Bỏ qua bất ổn, giới đầu tư đặt cược vào sự hồi phục kinh tế
Báo cáo việc làm và các dữ liệu kinh tế khác mới công bố của Mỹ không ảm đạm như dự báo giúp giới đầu tư hân hoan, đẩy chứng khoán khởi sắc, trong khi vàng giảm mạnh trong phiên thứ Tư (3/6).
Ảnh AFP
Phố Wall tiếp tục tăng điểm trong phiên thứ Tư với S&P và Nasdaq có phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Cả 3 chỉ số chính của phố Wall đã có sự phục hồi mạnh mẽ so với mức đáy hồi tháng 3 và chỉ còn cách đỉnh cao lịch sử được thiết lập hồi tháng 2 một bước chân ngắn.
Phố Wall tăng điểm khi giới đầu tư kỳ vọng vào nền kinh tế Mỹ sẽ mở cửa trở lại an toàn và hồi phục nhanh chóng giống như Trung Quốc và Ý, làm lu mờ những bất ổn trước mắt về biểu tình, bạo lực.
Trong khi đó, theo báo cáo việc làm trong khu vực tư nhân ( ADP) vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, cắt giảm việc làm ADP trong tháng 5 ít hơn nhiều so với dự kiến. Điều này cho thấy việc sa thải đang giảm dần và các doanh nghiệp bắt đầu trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, số lao động mất việc trong khu vực ADP trong tháng 5 chỉ là 2,76 triệu lao động, thấp hơn rất nhiều so với con số 19,557 triệu lao động trong tháng 4 và thấp hơn nhiều mức dự báo 9 triệu lao động của các nhà kinh tế theo cuộc thăm dò của Reuters.
Trong khi đó, một báo cáo khác của Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISI) cho biết, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã tăng lên mức 45,4 trong tháng 5, từ mức 41,8 trong tháng 4.
Kết thúc phiên 3/6, chỉ số Dow Jones tăng 527,24 điểm ( 2,05%), lên 26.269,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 42,05 điểm ( 1,36%), lên 3.122,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 74,54 điểm ( 0,78%), lên 9.682,91 điểm.
Video đang HOT
Chứng khoán châu Âu cũng nhảy vọt trong phiên thứ Tư sau dữ liệu kinh tế toàn cầu cải thiện, tạo hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của kinh tế sau khi chịu tổn thất nặng bởi Covid-19. Trong phiên này, nhóm cổ phiếu bảo hiểm thăng hoa với sự dẫn dắt của AXA khi nhà bảo hiểm của Pháp cho biết sẽ trả cổ tức.
Kết thúc phiên 3/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 162,27 điểm ( 2,62%), lên 6.382,41 điểm. Chỉ số DAX30 tại Đức tăng 466,08 điểm ( 3,88%), lên 12.487,36 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 163,41 điểm ( 3,36%), lên 5.022,38 điểm.
Chứng khoán châu Á cũng tăng mạnh trong phiên thứ Tư với kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế và sự phục hồi nhanh của các nền kinh tế, bù đắp cho căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chứng khoán Trung Quốc đại lục lại hạ nhiệt về cuối phiên và đóng cửa gần như không đổi khi nhà đầu tư thận trọng trở lại với căng thẳng gia tăng với Mỹ, nhất là sau lệnh cấm bay đến Mỹ với các hãng hàng không Trung Quốc mới được đưa ra.
Kết thúc phiên 3/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 288,15 điểm ( 1,29%), lên 22.613,76 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,97 điểm ( 0,07%), lên 2.923,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 329,68 điểm ( 1,37%), lên 24.325,62 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 59,81 điểm ( 2,87%), lên 2.147,00 điểm.
Dữ liệu việc làm ADP của Mỹ công bố không ảm đạm như dự kiến giúp chứng khoán khởi sắc, nhưng lấy đi của giá vàng rất nhiều trong phiên thứ Tư. Vai trò trú ẩn bị giảm đi đáng kể, lực bán gia tăng để chuyển hướng sang các kênh rủi ro cao hơn và có lợi nhuận tốt hơn là chứng khoán khiến giá vàng giảm mạnh trong phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 3/6, giá vàng giao ngay giảm 25,6 USD (-1,48%), xuống 1.700,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 27,4 USD (-1,59%), xuống 1.697,8 USD/ounce.
Sau phiên điều chỉnh đầu tuần, giá dầu thô đã khởi sắc trở lại trong phiên thứ Ba với kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh của nền kinh tế và tiếp tục tăng trong phiên thứ Tư sau báo cáo việc làm của Mỹ.
Kết thúc phiên 3/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,48 USD ( 1,29%), lên 37,29 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,22 USD ( 0,55%), lên 39,79 USD/thùng.
Trước giờ giao dịch 4/6: Các vị thế mới vẫn có thể canh giải ngân
Lực Cung vẫn được xả rất khéo, vừa thỏa mãn được tâm lý bên Bán chốt lời nhưng vẫn giữ được nền giá tích lũy cho các vị thế mới canh giải ngân.
Thế giới
Chỉ số Dow Jones tăng 527,24 điểm, khoảng 2,1%. Chỉ số S&P 500 tăng 1,4%, trong khi đó chỉ số Nasdaq tăng 0,78%.
Động lực tăng trưởng lần này đến từ dấu hiệu phục hồi từ các dữ liệu vĩ mô toàn cầu. Cụ thể, dữ liệu PMI từ Trung Quốc cho dấu kinh tế đã hồi phục lên mức tăng trưởng sau khi lao dốc vì Covid-19 trong tháng trước. Dữ liệu gần đây nhất từ thị trường Mỹ cũng cho thấy PMI từ ngành sản xuất và phi sản xuất đều có cải thiện đáng kể. Có vẻ dịch bệnh lần này đã mang đến cho thị trường một cơ hội mới với sự hỗ trợ mạnh tay từ chính phủ các nước.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 288,15 điểm (1,29%), lên 22.613,76 điểm, mức cao nhất ba tháng qua. Chỉ số Kospi ghi dấu phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp khi cộng thêm 59,81 điểm (2,87%), lên 2.147 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 25/2, nhờ những kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế và việc chính phủ nước này vừa công bố gói ngân sách bổ sung hơn 29 tỷ USD.
Kinh tế trong nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định đồng ý phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Ledana tại xã Lộc Thạch, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Dự án này do Công ty Cổ phần Quốc tế Lê Đại Nam làm chủ đầu tư. Theo phê duyệt, dự án có quy mô diện tích 424,54 ha với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, trong đó vốn góp đầu tư của Nhà nước là 200 tỷ đồng.
Chứng khoán và doanh nghiệp
PXP Vietnam Asset Management xác nhận sẽ đóng quỹ vào tháng 8 tới và chấm dứt sự hiện diện trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 18 năm hoạt động. Thông tin ban đầu cho thấy việc đóng quỹ là do PXP hoạt động không hiệu quả. Hiện nay PXP còn quản lý 2 quỹ đầu tư bao gồm PXP Vietnam Emerging Equity Fund (PXP VEEF) và PXP Vietnam Smaller Companies Fund (PXP VSCF).
CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của BSR. Hiện tại, vốn điều lệ của BSR vào khoảng hơn 31 nghìn tỷ đồng, tương đương số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết là hơn 3,1 tỷ cổ phiếu. Tạm tính theo thị giá cổ phiếu BSR trên UpCOM thời điểm kết thúc phiên sáng ngày 2/6 (6.300 đồng/cổ phiếu), vốn hóa thị trường vào khoảng 19,5 nghìn tỷ đồng.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) Imexpharm dự kiến trả cổ tức năm 2019 tổng tỷ lệ 20% trong đó bao gồm 10% bằng tiền mặt và 10% cổ phiếu, tương đương với việc phát hành 4,9 triệu cổ phiếu. Nguồn thực hiện lợi nhuận sau thuế năm 2019. Ngoài ra, Imexpharm cũng dự kiến trích từ nguồn thặng dư vốn để phát hành 9,9 triệu cổ phiếu, tương đương 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành thưởng cho cổ đông hiện hữu.
CTCP Ô tô TMT (TMT) Ông Lê Tiến Phan - Cổ đông lớn của TMT vừa thông báo đã mua thành công 3,6 triệu cp TMT vào ngày 19/05/2020. Qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu từ 5,09% (gần 1,9 triệu cp) lên 14,74%.
CTCK MB (MBS) MBS thông qua chi trả cổ tức năm 2019 ở mức 10% bằng tiền mặt.
CTCP City Auto (CTF): Cục Thuế TP.HCM đang đốc thúc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trích tiền từ tài khoản, đồng thời phong tỏa các tài khoản còn lại tương ứng với số tiền bị cưỡng chế gần 4,5 tỷ đổng của CTF (trụ sở tại quận Thủ Đức, TP. HCM). Lý do bị cưỡng chế là người nộp thuế -tức City Auto nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Phái sinh
Phái sinh kéo tăng tích cực ngay từ đầu phiên và giữ vững được phong độ cho đến hết phiên thể hiện sự quyết liệt của phe Long. Kháng cự gần nhất sẽ chủ yếu dồn vào mức 820-825 và rất mạnh tại 835-840. Phe Long đang ở vị thế kiểm soát xu thế ngắn hạn, các giao dịch nên ưu tiên để Long tại các nền hỗ trợ gần nhất.
Chứng quyền có khá nhiều sự phân hóa. Với thanh khoản và GTGD sụt giảm mạnh. Thị trường có diễn biến khá đồng pha với CKCS. Cơ hội sẽ mở ra tại những nhịp điều chỉnh của CKCS. Nước ngoài giao dịch vẫn không mấy sôi động với xu hướng bán ròng chủ đạo. Một số chứng quyền bị bán mạnh như CROS2002, VJC2001, CHDB2001.
Chiến lược đầu tư
Theo HSC, về mặt kỹ thuật, diễn biến đi ngang đã kéo dài 02 tuần và cho thấy áp lực Cung vẫn được xả rất khéo, vừa thỏa mãn được tâm lý bên Bán chốt lời nhưng vẫn giữ được nền giá tích lũy cho các vị thế mới canh giải ngân. Trong bối cảnh như vậy, cơ hội giao dịch ngắn hạn sẽ vẫn có đất diễn.
Trước giờ giao dịch 3/6: Rung lắc là khó tránh nhưng chưa có tín hiệu đảo chiều Theo HSC, diễn biến kiểu như hôm qua có thể còn xuất hiện do chỉ số đang ở độ cao mới và tìm cách để vượt qua kháng cự mạnh, hiện tượng rung lắc là không tránh khỏi. Ảnh minh họa. Thế giới Chỉ số Dow Jones tăng 267 điểm, khoảng 1,05%. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 0,82%, trong khi đó chỉ...