Bỏ phố về trồng cây “mới lạ”, anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 40 tỷ đồng/năm
Đang là một giảng viên, nông dân Lê Mạnh Cường đã đưa ra 1 quyết định táo bạo, đó là bỏ việc về quê trồng cây “mới lạ”, không ngờ anh nhẹ nhàng kiếm 40 tỷ đồng/năm.
Cú rẽ ngang định mệnh
Sinh tuổi Quý Hợi 1983, nông dân Lê Mạnh Cường (khu 6 xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy) xuất phát điểm từ một gia đình thuần nông.
Có lẽ vì thế, ngay từ bé, Cường đã đam mê nghề nông, mùi rơm rạ, mùi cây cỏ đã hun đúc cho anh ước mơ được làm giàu trên chính đồng đất quê mình.
“Khi đó, gia đình tôi rất khó khăn. Bản thân tôi vừa học, vừa là lao động chính trong nhà. Sau này, chính niềm đam mê làm nông nghiệp đã thôi thúc tôi khởi nghiệp từ kinh tế nông nghiệp”, anh Lê Mạnh Cường chia sẻ.
Mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây chà là cho hiệu quả cao của nông dân Lê Mạnh Cường.
Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, anh cho biết: “Với người trẻ khi bắt tay làm nông nghiệp, nhất là nông nghiệp quy mô lớn sẽ vấp phải không ít khó khăn bởi vừa thiếu vốn, vừa thiếu kinh nghiệm và thiếu cả sự hỗ trợ”.
Năm 2006, sau khi tốt nghiệp Đại học, anh Cường được tuyển dụng làm giảng viên của Trường Cao đẳng giao thông vận tải Trung ương I. Với bản tính chịu khó từ nhỏ, ngoài công việc của một giảng viên, anh Cường làm thêm kỹ thuật cho các công ty xây dựng với mong muốn tích cóp tiền để mua đất, đầu tư làm nông nghiệp.
Sau 3 năm làm giảng viên và đi làm thêm, anh Cường đã dành dụm được một khoản tiền để mua 2ha đất nông nghiệp tại xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đến năm 2011, khi về huyện Thanh Thủy, thấy nguồn đất đồi rừng ở đây rất dồi dào, nông dân đã nảy ra ý tưởng mua lại các diện tích đất đồi cằn cỗi để xây dựng mô hình trang trại nông nghiệp.
Với quyết tâm và nỗ lực của bản thân, năm 2015, anh Cường đã mua được 18,6ha đất rừng của xã Trung Nghĩa (nay là xã Đồng Trung) với số tiền 2,3 tỷ đồng để bắt tay đầu tư xây dựng mô hình trang trại tổng hợp với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng vào tháng 2/2016.
Toàn cảnh trang trại sản xuất nông nghiệp của Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 Lê Mạnh Cường. Ảnh: Hoan Nguyễn
Không chỉ trồng cây ăn quả, làm nhà lưới trồng hoa, trồng rau an toàn, anh Cường còn xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn khép kín với quy mô lên tới 600 nái; cải tạo vùng trũng thành ao nuôi thả cá.
Video đang HOT
Khu chuồng nuôi lợn an toàn sinh học mang lại doanh thu chính cho trang trại nông nghiệp của nông dân Lê Mạnh Cường luôn duy trì đàn nuôi hơn 600 nái… Ảnh: Hoan Nguyễn
Cuối năm 2019, anh Cường được chính quyền địa phương, đoàn thể vào cuộc bàn giải pháp hỗ trợ, giải cứu mổ, bán thịt lợn thương phẩm vào các bếp ăn khu công nghiệp trên địa bàn…
Đồng thời, trong lúc khó khăn nhất về thức ăn vật nuôi, anh Cường quyết dốc sạch tiền mua một chiếc máy chế biến cám cho lợn. Nhờ đó, giảm được áp lực chi phí thức ăn vật nuôi mỗi ngày rất nhiều.
Bên cạnh sản xuất sản phẩm nông nghiệp, nông dân Lê Mạnh Cường đang xây dựng hạ tầng khu trang trại theo dự án nông nghiệp sinh thái. Ảnh: Hoan Nguyễn
Anh Cường cũng kể rằng, giữa bão dịch, bão giá, hàng chục hộ chăn nuôi lợn quy mô trang trại khởi nghiệp cùng thời điểm của anh thua lỗ phải bán tháo đàn nuôi. Một lần nữa anh táo bạo vượt khó, mượn tất cả sổ đỏ của người thân cắm vay ngân hàng, quyết mua lợn nuôi của các chủ trại bán tháo.
Khu ao nuôi ba ba gai trong trang trại mang lại doanh thu hơn 3 tỷ đồng/năm cho nông dân Lê Mạnh Cường. Ảnh: Hoan Nguyễn.
“Mua lại giá rẻ lắm, chỉ 50.000 đồng/con lợn giống (bình thường 2 triệu đồng/con); lợn nái mua 5 triệu đồng/con (bình thường khoảng 20 triệu đồng/con)… Chỉ vài tháng sau, tôi đã xuất bán lợn thịt, bán lợn con do lợn nái đẻ ra thu về lãi khủng, trả hết nợ; trong khi tất cả lợn nái mua rẻ trước đó đều bước vào thời kỳ sinh sản tốt”, anh Cường nói.
Toàn bộ sản phẩm của trang trại được nông dân Lê Mạnh Cường liên kết tiêu thụ với các cơ sở nhà hàng ẩm thực. Ảnh: Hoan Nguyễn
Từ năm 2020 đến nay, trang trại tổng hợp của anh Cường đi vào hoạt động ổn định. Mỗi năm, trang trại cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cá, rau, quả sạch; hơn 16.000 con lợn giống, xuất chuồng hàng nghìn con lợn thương phẩm.
Bên cạnh đó, anh Cường mỗi năm còn nuôi 2.000 con ba ba gai mang lại doanh thu 3 tỷ đồng/năm. Hơn 5ha đất trồng các loại hoa bốn mùa; cây cảnh, cây lấy gỗ bắt đầu có thể xuất bán làm cây cảnh cho các dự án xây dựng khu đô thị, resort…
Trang trại sản xuất nông nghiệp ở xã Đồng Trung của nông dân Lê Mạnh Cường thường xuyên tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập đến hơn 10 triệu/tháng/người. Ảnh: Hoan Nguyễn.
Một điểm nhấn rất đặc biệt trong trang trại tổng hợp của anh Cường hiện nay là khu vườn hơn 20.000 cây chà là nhập ngoại từ nước ngoài đang phát triển sinh trưởng xanh tốt, vừa tạo không gian cảnh đẹp bắt mắt, đến mùa thu hoạch quả ăn, vừa tách cây con từ cây mẹ (giâm cành) bán cây giống đem lại nguồn thu nhập cao.
Doanh thu từ trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học của anh Cường mỗi năm đạt hơn 40 tỷ, trừ chi phí, đút túi lãi hơn 5 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho 20 lao động, thu nhập từ 6-12 triệu đồng/người/tháng.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, anh Cường cho biết, anh đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng trang trại của mình theo hướng phát triển dự án nông nghiệp du lịch trải nghiệm, sinh thái.
Kế hoạch của nông dân Lê Mạnh Cường là xây dựng trang trại của mình theo hướng phát triển dự án nông nghiệp du lịch trải nghiệm, sinh thái.
Theo lời anh Cường, Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn dân tộc Việt Nam. Riêng huyện Thanh Thủy, bên cạnh thế mạnh có nguồn nước khoáng nóng quý hiếm, hiện còn lưu giữ được những giá trị văn hóa độc đáo, những lễ hội đặc trưng, gắn chặt với những tín ngưỡng nguyên thủy như lễ hội bơi chải làng Đoan Hạ, hội rước kiệu đền Lăng Sương, lễ kéo lửa nấu cơm thi, hội rước voi Đào Xá, lễ cướp cây bông ở đình La Phù…
Anh Cường cũng tươi cười cho biết thêm, vào tháng 2 vừa qua, huyện Thanh Thủy đã phê duyệt đề án “Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm” của anh thực hiện ở xã Đồng Trung. Đây là động lực lớn giúp anh phát triển trang trại thành dự án sản xuất nông nghiệp sinh thái có quy mô, chuyên nghiệp.
Anh đang nỗ lực tham gia những chương trình tập huấn hướng dẫn, đào tạo về làm du lịch sinh thái để có thể sẵn sàng đón tiếp du khách.
Bên cạnh đó, anh Cường đang khẩn trương hoàn thiện thiết kế xây dựng hạ tầng dự án bản sắc dân tộc địa phương với ngôi nhà sàn người Mường, rừng cọ, đồi chè; xây dựng khu dịch vụ ẩm thực ăn ngon của vùng Đất Tổ, của quê hương Thanh Thủy…
“Mong mỏi lớn nhất trong tôi lúc này là sớm tổ chức được thật nhiều đoàn khách đến với dự án du lịch nông nghiệp ở xã Đồng Trung, đến với Thanh Thủy, góp sức nhỏ bé của mình quảng bá hình ảnh một Phú Thọ tươi đẹp, phát triển, bản sắc dân tộc”, anh Cường chia sẻ.
Anh Cường được tặng nhiều giấy khen, Bằng khen của của xã, huyện, tỉnh Phú Thọ. Anh còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Nông dân triệu phú” của huyện Thanh Thủy, là nhân tố tích cực thúc đẩy, dẫn dắt, liên kết các thành viên tạo nên phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi sôi nổi và lan tỏa đến các nông dân khác để cùng cố gắng, sáng tạo, tự lực tự cường, phát triển, vươn lên làm giàu.
Đặc biệt, năm 2022, anh Cường được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2024, anh Cường vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn và tôn vinh “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024″.
Con cá Koi đắt nhất thế giới, giá ngang một căn biệt thự "dị biệt" thế nào?
Con cá Koi thuộc hàng đắt nhất thế giới giá lên tới hơn 40 tỷ đồng, sở hữu thân hình hoàn hảo và màu sắc vô cùng độc đáo.
Cá Koi không phải là một loài cá đơn giản. Chúng sống cực kỳ thọ và khỏe mạnh, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi chủ nhân phải hao tổn rất nhiều công sức cả về tinh thần, thể chất, lẫn khả năng tài chính.
Trên thế giới có nhiều cuộc thi thường xuyên diễn ra để đặt tên cho những con cá Koi hàng đầu. Thông thường những người kiểm chứng và cả người mua cá Koi sẽ chú ý đến những đặc điểm của nó như làn da khỏe mạnh như thế nào, kích thước và hình dáng cơ thể, cách di chuyển trong nước duyên dáng ra sao và quan trọng nhất là màu sắc. Cá Koi có sự cân bằng tốt về màu sắc, hoa văn thì giá càng cao.
Trong cuộc thi Junior Koi 2017 tổ chức tại thành phố Ojiya, Nhật Bản, nhà vô địch đã thuộc về chú cá Koi Aoki Koi Farm.
Được biết, chú cá Koi này đã được bán với giá 2,2 triệu USD (tức là khoảng 49 tỷ đồng) và hiện tại được cho là cá Koi đắt nhất thế giới.
Chú cá Koi 49 tỷ này thuộc dòng koi Showa, dòng Koi Showa cao cấp có xuất xứ từ châu Á. Chúng có cơ thể là một màu đen (Sumi) và điểm nhấn màu đỏ và trắng tạo thành một mạng lưới đan xen lẫn nhau. Showa Koi có màu trắng nhiều hơn đen được gọi là Kindai. Chú cá Koi có giá đắt như vậy là bởi thân hình hoàn hảo, nở nang nhưng vẫn giữ được nét thuôn dài, thanh thoát.
Cá Koi Showa cùng với Kohaku và Sanke Koi tạo thành Gosanke là ba phân loại cá Koi phổ biến nhất. Tại nước Mỹ, ba loại cá Koi này được gọi là nhóm "Big Three" (có nghĩa là "Tam vương").
Cá chép Koi, được nuôi ở Nhật Bản vào những năm 1700 khi những người nông dân bắt đầu nhân giống chúng vì màu sắc và kiểu dáng khác biệt. Cá Koi thực sự là một loại cá chép và ngày nay chúng trở thành loài cá cảnh đắt nhất thế giới.
Con cá Koi có tên S Legend được bán đấu giá với mức giá 203 triệu Yên.
Năm 2018, con cá Koi có tên S Legend được bán đấu giá với mức giá 203 triệu Yên (gần 42 tỷ đồng). Đây là chú cá đứng top 2 những con cá Koi đắt nhất thế giới và top 8 những loài cá đắt nhất thế giới. Thân cá dài hơn 101cm, có tiền thân là dòng Kohaku với 2 màu đỏ - trắng rất đặc trưng được lai tạo bởi nghệ nhân Nhật Bản, Kentaro Saka, thuộc trại cá Saki ở Hiroshima.
Dòng Kohaku là giống cá Koi có màu trắng với những mảng màu đỏ trên thân. Để trở thành một con cá Koi giống Kohaku hoàn hảo, màu trắng phải nguyên sơ mà không có bất kỳ sự lệch chuyển sang màu vàng nào. Điểm đặc biệt là chúng có tuổi thọ có thể đến 25 năm.
Mặc dù cá Koi là loài có khả năng mang thai cùng lúc hàng triệu con nhưng việc nuôi dưỡng vô cùng khó khăn. Người nuôi cá Koi phải có sự lựa chọn thông minh sáng suốt. Báo cáo cho thấy một người nuôi có thể bắt đầu từ 3 triệu con mới đẻ nhưng chỉ chọn được khoảng 15.000 con nuôi trong năm đầu tiên và khoảng 1.000 con để nuôi trong năm tiếp theo.
Tuy nhiên, công việc khó khăn sẽ mang lại không chỉ là lợi nhuận lớn mà còn mang lại danh tiếng cho người nuôi cá Koi.
Trung ương Đoàn ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 Nhiều hoạt động được phát động tại chiến dịch tình nguyện hè như tuyên truyền về lịch sử, trồng cây, dọn vệ sinh môi trường, rác thải trên bãi biển... Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn viên thanh niên tham dự lễ ra quân - Ảnh: THANH HUYỀN Sáng 27-5, tại Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà...