Bộ Quốc phòng Ấn Độ: Vụ mất 5 máy bay là ‘tin vịt’
Sau khi truyền thông Ấn Độ đưa tin 5 máy bay nước này &’biến mất’ khi được nâng cấp tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định không có chuyên đó.
Thông tin này được tờ Vpk.name dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, theo đó, Ấn Độ đã bác bỏ các nguồn tin của truyền thông nước này, về sự mất tích của 5 vận tải cơ An-32 của nước này được chuyển đến Ukraine để nâng cấp.
Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đưa ra tuyên bố ngày 30/3 rằng: “Việc truyền thông báo cáo về sự biến mất của các máy bay quân sự An-32 Ấn Độ tại Ukraine là vô căn cứ”.
Máy bay An-32 của Không quân Ấn Độ.
Trước đó, trang Sputnik dẫn nguồn từ truyền thông Ấn Độ cho biết, 5 trong tổng số 40 chiếc An-32 New Delhi gửi tới Ukraine nâng cấp đã biến mất một cách bí ẩn.
Video đang HOT
Theo nguồn tin trên, theo thỏa thuận đã ký giữa Ấn Độ và công ty quốc phòng Antonov (Ukraine) năm 2009, Kiev sẽ thực hiện nâng cấp và sửa chữa 104 chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ An-32 cho New Delhi.
Trong đó 40 chiếc được gửi tới Ukraine để nâng cấp, hơn 60 chiếc còn lại được tu sửa tại căn cứ không quân Ấn Độ ở Kanpur, tổng giá trị hợp đồng là 400 triệu USD.
Tuy nhiên, điều bất thường đã xảy ra khi Ấn Độ chỉ nhận lại được 35 chiếc An-32 trong tổng số 40 chiếc gửi tới Ukraine để nâng cấp. Năm chiếc còn lại biến mất một cách bí ẩn.
Sự việc này khiến cho giới chức quân sự Ấn Độ đã tới Đại sứ quán Ukraine ở New Delhi đàm phán về vụ việc, tuy nhiên các nhà ngoại giao Kiev trả lời rằng vấn đề này cần được giải quyết với phía Antonov (Ukraine), nơi nâng cấp các máy bay cho New Delhi, chính phủ không thể giúp họ.
Theo cơ quan Kiểm soát viên và Tổng kiểm toán Ấn Độ (CAG), sau khi được nâng cấp, mỗi máy bay An-32 mang tên mới An-32RE, có tải trọng tăng từ 6.500 kg lên 7.500 kg, độ dài tuyến bay tăng từ 900 km lên 1.400 km, thời gian giữa hai kỳ bảo dưỡng tăng từ 2.000 giờ lên 4.000 giờ và thời gian sử dụng tăng từ 25 năm lên 40 năm (khoảng 20.000 giờ bay).
Đồng thời, máy bay An-32RE được trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, trong đó có hệ thống cảnh báo va chạm trên không, hệ thống cảnh báo tiếp cận Trái Đất và hệ thống dẫn đường vệ tinh v.v…
Theo Đất Việt
"Ấn Độ sẽ dùng vũ lực bảo vệ lợi ích ở Biển Đông nếu Bắc Kinh cố ý cản trở"
Hải quân Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu tuần tra và kiểm tra các tàu thương mại, quân sự nước ngoài vào Biển Đông, một điều hải quân Ấn Độ sẽ không thể chấp nhận.
Hình minh họa. Ngồn: Education Career.
Tờ Defence News ngày 20/3 đưa tin, Ấn Độ đã cảnh báo rằng nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình ở Biển Đông, động thái nhằm vào những cáo buộc việc Bắc Kinh đã cố tình cản trở Ấn Độ thực hiện các nỗ lực thăm dò khai thác dầu khí với đối tác của mình ở vùng biển này.
Sau khi Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng về kinh tế, sức mạnh quân sự của hai nước đang phát triển khá tốt. Cả New Delhi và Bắc Kinh đang cần dự trữ năng lượng cho phát triển và điều này có thể khiến 2 gã khổng lồ châu Á va chạm. Joseph Cheng, một giáo sư từ đại học Thành phố Hồng Kông bình luận: "Vì chủ nghĩ dân tộc trong nước, chính phủ Ấn Độ không thể tỏ ra yếu đuối khi đối phó với Trung Quốc. Rõ ràng một thái độ lập trường cứng rắn hơn sẽ giúp Thủ tướng Narendra Modi có được uy tín trong dân chúng".
Hơn 200 tỉ thùng dầu và một lượng lớn khí tự nhiên được cho là đang tiềm ẩn dưới đáy Biển Đông. Đây có lẽ là lý do chính tại sao Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ trên gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên Ấn Độ cũng đã nỗ lực để có được quyền truy cập vào khu vực bằng cách hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam (trong vùng biển Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp - PV).
Một thời gian ngắn sau khi Việt Nam tố cáo Trung Quốc phá hoại các nỗ lực hợp tác thăm dò dầu khí giữa 2 nước, Ấn Độ cảnh báo Trung Quốc rằng New Delhi sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình. Defence News bình luận, hy vọng điều này không dẫn tới một cuộc xung đột lâu dài, nhưng là điều không tránh khỏi nếu cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều tham vọng trở thành quyền lực quân sự toàn cầu và chiếm lĩnh sân sau cho mình.
Hai nước đang đổ hàng tỉ USD vào quân đội và lực lượng hải quân 2 nước thường xuyên tập trận để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu. Bắc Kinh thông báo rằng hải quân Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu tuần tra và kiểm tra các tàu thương mại, quân sự nước ngoài vào Biển Đông, một điều hải quân Ấn Độ sẽ không thể cho phép.
Chắc chắn dự trữ dầu lớn ở Biển Đông đáng để Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh, nhưng có thực sự đáng giá cho một cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế để hướng tới một cuộc chiến tranh hoàn toàn hay không vì nó giống một trò chơi mà không thể giành chiến thắng?
Hoa Kỳ từ lâu đã đều đặn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình ở Biển Đông và cũng đã cam kết chuyển phần lớn hạm đội hải quân của mình đến bảo vệ các nước nhỏ hơn trong khu vực. Phương Tây đang mô tả việc mở rộng của Trung Quốc và Ấn Độ có thể dẫn tới một cuộc đụng độ.
Nếu hai cường quốc châu Á không thể chia sẻ tài nguyên một cách hòa bình, họ có thể kéo theo nước khác dẫn đến sự trỗi dậy của một thời kỳ tương tự Chiến tranh Lạnh. Hợp tác giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Việt Nam và các quốc gia nhỏ trong khu vực đang lớn hơn là một ví dụ, Defence News bình luận.
Theo Giáo Dục
Ấn Độ: Không còn là nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu Một báo cáo mới của Công ty Nghiên cứu quốc phòng IHS nói Saudi Arabia năm 2014 đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, vị trí mà Delhi chiếm giữ nhiều năm. Theo IHS, năm ngoái Saudi Arabia chi 6,5 tỷ USD cho mua sắm vũ khí, trong khi Ấn Độ chi 5,8...