Bỏ phố về quê thời bão giá
Khi mới cưới nhau, vợ chồng chị Nguyệt quyết tâm bám trụ Hà Nội dù phải “hy sinh đời bố để củng cố đời con”. Nhưng sau 6 năm vất vưởng, sau 3 lần chuyển nhà và vài lần vất vả xin học cho con, anh chị chuẩn bị “hồi hương”.
Chị Nguyệt cho biết, trước đây, vợ chồng chị quyết tâm sẽ cố gắng chắt bóp để mua được một ngôi nhà nhỏ ở thủ đô, nhưng đến giờ, giấc mơ đó trở nên quá xa xỉ. Chị làm văn phòng ở một công ty nhà nước, mỗi tháng tổng các khoản được hơn 3 triệu đồng. Chồng chị là kỹ sư phần mềm, lương khoảng gần chục triệu. Mới có một con nhỏ nhưng hầu như làm được bao nhiêu anh chị chi tiêu hết bấy nhiêu, nhất là khi giá cả mọi thứ đều tăng cao như từ cuối năm ngoái tới giờ.
May mắn là anh chị không phải mất tiền thuê nhà, vì mượn được một căn hộ cấp 4 của một người bà con. Đầu năm nay, gia đình họ ở Sài Gòn về và nói sẽ sửa sang lại nhà để ở. Vợ chồng chị Nguyệt buộc phải đi tìm nhà thuê. “Nhà gia đình ở được ít cũng phải 2-3 triệu, vợ chồng mình nghĩ mà nản. Giờ muốn sinh thêm đứa thứ hai cũng không dám vì thêm con là thêm đủ thứ chi phí”, chị than thở.
Sau nhiều lần bàn tính, cuối cùng, vợ chồng chị Nguyệt quyết định hai mẹ con chị sẽ khăn gói về quê chồng ở Hải Dương còn anh tiếp tục “cày” ở Hà Nội thêm vài năm nữa, thêm chút vốn rồi về tỉnh làm ăn. Để tiết kiệm chi phí, anh dọn sang ở với cậu em đang học năm cuối đại học, tháng sẽ về quê thăm vợ con đôi lần.
“Về quê thì có ông bà trông con giúp, hơn nữa, có sẵn mảnh đất ông cha lúc nào làm nhà thì làm. Mình cũng quá mệt mỏi với cuộc sống không biết tương lai ở Hà Nội rồi” chị Nguyệt chia sẻ.
Nhiều gia đình tính kế về quê sau nhiều năm bon chen vất vả tại Hà Nội. Ảnh chỉ mang tính minh họa: MT.
Cũng từng quyết tâm “làm giàu” ở đất thủ đô, nhưng hai tháng trước, Thu (Bắc Ninh) đã quyết định về quê làm ăn. Cách đây 6 năm, Thu ra Hà Nội theo học nghề làm tóc, trang điểm rồi đi làm thuê cho vài cửa hàng để chắt chiu vốn và học hỏi thêm. Sau đó, cô thuê một gian hàng nhỏ trên phố Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) để mở tiệm cắt tóc gội đầu. Từ đó đến nay, Thu đã phải chuyển cửa hàng 3 lần khi thì vì tăng giá quá cao, lúc vì chủ nhà gây khó dễ hay bị dân xã hội đen quậy phá…
Cũng có lúc việc kiếm tiền khá dễ dàng nhưng nhiều khi Thu mệt mỏi vì cảnh phải một mình vật lộn mưu sinh nơi đô thị bon chen. Thời gian gần đây, cửa hàng ế ẩm phần vì không phải mùa vụ làm đẹp, phần vì bão giá, chị em cũng thắt lưng buộc bụng nên ít chi tiêu cho nhu cầu bản thân hơn, Thu càng nản. Gần đây, chủ nhà lại tăng giá, trong khi mọi chi phí đắt đỏ, Thu quyết định chuyển về quê mở cửa hàng.
“Bây giờ ở quê cũng văn minh hơn, nhiều người có nhu cầu làm đẹp. Về quê thì chắc chắn không kiếm được nhiều bằng ngoài này, nhưng mình sẽ không mất chi phí thuê cửa hàng vì làm ngay tại nhà, ăn uống cùng bố mẹ và quan trọng nhất là không phải lúc nào cũng đau đầu, mệt mỏi vì cảnh tha hương một mình”, cô gái 27 tuổi thổ lộ.
Trước tình trạng giá cả leo thang, giá bất động sản dù giảm cũng cao ngất ngưởng, để mua được nhà riêng ở thủ đô là giấc mơ xa vời đối với đại đa số dân tỉnh lẻ lên phố mưu sinh. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người đã chọn con đường trở lại quê hương. Một số người có quê gần Hà Nội thì chấp nhận đi lại vất vả hơn, sáng vào thành phố, tối về quê với gia đình, bù lại, con cái có thể nhờ người chăm sóc, lại giảm chi phí thuê nhà, và không phải lo chật vật mua chỗ ở.
Trường hợp của vợ chồng anh Đình (Phúc Thọ, Hà Nội) là một điển hình.
Video đang HOT
Chồng làm kiểm toán trong một công ty về tài chính, vợ là giáo viên, dù thu nhập không thấp nhưng anh chị cũng chật vật với cảnh thuê nhà và nuôi hai con nhỏ ở Hà Nội. Vợ chồng anh Đình cùng quê, hai gia đình đều nghèo khó nên không hỗ trợ gì được về kinh tế. Quê cách Hà Nội 30 km, anh chị vẫn phải thuê nhà để tiện làm việc và chăm sóc con cái. Hai người cũng từng lập kế hoạch sẽ phấn đấu mua một căn hộ chung cư ở đây, để sau này con cái đi học không phải lo thuê nhà như mình nữa. Thế nhưng, giá nhà thì ngày càng tăng, lãi suất ngân hàng cũng cao, khiến dự định này mãi không thực hiện được.
Vất vưởng mãi, cuối cùng hai vợ chồng quyết định cả nhà sẽ về quê sống, dù anh chị vẫn làm việc ở Hà Nội. “Thật ra, việc đi lại cũng khá vất vả nhưng đường xá ngày càng thuận tiện nên sẽ đỡ dần. Hai vợ chồng đang phấn đấu vài năm nữa sẽ sắm một con bốn bánh cho đỡ vất vả. Bây giờ cố gắng đủ tiền mua ô tô tránh mưa nắng còn dễ, chứ mua nhà thì quá khó. Hơn nữa, ở quê thì còn nhờ ông bà chăm con giúp chứ ngoài này hai vợ chồng quanh không kịp…”, anh Đình kể.
Một khảo sát mới đây của Vnexpress.net với hơn 3.4000 người cho thấy, có tới hơn 1/4 số người được hỏi cho biết, trong thời điểm bão giá hiện nay, họ đã chọn về quê lập nghiệp và thấy cuộc sống ổn hơn.
Cũng có không ít độc giả khẳng định họ rất muốn về quê nhưng lại do dự vì lo tương lai của con cái. “Ở thành phố thì bọn trẻ có điều kiện học hành tốt hơn. Giờ về quê thì tốt cho mình hơn nhưng nghĩ đến việc các con sau này lại lặn lội từ quê lên Hà Nội học, vất vả thuê nhà thì không đành, nên cố cày vậy”, anh Thắng (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết.
Giáo sư Đặng Đình Đào, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) cho biết, những người di cư từ nông thôn lên thành phố mưu sinh cũng được xếp vào nhóm người dễ bị tổn thương, chịu tác động nặng nề trong thời điểm bão giá, nhất là những người vốn không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn sâu. Nhóm này thường có mức thu nhập thấp, không đủ để trang trải các chi phí cuộc sống, cơ hội kiếm việc làm thêm, tăng thu nhập cũng không nhiều, nhất là trong tình hình mọi người đều cắt giảm chi tiêu, nhu cầu dịch vụ cho cá nhân… Khi đó, nỗi lo về cơm áo, cộng với áp lực trong việc mua được ngôi nhà ở thành phố, đầu tư cho con cái ăn học… trở nên quá khó với họ.
Theo ông, trong hoàn cảnh này, việc trở về quê có lẽ giúp họ tổ chức cuộc sống dễ hơn vì ở ở nhiều vùng nông thôn hiện nay cơ hội làm việc cũng không nhỏ, hơn nữa, ở đó có thể có được sự hỗ trợ từ phía gia đình, các chi phí cho sinh hoạt, mua nhà đất cũng không “căng” như ở Hà Nội. Thực ra, lý do khiến nhiều người không muốn về quê là do việc tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục… ở các vùng nông thôn còn có sự chênh lệch lớn so với thành phố.
Giáo sư Đào cho rằng, quyết định trở về quê hay bám trụ tại thành phố là lựa chọn của mỗi cá nhân và tùy điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định, bạn nên cân nhắc một số yếu tố như: Điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường ở vùng quê bạn muốn chuyển về như thế nào, có phù hợp với mong muốn của bạn và gia đình để ổn định cuộc sống lâu dài? Cơ hội để bạn tìm kiếm công việc, phát triển ngành nghề của mình tại địa phương đó? Các mối quan hệ xã hội, gia đình và điều kiện học hành cho con cái khi trở về sẽ như thế nào…?
“Bạn cần phải tính hết những điều này, chứ không chỉ về để giải quyết vấn đề khó khăn kinh tế trước mắt, nếu không, sau đó, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác, trong khi con đường quay trở lại thành phố đã hẹp bớt”, giáo sư chia sẻ.
Theo VNExpress
Nỗi niềm đôi uyên ương nghèo thời vàng bão giá
"Toát mồ hôi" là cảm xúc của hầu hết đôi lứa sắp kết hôn trong những ngày giá vàng tăng như vũ bão. Đặc biệt, với những người kinh tế chật vật như công nhân, lao động phổ thông... lại càng khó khi cưới vào mùa vàng đắt đỏ.
Chớp thời cơ vàng đang xuống giá, nhiều đôi uyên ương kéo nhau đi mua vàng để dành cho ngày hôn lễ có khi diễn ra vào cuối năm. "Sợ vàng còn lên cao nữa mà không xuống" là tâm lý của các cặp tình nhân.
Lượn lờ tại hiệu vàng trên Tỉnh Lộ 10, quận Bình Tân, TP HCM, cả tuần nay mỗi khi tan giờ làm, Hoàng và Ngân không phải để "đầu cơ" vàng như bao nhiêu người khác mà chỉ canh mua cặp nhẫn cho ngày cưới sắp đến.
Anh chị cho biết, mấy ngày trước, khi nhìn giá vàng vượt 44, rồi lại 45 và qua 46 triệu đồng một lượng, ruột gan sôi sùng sục. Bởi chị vốn làm công nhân may cho một công ty tại khu công nghiệp Tân Tạo lương chưa tới 2 triệu đồng một tháng, trừ chi phí chẳng còn dư là bao.
Chồng sắp cưới là công nhân da giày, chi tiêu phải tằn tiện từng đồng lẻ mỗi tháng cũng dư chưa tới 500.000 đồng. Sau thời gian tích cóp được một ít tưởng sẽ mua được nhẫn cưới, không ngờ mấy ngày qua giá tăng chóng mặt khiến hai người không thể nào mua nổi cặp nhẫn 5 phân, dù chưa tới 7 ngày nữa là hôn lễ sẽ diễn ra.
Vàng sốt giá khiến các đôi uyên ương cũng đứng ngồi không yên. Ảnh minh hoạ: Lệ Chi
"Mấy hôm nay, chúng tôi vẫn đến canh me tình hình. Tuy giá vàng có hạ đôi chút nhưng vẫn vượt tầm so với số tiền hiện có. Vì ngoài nữ trang còn bao nhiêu thứ phải lo nữa. Có lẽ chúng tôi sẽ tìm cặp nhẫn nào rẻ nhất chừng 2-3 phân để mua cho có thủ tục trong ngày cưới", chị Ngân nói với vẻ buồn bã.
Trường hợp anh Hoàng, công nhân một xí nghiệp bao bì tại huyện Bình Chánh cũng mất ăn mất ngủ với chuyện sắm nữ trang. Anh cho biết, từ khi lên kế hoạch làm đám cưới vào đầu năm nay, anh đã phải chi tiêu tiết kiệm đến mức tối đa để hy vọng dành ra được khoản tiền tổ chức tiệc nho nhỏ và mua một cặp nữ trang cưới. Tuy nhiên chỉ còn gần một tháng nữa, đang định mua thì giá vàng sốt bất ngờ.
"Giờ mua một cặp nhẫn 5 phân, so với trước kia giá đã tăng thêm cả triệu đồng mỗi chỉ. Chắc phải đi mượn đỡ bạn bè bù vào khoản thiếu, đến tháng lãnh lương trả lại, nếu không giá lên nữa lại không mua nổi", chú rể ngao ngán nói.
Những trường hợp khá giả hơn chút đỉnh không quá khó khăn với đôi nhẫn cưới, nhưng cũng đau đầu với việc phải cắt xén số nữ trang mà cả hai đã dự định mua trước đó. Tâm sự với VnExpress.net, "chong măt" la hai tư được chị Hà, quận 3, cho rằng diên ta chinh xac nhât tâm trang cua mình. Theo chị, măc du đa co kê hoach chuân bi cho đam cươi trươc đo gân nưa năm nhưng hai người vẫn chưa săm trang sưc vì nghĩ rằng dành tiền bạc lo các thủ tục khác trước, còn vàng để gần đến ngày hôn lễ mới sắm.
"Dù đã lường trước la gia vang chi co đi lên thôi chư không co chuyên giam, nhưng chứng kiến giá tăng "điên cuồng" của vàng trong mấy ngày qua thì tụi mình thật sự tá hoa. Không con cach nao khac, đanh phai xoay sơ va căn răng mua thôi", Hà nói.
Giá tăng cao ngoài dự đoán, do đó đôi lứa tât nhiên la phai căt xen bơt số vàng sẽ mua vào. "Ban đâu dư đinh it nhât cung săm đươc một lương, con bây giơ vơi gia vang trên trơi thê nay, mua đươc môt nưa so với dư đinh la mưng lăm rôi", chị Hà nói.
Hà cho biết thêm, thấy số nữ trang bị cắt xén, một chi trong công ty mach nươc, bao cô găng mua vang 24K để bô me cho coi như cua hôi môn, không cân phai đanh ra bô trang sưc 4 số 9 lam gi cho tôn kem. Còn trang sức đeo ngày cưới, bạn bè sẽ cho mươn đê bô me đeo cho co hinh thưc.
Nhiều đôi phải cắt xén số lượng nữ trang khi vàng tăng giá. Ảnh: Lệ Chi
Trường hợp của anh Hoàng, quận 6, TP HCM, cả hai người cùng làm nghề giáo viên, vì mới ra trường nên số tiền dành dụm cho lễ cưới không đáng kể. Lúc đầu anh dự tính sẽ sắm cho cô dâu một bộ nữ trang trị giá khoảng 20 triệu đồng. Đến nay, khi ngày cưới đã đến anh mới tá hỏa, không biết xoay xở ra sao với gần 4,5 triệu đồng một chỉ vàng. "Vẫn biết giá vàng đang tăng nhưng vì lễ cưới đã định ngày, phải mua chứ biết làm sao. Tuy nhiên, giá cao tôi đành phải xin lỗi bà xã vì bớt xén nữ trang một phần", anh Hoàng nói.
Trong khi đó, nhiều cặp khác, chứng kiến giá vàng "phi mã" mấy ngày qua, giờ có dấu hiệu hạ nhẹ trong sáng nay nên quyết định mua vàng cưới dự phòng trước, dù đến năm sau mới chính thức cử hành hôn lễ.
"Mình và bạn gái quen nhau đã 7 năm, bố mẹ đi xem tuổi, người ta nói khoảng một năm nữa làm đám cưới thì sẽ rất tốt, nhưng sợ đến khi đó giá vàng tăng cao nữa nên mẹ đã bàn với mình hôm nay mua vàng để dành", anh Huy Quang, một nhân viên điện tử ở quận Bình Thạnh chia sẻ.
Anh tự an ủi, bản thân có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao nên vẫn chưa đến nỗi nào; còn mấy người bạn làm công nhân, lương ba cọc ba đồng, đám cưới cận kề mà không biết kiếm đâu ra tiền mua vàng. "Có đứa phải mượn tạm vàng để trao trong lúc cưới cho có lễ, có đứa cũng vì giá vàng mà chần chừ hoài chưa cưới", anh kể.
Cũng giống như anh Quang, hai hôm nay giá vàng bất ngờ quay đầu giảm, nhiều đôi uyên ương tranh thủ đi mua nữ trang sau những ngày thót tim vì giá vàng. Theo các chủ tiệm vàng TP HCM, trong ngày hôm qua và sáng nay, có một số khách hàng bắt đầu đi sắm nữ trang. Không ít trong số họ là những đôi uyên ương chớp thời điểm giá xuống thấp để mua sắm khi ngày cưới gần kề.
Chiều 13/8, vàng 9999 giảm hơn 1,8 triệu đồng một lượng so với mức giá đỉnh 46,30 triệu đồng cách đây 4 ngày. Mua một bộ nữ trang cưới khoảng 5 chỉ (gồm một cây kiềng (vòng cổ), đôi bông tai, chiếc lắc), có thể bớt được hơn 900.000 đồng.
"Mấy ngày gần đây, không ít các bà mẹ cũng đã rục rịch đi chọn vàng cưới cho con mặc dù còn đến 2-3 tháng nữa mới đến ngày cưới", chủ một tiệm vàng tại chợ Tân Định, quận 1, cho hay.
Một chủ hiệu kim hoàn gần chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, thì cho rằng hiện chưa phải là mùa cao điểm cưới và thông thường, khi vàng tăng giá sức mua nữ trang rất chậm do tâm lý của khách hàng không thích mua trong lúc giá cao. Tuy nhiên, lần này vàng tăng giá quá nhanh khiến nhiều đôi lo sợ giá cuối năm sẽ còn cao hơn nữa. Do đó, nhân cơ hội thấy giá quay đầu giảm đôi chút, nhiều đôi có xu hướng đi mua sớm để phòng ngừa vàng lại lên cơn tăng giá lần nữa cho đến cuối năm.
Theo VNExpress
Trà đá miễn phí ngày hè ở Sài Gòn Để giúp khách đi đường, người lao động nghèo có ly nước mát giải khát trong những ngày nắng nóng... nhiều người ở Sài Gòn đã đặt những bình trà đá miễn phí gần đường. Thùng trà đá miễn phí trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh. 6h sáng, vợ chồng chú Thanh đã pha xong thùng trà đá và mang...