Bộ phim hiếm hoi ngập tràn người đẹp của Thành Long
Không chỉ nổi tiếng với danh hiệu vua hài kungfu, Thành Long còn được biết đến là sao võ thuật đào hoa.
Dù được nhiều fan ngưỡng mộ bởi cuộc hôn nhân bền chặt (34 năm) với Lâm Phụng Kiều nhưng Thành Long vẫn được xem một ngôi sao đào hoa cả trên phim và ngoài đời. Hình tượng vua hài kungfu hay ngôi sao võ thuật luôn mang đến cho ông những vai diễn “anh hùng cứu mỹ nhân”.
Trong gia tài phim ảnh đồ sộ của Thành Long có một tác phẩm thuộc “hàng hiếm” khi hội tụ rất đông các mỹ nhân Hoa ngữ đồng diễn xuất. Đó là bộ phim hành động hài, lãng mạn City Hunter/Thành thị điệp nhân năm 1993.
Bìa phim cũng tràn ngập mỹ nhân nức tiếng.
Có thể nhận thấy sự xuất hiện của dàn mỹ nhân nổi tiếng điện ảnh Hoa ngữ thập niên 90 như Vương Tổ Hiền vai trợ lý xinh đẹp Huệ Hương của thám tử tư Mạnh Ba (Thành Long), Khâu Thục Trinh thủ vai nữ cảnh sát xinh đẹp và giỏi võ Nha Tử, luôn sát cánh đồng hành cùng Mạnh Ba. Trong khi nữ ca sĩ người Nhật Bản Kumiko Goto thể hiện xuất sắc tiểu thư thiên kim Imamura Kiyoko, con gái một đại gia người Nhật.
Nhân vật nam chính – Mạnh Ba không những giỏi võ công mà còn được Thành Long thể hiện là một gã trai háo sắc “chuẩn không cần chỉnh”.
Vương Tổ Hiền trong vai nữ trợ lý kiêm người tình xinh đẹp.
Khâu Thục Trinh hóa nữ cảnh sát xinh đẹp, gợi cảm.
Trong một cảnh phim có thể thấy Mạnh Ba tán tỉnh dàn người đẹp nóng bỏng trong hồ bơi, trong đó có cả những mỹ nhân phương Tây da trắng, tóc vàng tuyệt sắc. Tất cả đều mặc bikini vô cùng gợi cảm
Về phía anh chàng thám tử tư Mạnh Ba, vốn tự xưng là “Thợ săn thành phố”, sở hữu võ công cao cường cùng độ trăng hoa cũng ngang ngửa. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Mạnh Ba gặp phải không ít tình huống trớ trêu dở khóc dở cười.
Video đang HOT
Tình huống dở khóc dở cười của Thành Long trên phim.
Đó là màn hiểu lầm của người tình Hương Huệ khi phát hiện Mạnh Ba lăng nhăng với dàn người đẹp xa lạ. Cụ thể, sau khi Mạnh Ba nhận được ủy thác của đại gia người Nhật giúp tìm con gái ông bị mất tích.
Sau khi trở về nhà, Mạnh Ba bất ngờ được dàn gái đẹp chân dài và nóng bỏng vây quanh chúc mừng sinh nhật. Cảnh tượng trên vô tình lọt vào mắt của Hương Huệ khiến người đẹp nổi máu ghen, nghĩ Mạnh Ba không chung tình nên cô quyết định lên du thuyền vui vẻ cùng người anh họ.
Nha Tử (phải) cải trang gái làng chơi đột nhập lên du thuyền.
Mạnh Ba biết chuyện vội đuổi đến bến tàu tìm gặp Huệ Hương giải thích. Thế nhưng, anh tìm ngược xuôi cũng không thấy cô, trong khi du thuyền chuẩn bị nhổ neo rời bến. Mạnh Ba chỉ còn cách tìm mọi phương pháp có thể lên được du thuyền vì anh không có vé mời trong tay.
Bên cạnh đó, nữ cảnh sát gợi cảm và nóng bỏng Nha Tử nhanh trí cải trang thành gái làng chơi để có thể đột nhập lên du thuyền, giúp cô có thể tiếp cận cuộc điều tra truy tìm tung tích cô gái Nhật, được cho là đang có mặt ở trên du thuyền này.
Nha Tử hợp sức cùng Mạnh Ba.
Điều đáng sợ đó là bọn khủng bố có kế hoạch nhằm về phía tiểu thư thiên kim Imamura Kiyoko, may mắn cô đã nghe thấy hết qua bức tường phòng kế bên. Đây là đầu mối giúp Mạnh Ba phá vụ án thành công.
Pha hành động kinh điển của Khâu Thục Trinh và Thành Long.
Thành thị điệp nhân giúp Thành Long phát huy được vai trò chính là gây cười qua những pha hành động hài hước mang thương hiệu của ông. Trong phim tuy những cảnh hành động thật khá ít vì chủ yếu tập chung vào những cảnh “cù léc” người xem.
Tạo hình một gã “Thợ săn thành phố” trong phim cũng được coi là một sáng tạo mới trong sự nghiệp điện ảnh của Thành Long, giúp phim được đánh giá là một trong những tác phẩm giải trí đáng xem nhất mà ông từng tạo ra.
Phim từ khi được công chiếu đã mang về cho nhà sản xuất doanh thu 31 triệu USD, một con số không phải nhỏ của làng điện ảnh Hong Kong thập niên 90.
Dàn mỹ nhân trong phim Thành Long:
3 sao nữ chính (từ trái qua) Vương Tổ Hiền, Kumiko Goto và Khâu Thục Trinh.
Nữ cảnh sát giỏi võ và nữ trợ lý xinh đẹp.
Nha Tử hiện nguyên hình là nữ cảnh sát điều tra.
Vương Tổ Hiền khoe nhan sắc trên phim.
Vương Tổ Hiền và Thành Long là một cặp của phim.
Dàn người đẹp trên màn ảnh.
“Vua hài kungfu” sánh vai những đại mỹ nhân.
Theo Long Hy (Dân Việt)
"Cô hầu gái" - làm phim kinh dị kiểu Tây
Bộ phim này không đi vào lối mòn của những phim kinh dị Việt với những cách "nhát ma" thông thường.
"Cô hầu gái" là phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Derek Nguyễn và cũng là sản phẩm tiếp theo đến từ những nhà sản xuất của bộ phim đạt kỷ lục doanh thu "Em là bà nội của anh". Chọn thể loại phim kinh dị dễ hút khách, tuy nhiên Derek đã đưa đến một phong cách làm phim kinh dị rất "Tây".
Nói bộ phim "Cô hầu gái" là một bộ phim rất "Tây", bởi ngay từ kết cấu câu chuyện, đạo diễn đã cho người xem một cái nhìn rất khác lạ. Lấy bối cảnh là xã hội Việt Nam trong những năm 50, dù chỉ gói gọn tại một khu đồn điền, nhưng những gì diễn ra trong đó đều rất khác lạ với mường tượng của khán giả về một thời chiến tranh. Ở đó hoàn toàn có thể xuất hiện một câu chuyện tình yêu đầy đam mê và cả thù hận - đó là điều đạo diễn Việt kiều muốn mang tới.
Bối cảnh chính của phim là căn biệt thự Pháp cổ, điều này vô hình chung đã tạo nên một không khí khá giống những phim kinh dị cổ điển Châu Âu. Tạo hình linh hồn của Madame Camille, vợ đại tá Sebastien cũng được xây dựng theo phong cách rất cổ điển như một nữ hoàng bóng đêm. Bên cạnh đó là những phân đoạn lãng mạn giữa nhân vật Linh và Sebastien cũng làm người xem liên tưởng đến một bộ phim tình cảm Pháp. Những chi tiết này, đôi lúc khiến khán giả quên bẵng đi rằng mình đang xem một câu chuyện xảy ra trong thời chiến tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc thêm vào phim những tình tiết như xác sống, sự thật về thân phận của Linh, cũng là một trong những dấu ấn của việc đạo diễn đã thổi làn gió Tây phương vào một câu chuyện Việt. Việc làm này sẽ khiến khán giả cảm thấy thú vị, giống như ăn một món ăn quen thuộc được nấu bằng công thức mới. Nhưng bên cạnh đó, sự kết hợp chưa nhuần nhuyễn, đôi chỗ đã trở thành hạt sạn và tạo cảm giác thiếu logic với khán giả.
Nổi bật nhất là vấn đề lời thoại tiếng Việt. Đạo diễn Derek Nguyễn vốn là không biết nhiều tiếng Việt do anh lớn lên từ nhỏ ở Mỹ, cho nên với lời thoại tiếng Anh anh đã làm rất tốt, chỉ có phần tiếng Việt là cho khán giả cảm giác đó là lời thoại được dịch từ tiếng Anh ra.
Một số câu thoại chỉ có thể hay khi nói bằng tiếng Anh, khi nói bằng tiếng Việt thì lại trở nên quá rườm rà và hoa mỹ, đây là điều tối kị bởi nó thiếu đi sự linh hoạt và mềm mại của tiếng Việt.
Dẫu vậy, "Cô hầu gái" vẫn là một minh chứng cho sự cố gắng của các đạo diễn Việt kiều khi đem những kiến thức cũng như kinh nghiệm nhà nghề của điện ảnh Tây phương vào bối cảnh của Việt Nam, kể những câu chuyện Việt Nam một cách mới hơn. Và quan trọng là trong bộ phim này, đạo diễn đã không đi vào lối mòn của những phim kinh dị Việt với những cách nhát ma thông thường.
"Cô hầu gái" chính thức ra mắt khán giả Việt vào ngày 16/9/2016.
Theo Nguyệt Anh (Dân Việt)
"Tây du ký" mới ra mắt đúng đêm trăng tròn Với kinh phí hơn 20 triệu USD, "Đại thoại Tây Du 3" hứa hẹn sẽ khiến khán giả mãn nhãn. Sau một thời gian mong ngóng, khán giả sắp được thưởng thức bộ phim Đại thoại Tây Du 3 vào đúng ngày rằm tháng Tám (ra mắt báo giới ngày 14 và công chiếu ngày 15.9 tới). Bộ phim thuộc thể loại hài...