang HOT
Theo Khmer Times ngày 17/7, ông Chheang Vun người phát ngôn Quốc hội Campuchia đã bác bỏ yêu cầu của các nghị sĩ đối lập CNRP can thiệp vào công việc đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam: “Chúng ta là những nhà làm luật, chúng ta không thể cấm một tổ chức mà Quốc hội phê chuẩn để làm việc về vấn đề này (Ủy ban Biên giới Chính phủ Campuchia), đặc biệt là khi có 9 nhà làm luật muốn ngăn cản việc làm của họ. Điều này hoàn toàn sai”.
Ngoài thực địa ngày 15/7 các quan chức Ủy ban Biên giới Chính phủ hai nước Việt Nam, Campuchia đã tiến hành kiểm tra khu vực mốc 202, 203 tại huyện Kampong Ro tỉnh Svay Rieng, các thành viên của CNRP và các tổ chức NGO đã bị loại khỏi quá trình này. “Đây là hoạt động của cơ quan chính phủ, vì vậy họ (CRNP) không thể tham gia với chúng tôi. Họ chỉ là những kẻ gây rắc rối ở đó”, Phó Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Koy Pisey nói với Khmer Times.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Thông tin cá nhân lực lượng đặc nhiệm Mỹ có thể đã rơi vào tay Trung Quốc
Thông tin cá nhân của các thành viên lực lượng đặc biệt tinh nhuệ nhất của Hải quân Mỹ có thể đã rơi vào tay Trung Quốc.
Tờ Business Insider ngày 16/7 dẫn lời Thượng nghị sĩ John Boozman cho biết, thông tin cá nhân của các thành viên lực lượng đặc biệt tinh nhuệ nhất của Hải quân Mỹ có thể đã rơi vào tay Trung Quốc.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington, Thượng nghị sĩ Boozman nói rằng các hacker được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tấn công mạng vào hệ thống máy tính của Văn phòng Quản lý Nhân sự (OPM) của Mỹ.
Thành viên lực lượng Hải quân Mỹ tham gia diễn tập. Ảnh Business Insider.
Những kẻ tấn công mạng này đã nhắm mục tiêu tấn công vào kho chứa "những thông tin nhạy cảm nhất" của Mỹ với "cường độ đáng kinh ngạc".
Kết thúc vụ tấn công trên, các hacker đã lấy được dữ liệu về thông tin cá nhân của 22 triệu người lao động Mỹ, bao gồm cả số an sinh xã hội, dấu vân tay, mật khẩu.
Trong số dữ liệu trên gồm có cả thông tin về các thành viên của Biệt đội SEAL số 6, một lực lượng đặc nhiệm bí mật hàng đầu mà ngay cả nhiều quan chức cấp cao của Mỹ cũng không thể tiếp cận được các thông tin về họ.
"Vì vậy, đây thực sự là một sự cố rất nghiêm trọng", ông nói.
Thượng nghị sĩ Arkansas đã chỉ trích việc thiếu biện pháp kiểm soát an ninh trong OPM là nguyên nhân dẫn tới sự cố tai hại trên. Theo ông, OPM thậm chí còn không biết họ có bao nhiêu máy chủ.
"Chúng tôi dành 82 tỉ USD ngân sách mỗi năm cho vấn đề bảo đảm an toàn cho hệ thống an ninh mạng. Nhưng tôi nghĩ rằng đó mới chỉ là đỉnh của một tảng băng chìm. Cần phải thành lập một ủy ban để điều tra làm rõ việc tại sao chúng ta chi rất nhiều tiền mà lại không thể bảo mật được", Thượng nghị sĩ Boozman bức xúc nói.
Sự tồn tại của Biệt đội SEAL số 6 bí mật đến mức Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ từng từ chối thừa nhận trực tiếp sự hiện hữu của nó. Danh tính các thành viên của nó tất nhiên cũng sẽ không được công bố vì lý do an ninh. Nhân dạng của họ có thể sẽ được giữ bí mật vĩnh viễn
Thành viên của biệt đội này từng săn lùng những tội phạm chiến tranh ở Bosnia, chiến đấu tại một vài chiến trường đẫm máu nhất ở Afghanistan và từng bắn chết 3 tên cướp biển Somalia trong chiến dịch giải cứu một con tin người Mỹ năm 2009. Biệt đội này được biết tới rộng rãi hơn sau sự kiện đột kích hang ổ, tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden tại Pakistan trong tháng 5 năm 2011.
SEAL là từ viết tắt của nhóm từ chỉ phạm vi hoạt động đa dạng của họ gồm Sea (Biển) - Air (Không) - Land (Đất). Đơn vị này được Tổng thống John F. Kenedy thành lập vào năm 1962 như một cách thức để mở rộng chiến tranh không quy ước.
Hiện tại, SEAL có khoảng 3.000 thành viên đang hoạt động, trong đó các đội số lẻ đóng tại Coronado và số chẵn đóng tại Virginia. Riêng biệt đội SEAL số 6, đội tinh nhuệ nhất trong các đội SEAL, đóng tại một căn cứ độc lập với các đội khác tại bờ biển Virginia./.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc