Bộ phim bị yêu cầu cấm chiếu vì quá phản cảm, nữ chính hơn nam chính 30 tuổi mới sốc
Nhiều khán giả sốc khi nhà sản xuất dám quay thể loại phim có nội dung phản cảm như vậy.
Ngày 11/10, trang 163 đưa tin đoàn phim Ở Tuổi 50 Tôi Mang Thai Con Của Tổng Tài 20 Tuổi đã tổ chức lễ khai máy, tiếp tục chủ đề về tình yêu giữa một người phụ nữ hơn 50 mà thiếu gia nhà giàu ở độ tuổi 20. Chủ đề của phim nhận nhiều tranh cãi, thậm chí có đông đảo khán giả cho rằng những bộ phim như vậy nên bị cấm sản xuất và cấm chiếu.
Theo 163, thị trường phim ngắn đang nở rộ cùng với sự ra đời của nền tảng video Douyin (Tik Tok Trung Quốc). Trong đó, các bộ phim được sáng tạo không có giới hạn về nội dung, với kịch bản giật gân gây sốc, không hề có tính thực tế hay logic. Hiện tại, ở Trung Quốc vẫn chưa có động thái quản lý chặt chẽ những tác phẩm như vậy.
Bộ phim Ở Tuổi 50 Tôi Mang Thai Con Của Tổng Tài 20 Tuổi được thực hiện nhiều phần, thu hút sự chú ý của khán giả
Tiêu đề của Ở Tuổi 50 Tôi Mang Thai Con Của Tổng Tài 20 Tuổi thành công thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả giả, song truyền thông đánh giá đây là nội dung câu view rẻ tiền, gây khó chịu, đi lệch với quy chuẩn đạo đức xã hội, không được các nền tảng truyền thông khuyến khích.
“Khó có thể tượng tưởng được hình ảnh một người phụ nữ trung niên đáng tuổi mẹ nhưng lại mang thai của một chàng thanh niên trẻ. Bộ phim này đang muốn truyền tải điều gì cho người xem”, “Những nhà sản xuất vô đạo đức, cổ xúy lối sống sai lệch cần bị cấm hoạt động”.
Theo 163, những thể loại phim “không cần logic, không cần dùng trí tuệ để xem”, “phim giật gân tình cảm rắc rối” lại thu hút hàng triệu khán giả trung niên, người cao tuổi xem. Vì vậy, các nhà sản xuất phim không ngần ngại hướng tới đối tượng này. Thực tế, điều này chỉ phản ánh người cao tuổi có nhu cầu tình cảm và muốn được quan tâm.
“Chủ đề phục vụ người trung niên và người cao tuổi rất đa dạng, tuy nhiên, phim cần tuân thủ các tiêu chuẩn nội dung cơ bản và điểm mấu chốt về đạo đức, tránh thúc đẩy những suy nghĩ sai lầm”, nguồn tin bình luận.
Trước đó, series Ở Tuổi 50 Tôi Mang Thai Con Của Tổng Tài 20 Tuổi cũng có phim ngắn với nội dung nữ chính làm người giúp việc trung niên tình cờ phát sinh mối quan hệ tình một đêm với cậu chủ
Video đang HOT
Cậu chủ bị chuốc thuốc và bị tiểu thư nhà giàu cưỡng ép, nhưng được người giúp việc giúp đỡ
Cả hai nảy sinh quan hệ, rồi đột ngột kết hôn. Phim bị chê nhảm.
Netizen cũng bất ngờ và ngán ngẩm trước nội dung phim ngắn Ở Tuổi 50 Tôi Mang Thai Con Của Tổng Tài 20 Tuổi:
- Mẹ tôi thích xem mấy phim tào lao như vậy, chủ yếu để cười và mắng thôi.
- Nên cấm sản xuất thể loại phim như thế này, nếu không sẽ làm hỏng giới trẻ.
- Phim quá coi thường IQ khán giả.
- Phim gì nghe tên đã thấy kỳ lạ, cổ súy các bà chị giàu có đi tìm trai trẻ ư.
- Đoàn phim khai máy mà nó nghèo nàn, ít ỏi còn hơn họp lớp nữa, nhưng vẫn sẽ xem thử phim có thể xàm tới mức nào.
- Biết đâu kịch bản sẽ là người bất tử 50 tuổi vẫn trẻ đẹp như đôi mươi thì sao.
- Không nghĩ ra cái lý do nào cho cái logic của kịch bản nữa.
- Tôi thích xem mấy bộ phim ngắn Trung Quốc, nhưng mà chí ít phải thực tế, không lệch lạc đạo đức, còn đọc cái tên phim này là tôi chán luôn rồi, còn tệ hơn teenfic, như mấy đứa não tàn.
- Phim ngắn của Trung, ngày càng nhảm.
- Phim ngắn của Trung lúc xem bỏ não đi là được.
- Kịch bản có thể giống như Em Là Bà Nội Của Anh cũng không chừng.
Những lý do khiến "Dự án mật: Thảm hoạ trên cầu" thu hút khán giả
"Dự án mật: Thảm hoạ trên cầu" chính thức ra rạp từ ngày 19/7/2024, tuy sở hữu cốt truyện có phần đơn giản nhưng vẫn dễ dàng thuyết phục khán giả bởi nhiều yếu tố đắt giá.
"Dự án mật: Thảm hoạ trên cầu" (tên tiếng Anh: Project Silence) hiện đang thu hút một lượng lớn khán giả ra rạp nhờ dàn diễn viên ăn khách và niềm tin của khán giả vào dòng phim thảm họa, sinh tồn vốn "lành nghề" của những nhà làm phim Hàn Quốc. Tính đến hết ngày 21/7, phim ghi nhận khoảng 11 tỷ đồng, hiện đang vươn lên Top 1 phòng vé sau 4 ngày khởi chiếu.
Liên hoàn thảm họa kịch tính, cốt truyện gãy gọn
"Dự án mật: Thảm hoạ trên cầu" ăn khách ngay từ thể loại thu hút: thảm hoạ. Dòng phim này luôn là một trong những lựa chọn ưu tiên của khán giả, để trải nghiệm một bộ phim chiếu rạp đáp ứng các yếu tố: kỹ xảo hình ảnh, âm thanh sống động và độ dàn dựng với quy mô lớn. Đạo diễn Kim Tae-won đã tạm gác lại các câu chuyện thảm hoạ từ thiên tai, đại dịch đã dần đi vào lối mòn, thay vào đó, ông thêu dệt nên một câu chuyện khắc nghiệt hơn với liên hoàn thảm họa kịch tính.
Liên hoàn thảm hoạ gói gọn trên bối cảnh cây cầu
Phim theo chân một nhóm người bị mắc kẹt trên cây cầu phủ đầy sương mù dẫn đến sân bay quốc tế Incheon. Cây cầu đang trên bờ vực sụp đổ sau một vụ va chạm dây chuyền và cháy nổ liên tiếp. Nhóm người còn chứng kiến mình bị săn đuổi bởi bầy chó quân sự đột biến bị sổng ra trên cầu. Giờ đây, những người sống sót phải tìm cách giải cứu chính mình trước sự thờ ơ của chính phủ. Mọi diễn biến gói gọn hết vào 96 phút vừa vặn với nhịp phim gãy gọn, đầy đủ sự kịch tính nhưng cũng không thiếu yếu tố hài hước, giải trí.
Sự hiện diện đầy cảm xúc của cố diễn viên Lee Sun-kyun
Dự Án Mật: Thảm Hoạ Trên Cầu là một trong những bộ phim cuối cùng cố diễn viên Lee Sun-kyun tham gia trước khi qua đời ở tuổi 45. Để tưởng nhớ tài hoa của anh, trước khi chiếu phim khán giả sẽ được xem một đoạn video ngắn điểm lại sự nghiệp diễn xuất lừng lẫy của "ảnh đế".
Trong phim, Lee Sun-kyun vào vai ông bố đơn thân Jung-won - phó giám đốc an ninh tại Văn phòng Tổng thống. Trong lúc đưa con đến sân bay đi du học, hai bố con đã trở thành một trong những nạn nhân của thảm hoạ trên cầu. Anh thể hiện tròn trịa vai chính trung tâm, trở thành cầu nối dẫn dắt khán giả theo những bước chân sinh tồn gay cấn và hành trình chuyển hoá tâm lý đầy cảm xúc của nhân vật.
Nụ cười xót xa của cố diễn viên ở cuối phim
Không ít khán giả đặc biệt ấn tượng với nụ cười nhìn lại phía sau của cố tài tử trong phân cảnh cuối cùng. Nhiều người cho rằng đây là nụ cười tạm biệt đầy nghẹn ngào anh dành cho khán giả, khi mọi người không thể tiếp tục nhìn thấy anh trên màn ảnh rộng.
Kỹ xảo hoành tráng
Điểm cộng lớn của phim nằm ở kỹ xảo, đồ hoạ được đầu tư với công nghệ CG tiên tiến nhất điện ảnh Hàn Quốc. Phim gây ấn tượng với nhiều đại cảnh hoành tráng như vụ va chạm 100 phương tiện giao thông, trực thăng mất lái, hay cảnh cầu sập cô lập hoàn toàn giữa biển khơi,...
Nhiều khán giả sau khi xem phim xong đã tấm tắc khen ngợi kỹ xảo không thua kém gì phim Hollywood. Nhờ đó, phim tạo được niềm tin và khơi gợi được nỗi sợ hãi nơi người xem bằng những thước phim chân thực, sống động và mãn nhãn.
Thông điệp đối lập: Lòng tốt của con người và tội ác của con người
Tuy sở hữu cốt truyện đơn giản, nhưng "Dự án mật: Thảm hoạ trên cầu" vẫn kịp lồng ghép nhiều thông điệp lẫn lên án những vấn nạn đương đại đáng quan tâm. Điều đọng lại nhất ở người xem chính là cái quý giá của tình người, tình cảm gia đình trong nghịch cảnh. Qua đó, phim cũng đề cao tính cá nhân và vị thế của mỗi người trong cuộc sống, cho dù là một tài xế xe kéo xấu tính, một nữ gôn thủ cộc cằn hay gã nhà khoa học hèn nhát. Nhưng khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, mỗi người một nhiệm vụ, một thế mạnh, và họ cùng hợp sức với nhau cho mục đích sinh tồn.
Bên cạnh thông điệp tính mạng của con người là trên hết, thì sự xuất hiện của chú chó nhỏ Jodie giúp đề cao tinh thần bảo vệ động vật của con người trong hoàn cảnh khốc liệt
"Dự án mật: Thảm hoạ trên cầu" còn đặc biệt lên án con người trong vấn nạn lạm dụng động vật để biến chúng thành vũ khí chiến tranh. Trong phim, những con chó được phân loại, cấy chip vào cơ thể để theo dõi và kích hoạt tấn công mục tiêu dựa theo giọng nói con người. Và khi mọi chuyện vỡ lở, người dân chính là đối tượng hứng chịu hậu quả từ những sai lầm của chính phủ Hàn Quốc.
Đối lập với đàn chó vô tội nằm trong "Dự án mật" phi nhân tính, là hình ảnh chú chó nhỏ Jodie luôn được con người bảo vệ, bất chấp mọi hoàn cảnh nguy hiểm trên cầu. Từ đó, phim đã tạo nên hai hình ảnh trái ngược mạnh mẽ, góp phần truyền đi thông điệp nhân văn về tình yêu thương và trách nhiệm bảo vệ động vật của con người.
Dự Án Mật: Thảm Hoạ Trên Cầu đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
'Vây hãm trên không' liệu có xuất sắc như lời đồn? Có thể nói Hàn Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới trong việc xây dựng cảm xúc trong mỗi tác phẩm. Nhất là ở thể loại phim thảm họa khi mối quan hệ giữa con người với nhau và sự quả cảm, hy sinh trong nghịch cảnh được nhấn mạnh. Vây hãm trên không (Tựa gốc: Hijack 1971) là một bộ phim...